Hà Nội có 1 ngôi trường với những con đường quanh co rợp bóng cây: Bài thi không chấm điểm 10, dạy học theo nguyên tắc “nương theo trẻ”
Một trường học thì có gì? Tôi đã tự hỏi mình như vậy khi bắt đầu chuyến đi thăm trường Maya. Những câu chuyện tôi quan sát và lắng nghe được ở ngôi trường này, còn hơn cả một câu trả lời tuyệt vời.
Những bài thi không chấm điểm 10
Buổi trưa hôm đó, học sinh khối tiểu học của trường Maya có bài kiểm tra cuối học kỳ. Chắc bạn sẽ thắc mắc một giờ kiểm tra của học sinh tiểu học thì có gì để kể?
Đúng như vậy, nếu đó là một phòng học im phăng phắc với những gương mặt học sinh chăm chú đưa bút đều đều trên những trang đề thi và một giám thị lặng yên quan sát đám học trò với gương mặt nghiêm nghị như chúng ta thường thấy thì chẳng có gì đáng để kể.
Nhưng những gì tôi quan sát được ở Maya thì hoàn toàn không giống như thế. Bài kiểm tra môn học “ Kỹ năng sinh tồn” diễn ra ở sân vận động, bên trên là bầu trời, bao quanh là một màu xanh hút mắt, thênh thang, trải dài.
“Nếu mình có quên mất cách làm bài…
… thì không sao, đã có bạn mình giúp đỡ.”
Tại bàn thi thắt nút dây và dựng lều trại: ” Thầy ơi, con quên mất cách làm cái này rồi ” – một bạn học sinh vừa cố gắng tìm cách thắt nút vừa bình tĩnh nói với thầy. ” Tớ biết đấy, để tớ giúp cậu! ” – một bạn học sinh khác đang vừa hoàn thiện “bài thi” của mình vừa nói với bạn.
Tôi thấy, thầy giáo chỉ đứng quan sát và mỉm cười. Phía bên bàn thi đánh lửa và sử dụng các dụng cụ nguy hiểm, tôi nghe thấy tiếng hét lên vui sướng: ” Á, con làm được lửa cháy rồi!”.
Khu vực bàn kiểm tra kĩ năng sơ cứu với băng, gạc, thuốc xịt bỏng, thuốc sát khuẩn được bày ra để các bạn phân biệt từng loại và tìm được đúng loại thuốc cần dùng trong các tình huống giả định mà thầy cô đặt ra.
“Dù có khó khăn và vất vả…
… thì thành quả vẫn luôn đợi mình ở phía trước nếu mình kiên trì với công việc đang làm.”
Có một bàn thi rất thú vị, tôi đã đứng ở đó rất lâu, là bàn thi nhận biết các loại rau và hoa rừng. “Con biết cây này, nó có thể giúp mình cầm máu khi bị thương, nhưng con không nhớ tên thầy ơi?”, “Hoa của cây này rất đẹp, mà nó tên cũng rất đẹp, xuyến chi”, “Rau tàu bay ạ, rau này ăn được rất bổ luôn” …
Những cành hoa và rau dại bé xíu bày trên một chiếc lá chuối xanh mướt đầy cảm xúc khiến cho tôi có cảm giác bài kiểm tra này giống như một chiếc công tắc, bật mở lại bao niềm vui mà các bạn đã có trong những chuyến hành quân đáng nhớ ở trường.
“Thiên nhiên luôn mang đến cho mình những món quà tuyệt vời…
Video đang HOT
… những kỳ thi đáng yêu như này đã nhắc mình nhớ về điều đó”.
Trong tài liệu của trường Maya, chương trình Huấn luyện kỹ năng sinh tồn của học sinh được giới thiệu là “không phải chỉ để tối ưu tầm vóc và rèn luyện sức mạnh thể chất của trẻ, mà còn giúp trẻ tôi rèn ý chí, nghị lực và lòng can đảm, cũng như tinh thần vượt khó và sẵn sàng thích ứng một cách linh hoạt với những đổi thay của cuộc sống, dù có bao nhiêu khó khăn”.
Nhưng điều khiến tôi bị thuyết phục hơn cả, lại chính là cách các thầy cô giáo ghi nhận và khích lệ cả những thiếu sót và vụng về của học trò mình trong bài kiểm tra. Bởi ” mỗi học sinh sẽ được đánh giá dựa trên cả một hành trình nỗ lực của chính mình trong suốt quá trình học, chứ không chỉ là một vài khoảnh khắc mà em thể hiện qua bài thi của mình “, một thầy giáo đã chia sẻ với tôi như vậy.
Và cũng bởi, ý chí, nghị lực hay lòng can đảm của một đứa trẻ, không thể có được bằng điểm 10 của những bài kiểm tra, đó phải là thành quả của một quá trình vun đắp đầy bền bỉ, tin tưởng và bao dung mà đứa trẻ nhận được từ chính thầy cô và ngôi trường của mình.
Mỗi học sinh sẽ được đánh giá dựa trên cả một hành trình nỗ lực của chính mình trong suốt quá trình học, chứ không chỉ là một vài khoảnh khắc mà em thể hiện qua bài thi.
… và niềm hạnh phúc của sự bận rộn
Trở về nhà sau ngày đầu tiên đi học ở Maya, điều mà K. – một bạn nhỏ 10 tuổi háo hức khoe với bố mẹ là số bước chân tăng vọt quy đổi ra số km mà cô bé đã đi bộ và chạy nhảy trong một ngày ở trường, gần 15km trong 8 tiếng.
Học sinh Maya bận rộn cả ngày với các hoạt động học thuật tại lớp học, hoạt động thực hành tại các xưởng chuyên nghiệp và các hoạt động nghệ thuật, thể thao. Đường di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác là những con dốc dài quanh co, là những con đường rợp bóng tre, bóng cây. Mỗi ngày, những con đường này đều in dấu chân sáo nhảy nhót của những đứa trẻ Maya bận rộn.
Những con dốc dài nối các khu học tập, thực hành của Maya…
… lúc nào cũng rộn ràng những bước chân vui”.
Tôi có mặt ở xưởng Mỡ khi một nhóm các bạn nhỏ đang nặn gốm, một nhóm khác thì cặm cụi thêu thùa. Ở một góc tường có một tấm bảng theo dõi làm việc, đính một tờ giấy khổ lớn với nội dung là các giai đoạn của một dự án mà các bạn đang thực hiện.
Tranh thủ làm việc mọi lúc, mọi nơi để hoàn thành công việc của mình.
Trong khi các học sinh khối THCS phụ trách lên ý tưởng, phát triển, quản lý dự án; thì các học sinh khối tiểu học có thể tìm công việc phù hợp với mình để “xin việc”. Mọi công việc đều được trả lương và có cam kết rõ ràng về trách nhiệm và hiệu quả công việc, bởi vì, mọi học sinh đều được bắt đầu từ đam mê và niềm yêu thích của mình để quyết định lựa chọn hoạt động và công việc mà mình muốn làm.
Dự án may và thêu vỏ gối, dự án làm tinh dầu xả, dự án đóng kê chân học đàn… tất cả các dự án đều được triển khai dựa trên việc khảo sát, tìm hiểu kĩ càng của học sinh về thị trường và nhu cầu ở trong chính ngôi trường của mình.
“Lắng nghe điều mình muốn làm – Nhìn rõ điều mình có thể làm – Chạm thành quả của những điều mình đã làm được”, tôi nhận ra, đó chính là công thức tạo ra niềm vui, sự tự do và hạnh phúc của những đứa trẻ ở Maya.
Một trường học thì có gì? Tôi đã tự hỏi mình như vậy khi bắt đầu chuyến đi thăm trường Maya. Nếu thực sự để tâm quan sát, bằng một trái tim và tâm trí hoàn toàn hướng về đứa trẻ, chúng ta sẽ không chỉ nhìn thấy những toà nhà bề thế được thiết kế hoàn hảo, những lớp học an toàn đủ tiện nghi, những cô cậu nhóc học sinh, hay các thầy cô giáo… chúng ta còn nhìn thấy cuộc sống – một cuộc sống tôn vinh tình yêu và tự do ở trong một ngôi trường.
Đó là điều tôi nhận ra, sau chuyến thăm quan trường Maya. Hơn cả một ngôi trường, Maya là một ngôi làng, một cộng đồng mà mọi cá nhân trong cộng đồng đó tôn trọng, nương tựa lẫn nhau để trưởng thành.
Món quà tuyệt vời nhất dành cho một đứa trẻ đang lớn có lẽ là thế này: Một chỗ ngồi đủ riêng tư để phóng tầm nhìn ra thênh thang trời đất, để quan sát những chuyển động đang diễn ra xung quanh và nghĩ về điều khiến mình cảm thấy hạnh phúc.
Trường Maya nằm trong quần thể Làng Maya rộng hơn 10 héc-ta ở thôn Đồng Dâu, xã Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội. Maya là một Farm School song ngữ hoạt động theo triết lý Montessori với niềm tin rằng mỗi trẻ em đều có thiên hướng cá nhân riêng. Vì thế, hoạt động giáo dục của nhà trường được xây dựng trên nền tảng của nguyên tắc “nương theo trẻ”, để mỗi em đều có cơ hội phát triển tối ưu và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Ảnh: Gia Đoàn
Vào thẳng trường nghề, không cố thi lớp 10: Nhiều phụ huynh chuyển hướng cho con đi "đường tắt"
Trong những năm qua, hầu hết các trường trung cấp và hàng loạt trường cao đẳng đã đào tạo mô hình 9 dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.
"Thi cấp 3 căng quá, con mình lại chỉ học bình bình, gia đình muốn định hướng cho cháu học hệ song bằng vừa học kiến thức vừa học nghề, xin các phụ huynh giới thiệu những địa chỉ uy tín ạ" - đây là một trong những nội dung được quan tâm gần đây trên các hội nhóm dành cho bố mẹ có con năm nay vào lớp 10 .
Trên thực tế, lo lắng này không phải không có cơ sở. Kỳ thi vào lớp 10 năm nào cũng được đánh giá "căng hơn thi đại học". Ở Hà Nội chỉ có 62% học sinh vào trường công lập, tương tự ở TP.HCM năm nay, các trường THPT công lập trên địa bàn sẽ tuyển 70%/ 99.000 số học sinh vào lớp 10.
Trước sự cạnh tranh gay gắt này, nhận thức của phụ huynh đang dần có sự thay đổi khi không ngần ngại cho con đăng ký học nghề thay vì thi vào lớp 10 bằng mọi giá như trước đây.
Có nhiều ưu điểm khi học sinh theo đuổi hệ song bằng như thế này, có thể kể đến như rút ngắn thời gian, học sinh được "cầm tay chỉ việc", học và hành song song nên không bỏ lỡ kiến thức nhưng vẫn có một nghề "lận lưng" sau khi tốt nghiệp.
Học nghề - Con đường lập nghiệp nhanh nhất
Cho con vào thẳng trường nghề, không cố thi vào 10, đó là lựa chọn mà chị Bích Huyền, phụ huynh có con học lớp 9 tại Hà Nội lựa chọn: "Vợ chồng tôi hỏi ý kiến con và cháu cũng rất thích ngành Công nghệ thông tin, thay vì thi vào 10 thì cháu vào luôn một trường Cao đẳng nghề ở quận Đống Đa. Trường đào tạo nghề và học cấp 3 luôn. Nếu học cấp 3 thì phí học nghề sẽ giảm nhiều. Sau khi có bằng cấp 3 học thêm 1 năm liên thông để lấy bằng cao đẳng. Cả nhà thống nhất và hoàn toàn hài lòng với quyết định này".
Chị Huyền cho biết, không chỉ gia đình chị mà nhiều bạn bè có con cùng lứa tuổi cũng đã lựa chọn phương án này nếu học lực của con không quá xuất sắc nhưng có đam mê một nghề nào đó. Trên thực tế, học nghề được xem là con đường lập nghiệp nhanh nhất. Từ 2 - 3,5 năm, người học vừa có trình độ văn hóa THPT vừa có kỹ năng nghề nghiệp để tham gia thị trường lao động. Con đường học nghề dành cho học sinh hết lớp 9 nhưng không vào lớp 10 công lập rộng mở.
Có con đang theo học năm đầu tiên một trường nghề tại quận Tân Bình, TP.HCM, anh Thanh (Quận 8) cho rằng ban đầu cháu có hơi hụt hẫng vì thấy các bạn vào trường này trường nọ, có tâm lý tự ti nhưng sau một năm đã quen dần và yêu thích với chương trình học song song này.
Hiện các cháu học nghề được doanh nghiệp tuyển dụng với mức thu nhập cao ở rất nhiều ngành nghề. (Ảnh minh họa)
"Theo kế hoạch, cháu sẽ học từ 3 năm rưỡi đến 4 năm để lấy bằng cao đẳng, sau đó sẽ học thêm 1,5 năm để liên thông lên đại học. Theo tôi được biết, hiện các cháu học nghề được doanh nghiệp tuyển dụng với mức thu nhập cao ở rất nhiều ngành nghề như công nghệ ô tô, cơ điện tử, điện công nghiệp, cắt gọt kim loại, kế toán, du lịch... nên không sợ vấn đề thất nghiệp" , anh Thanh nói.
Một hiệu trưởng trường cao đẳng nghề ở TP.HCM cũng chia sẻ, hiện nay nhiều trường CĐ, trung cấp liên kết với các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho các em ngay tại doanh nghiệp đó, với mức lương từ 8 - 15 triệu đồng tùy ngành nghề, tùy doanh nghiệp.
Học nghề song song học văn hóa ở đâu?
Có rất nhiều trường trung cấp và hàng loạt trường cao đẳng đã đào tạo mô hình 9 dành cho học sinh tốt nghiệp THCS vừa học nghề vừa học văn hóa. Phụ huynh có thể tham khảo một vài địa chỉ sau:
Hà Nội:
Trường Cao Đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội
Trường Cao Đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội với 20 nghề đào tạo.
Các ngành đào tạo : Với 20 nghề đào tạo thuộc các lĩnh vực Công nghệ thông tin, Điện - Điện tử, Cơ khí, Kinh tế, Công nghệ Ô tô, Sư phạm dạy nghề.
Các hệ đào tạo: Cao đẳng nghề: 3 năm; Trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp: 2 năm; Sơ cấp nghề: 1 năm; Ngắn hạn:
Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội
Các ngành đào tạo : Kế toán doanh nghiệp; Thương mại điện tử; Thiết kế đồ hoạ; Hàn; Cắt gọt kim loại; Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện; Điện công nghiệp; Cơ điện tử; Điện tử công nghiệp; Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí; Công nghệ ô tô; Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
Chương trình đào tạo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: 3 Năm THPT, học song song Trung cấp
Giai đoạn 2: 1 năm cao đẳng
Ngoài ra, các trường như Trường Cao đẳng nghề Công nghệ công nghệ cao Hà Nội, Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội ... đều có đào tạo nhiều ngành nghề cho học sinh tốt nghiệp THCS.
TP. HCM:
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM
Với hơn 19 năm hình thành phát triển,Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến là Trường Cao đẳng công lập đào tạo 2 khối ngành kỹ thuật- kinh tế với 2 bậc học cao đẳng và trung cấp, là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. HOTEC tự hào mang đến cho sinh viên một môi trường học tập hiện đại, chuyên nghiệp và thân thiện.
Tuyển sinh năm học 2021 - 2022 của Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM.
Ở bậc học trung cấp của trường nhận học sinh tốt nghiệp THCS qua hình thức xét tuyển.
Các ngành đào tạo : Điện tử dân dụng, Công nghệ kỹ thuật nhiệt, Điện công nghiệp và dân dụng, Công nghệ may và thời trang, Tin học ứng dụng, Kế toán doanh nghiệp...
Trường Cao Đẳng Công nghệ thông tin TP.HCM
Các ngành đào tạo: Truyền thông và mạng máy tính, Công nghệ Kỹ thuật điện tử - Truyền thông, Công nghệ Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Logistics...
Ngoài ra một số trường như Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng;Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex, Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn, Cao đẳng Quốc tế TP.HCM, Viễn Đông ... và các trường trung cấp như Kỹ thuật - Công nghệ Hùng Vương, Việt Giao, Phương Nam, Bến Thành... đều có đào tạo nhiều ngành nghề cho học sinh tốt nghiệp THCS.
Đa dạng hình thức ôn tập cho học sinh lớp 9 Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là đến kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Hà Nội. Trong những ngày ôn tập trực tuyến đầy vất vả, cả thầy cô lẫn học sinh (HS) đều đang căng mình trong dạy và học với mong muốn đạt được kết quả tốt nhất. Học sinh lớp 9 miệt mài ôn tập trên online. Vừa...