Hà Nội chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng cho kỳ thi THPT quốc gia 2019
Ngày 17/6, Ban Chỉ đạo thi và tuyển sinh thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị họp rà soát công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2019.
Báo cáo tại hội nghị, ông Phạm Văn Đại – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Kì thi THPT quốc gia thành phố Hà Nội năm 2019, toàn thành phố có 125 điểm thi; 3.119 phòng thi.
Tổng số có 7.755 cán bộ, giảng viên, giáo viên tham gia công tác coi thi, trong đó, có 3.718 cán bộ, giảng viên trường Đại học; 4.037 cán bộ, giáo viên trường phổ thông. Ngoài ra còn có 1.376 nhân viên, an ninh, trật tự viên phục vụ tại các điểm thi.
Sở GD&ĐT Hà Nội đã thành lập các đoàn kiểm tra cơ sở vật chất ở các điểm thi; kiểm tra hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh; công tác in sao đề thi (Đại học Bách khoa Hà Nội), bảo vệ đề thi; tổ chức coi thi; tổ chức chấm thi…
Đồng thời, phối hợp tốt với các Sở, ban, ngành, quận, huyện thực hiện tốt các công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, điện, vệ sinh môi trường trong kỳ thi.
Tại hội nghị, Công an TP Hà Nội cho biết, để chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia 2019 trên địa bàn, ngành đã lên kế hoạch bảo đảm tuyệt đối an toàn cho kỳ thi từ khâu in sao đề thi, trật tự an toàn giao thông.
Công an thành phố đặc biệt chú ý và kiểm soát tình trạng gian lận kỳ thi. Qua rà soát, công an TP đã phát hiện 2 trang web rao bán các thiết bị gian lận như bút gắn camera, đồng hồ quét camera… tại quận Cầu Giấy và phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường xử lý kịp thời những trường hợp trên.
Lãnh đạo Công an TP cho biết sẽ thực hiện tốt công tác phối hợp với Sở GD&ĐT cùng các ngành liên quan và các địa phương bảo đảm tuyệt đối an toàn cho kỳ thi.
Cùng với việc đảm bảo an ninh, an toàn cho kỳ thi, công tác hỗ trợ thí sinh, phụ huynh tham gia kỳ thi cũng được Ban Chỉ đạo quan tâm và tập trung triển khai.
Video đang HOT
Triển khai chương trình tiếp sức mùa thi 2019, Thành đoàn Hà Nội đã hoàn thành tuyển chọn và tập huấn cho 12.000 tình nguyện viên từ 32 trường Đại học và tổ chức đoàn các cấp, trong đó, trang bị áo, mũ, thẻ tình nguyện viên.
Theo đó, tình nguyện viên trong kỳ thi năm nay tiếp tục làm tốt các nhóm nhiệm vụ: Phát quạt, nước suối miễn phí cho thí sinh và người nhà thí sinh; phân luồng giao thông, trông giữ xe miễn phí; động viên thí sinh và người nhà trước khi vào phòng thi; chở thí sinh và người nhà thí sinh miễn phí khi có yêu cầu…
Công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã được các trường Đại học và Học viện cơ bản hoàn tất theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Các trường đang tích cực phối hợp triển khai công tác lập danh sách cán bộ coi thi gửi Sở GD&ĐT đảm bảo đủ thành phần, đúng đối tượng và sẽ chủ động trong công tác coi thi…
Ghi nhận những nỗ lực trong công tác chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, ông Ngô Văn Quý- Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo thi và tuyển sinh TP- đề nghị các đơn vị tiếp tục rà soát các điều kiện tổ chức kỳ thi.
Đặc biệt, đề nghị các trường đại học tham gia phối hợp tổ chức kỳ thi THPT quốc gia trong công tác in sao đề thi; tập huấn, quán triệt quy chế thi cho cán bộ, giảng viên làm công tác coi thi bảo đảm tất cả các thành viên đều tuân thủ nghiêm túc quy định.
Đề nghị các Sở GD&ĐT cùng các đơn vị tăng cường phối hợp, hoàn tất các công tác như: An ninh trật tự tại điểm thi cũng như xung quan điểm thi; phân luồng giao thông; điện; vệ sinh môi trường; y tế với mục tiêu không để xảy ra sự cố trong kỳ thi.
“Kì thi THPT quốc gia năm nay ở Hà Nội có quy mô khá lớn, vì thế các đồng chí trong Ban chỉ đạo, sở, ngành, quận, huyện phát huy kết quả của kỳ thi trước để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” – ông Ngô Văn Quý nhấn mạnh.
Vân Anh
Theo giaoducthoidai
Bốc thăm phân công cán bộ coi thi để phòng gian lận thi THPT quốc gia
Việc giao kỳ thi THPT quốc gia cho địa phương tổ chức, dù được đánh giá là nhẹ nhàng, đỡ tốn kém cho thí sinh và gia đình, tuy nhiên nhiều ý kiến băn khoăn sẽ dễ nảy sinh gian lận. Một trong những khâu gây lo ngại là công tác coi thi.
Ba giáo viên ở Hòa Bình đã bị khởi tố vì liên quan đến việc nâng điểm thi môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Lo rủi ro khâu coi thi
Những năm qua, sau mỗi mùa thi THPT quốc gia kết thúc, vẫn xuất hiện những dư luận cho rằng xảy ra tình trạng nơi coi thi lỏng, nơi coi chặt và nghi ngờ về sự công bằng của kỳ thi.
Năm 2018, tiêu cực xảy ra trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 được phát hiện chủ yếu xảy ra ở khâu chấm thi. Vì vậy, năm 2019, Bộ GDĐT đã tập trung các giải pháp để siết chặt khâu này bằng nhiều quy định, trong đó có việc giao khâu chấm thi trắc nghiệm cho các trường đại học. Các Sở GDĐT tiếp tục phối hợp tổ chức kỳ thi tại địa phương và thực hiện khâu chấm bài thi tự luận.
Việc Bộ GDĐT "buông" chấm thi tự luận khiến nhiều ý kiến băn khoăn sẽ dễ nảy sinh gian lận. Một khâu khác cũng gây nhiều lo ngại là công tác coi thi. Liệu có xảy ra tình trạng giáo viên địa phương sẽ "nhẹ tay" với học sinh của địa phương mình?
Trao đổi về vấn đề này trong buổi thông tin báo chí vào sáng 11.5 về công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc 2019, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng (Bộ GDĐT) thừa nhận, khâu coi thi là rủi ro nhất.
Xác định như vậy, Bộ GDĐT có những giải pháp cho vấn đề này, trong đó có việc bốc thăm khách quan việc phân công phòng coi thi cho cán bộ làm nhiệm vụ.
"Trước mỗi buổi thi, trưởng điểm thi tổ chức phân công cán bộ coi thi vào các phòng thi bằng cách bốc thăm để đảm bảo khách quan. Đồng thời sẽ phân công cán bộ giám sát phòng thi theo quy định mỗi cán bộ giám sát không quá 7 phòng thi.
Quan trọng nhất là cán bộ coi thi, người giám sát có làm tròn trách nhiệm của mình không. Mỗi phòng thi có 24 em và sẽ có 2 cán bộ coi thi. Như vậy mỗi cán bộ coi thi 12 em. Bất kỳ động thái nào của thí sinh trong phòng có thể dễ dàng quan sát, hoàn toàn có thể phát hiện, ngăn chặn nếu cán bộ coi thi làm tròn trách nhiệm của mình" - ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh.
Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng Mai Văn Trinh: Khâu coi thi là rủi ro nhất.
Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng cũng cho biết, thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ tăng cường công tác tập huấn cho cán bộ tham gia các khâu của kỳ thi. Đặc biệt với các trường đại học, do không nắm rõ quy chế, năm 2018 đã xảy ra tình trạng cán bộ được phân công giám sát, thanh tra rời vị trí, tạo kẽ hở để các đối tượng thực hiện gian lận.
"Với những cán bộ vi phạm quy chế, chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm. Tôi vẫn muốn nhấn mạnh công nghệ dù đủ đầy nhưng vẫn là do con người, ý thức pháp luật của người thực hiện. Những người tham gia tổ chức thi phải làm hết trách nhiệm vì danh dự của mình và sự công bằng cho tất cả thí sinh"- Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng Mai Văn Trinh khẳng định.
Chấm kiểm tra bài Ngữ văn điểm cao để phòng gian lận
Năm 2018, ba địa phương Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, khi chấm thẩm định môn Ngữ văn đều phát hiện ra bài thi được nâng điểm, có bài được nâng tới 4,5 điểm. Có trường hợp thí sinh bị cán bộ chấm thi cộng nhầm điểm...
Về lo ngại gian lận ở khâu chấm bài thi tự luận, Bộ GDĐT cũng có những giải đáp. Ông Mai Văn Trinh cho biết, năm 2019, Bộ GDĐT có những quy định chặt chẽ việc cách ly trong khi làm phách, bảo mật số phách; thực hiện nghiêm túc việc chấm 2 vòng độc lập bài thi môn Ngữ văn.
Ngoài ra, để ngăn chặn, phát hiện gian lận, năm 2019 sẽ thực hiện chấm kiểm tra tối thiểu 5% số bài thi, trong đó các bài đạt điểm cao môn Ngữ văn sẽ phải được chọn để chấm kiểm tra.
Đồng thời, Bộ sẽ yêu cầu ráp phách thủ công ít nhất 20% số bài thi Ngữ văn; tiến hành nhập kết quả chấm tự luận theo 2 vòng độc lập. Sau đó sẽ tiến hành đối chiếu để đảm bảo không có sai sót mới cập nhật kết quả chấm thi lên hệ thống và thông báo đến thí sinh.
ĐẶNG CHUNG - HUYÊN NGUYỄN
Theo laodong
Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Nỗ lực chống gian lận Bộ GDĐT đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và công an các tỉnh tham gia ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia 2019. Đối với công tác ra đề thi, Bộ GDĐT đề nghị Bộ Công an cử cán bộ an ninh phối hợp với các bảo...