Hà Nội: Chú trọng ổn định trật tự dạy và học
Trong những ngày đầu năm học mới, ngành GD-ĐT Hà Nội đặc biệt quan tâm đến công tác ổn định trật tự dạy và học trong các nhà trường, công tác giữ gìn trật tự ATGT trong các nhà trường và giải pháp chống ùn tắc ở cổng trường.
Ảnh minh họa/ Internet.
Tại hội nghị giao ban công tác tháng 8/2019 các trường công lập trực thuộc, ông Chử Xuân Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết:
Trong tháng 9/2019, các trường cần quan tâm tổ chức dạy học, đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt chú ý đảm bảo an ninh, an toàn trường học.
Hiệu trưởng các trường cùng tập thể lãnh đạo nhà trường, các tổ chuyên môn chỉ ra những tồn tại, yếu kém để tìm ra giải pháp hữu hiệu giải quyết, trong đó quan tâm đến học sinh yếu kém, dạy đạo đức kỹ năng sống cho các em, phối hợp tốt với gia đình trong việc giáo dục các em.
Các trường cần tổ chức hội nghị công chức, viên chức đầu năm học một cách bài bản kỹ lưỡng để mọi người được góp ý kiến xây dựng nhà trường, đảm bảo quy chế dân chủ nội bộ, từ đó mọi người có ý thức chấp hành.
Video đang HOT
Đặc biệt, cần tập trung quyết toán năm 2018 và xây dựng dự toán chống xuống cấp, dự toán xây dựng cơ bản cho các nhà trường năm 2019- 2020. Khắc phục những tồn tại của công tác quyết toán năm 2018.
Trong tháng 9, các trường triển khai tháng an toàn giao thông và công tác giáo dục ATGT cho học sinh. Lưu ý không thực hiện một cách hình thức mà cần có các hoạt động thiết thực, gắn với Đoàn thanh niên và các cá nhân học sinh. Đồng thời, có các giải pháp giảm ách tắc giao thông ở cổng trường.
Sắp tới, Sở sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động giáo dục của các nhà trường trên địa bàn thành phố. Kiểm tra cụ thể, chi tiết, tìm ra những tồn tại, giúp các trường khắc phục. Đồng thời, Sở sẽ tăng cường cập nhật thông tin, phản hồi của xã hội về tình hình giáo dục của Hà Nội tới từng hiệu trưởng.
Còn tại hội nghị giao ban tháng 8 của UBND TP, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GD&ĐT yêu cầu các nhà trường thực hiện nghiêm việc công bố, công khai nguồn gốc xuất xứ, đơn vị cung cấp thực phẩm tại các trường học và mời đại diện phụ huynh tham gia giám sát, theo dõi.
UBND TP cũng yêu cầu Sở Nội vụ phối hợp với Sở GD&ĐT cùng UBND các quận huyện thị xã, Bảo hiểm xã hội TP kiểm tra, báo cáo TP chỉ đạo xử lí dứt điểm các vướng mắc liên quan trong việc tuyển dụng giáo viên hợp đồng lao động giảng dạy tại các trường công lập trên địa bàn.
Vân Anh
Theo GDTĐ
Hà Nội dành 5.200 tỷ đồng cải tạo các trường trước thềm năm học mới
Thông tin được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Chử Xuân Dũng nêu tại Hội nghị giao ban công tác tháng 8 của UBND thành phố Hà Nội diễn ra sáng nay, 3/9.
Hà Nội giành 5.200 tỷ đồng để cải tạo các trường trước thềm năm học mới
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, thành phố đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ năm học mới. Cụ thể, trong năm học này, Thành phố có 2.746 trường học các cấp với gần 3 triệu học sinh, tăng 40.000 học sinh so với năm học trước. Trong đó có 67 trường học các cấp xây dựng mới (34 trường thành lập mới) với tổng kinh phí khoảng 3.900 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, toàn Thành phố đã cải tạo 407 trường học các cấp với tổng số tiền 5.200 tỷ đồng; mua sắm các trang thiết bị chuẩn bị cho năm học với tổng số tiền hơn 745 tỷ đồng.
Đặc biệt, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tổng kết năm học 2018 - 2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 với 8 nhiệm vụ, giải pháp căn bản, trong đó vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn y tế trường học được chú trọng. Sở yêu cầu các trường nghiêm túc rà soát, bổ sung các khâu quản lý cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh, nhất là việc đưa đón trẻ đến trường.
Theo kế hoạch, lễ khai giảng năm học 2019 - 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức đồng loạt vào sáng 5/9/2019 (từ 7h30 đến 8h30).
Trước đó, cách đây ít ngày, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố danh sách 25 trường có 100% vốn đầu tư nước ngoài và 39 trường tư thục giảng dạy chương trình nước ngoài.
Tính đến tháng 8/2019, 14 trường mầm non và 11 trường phổ thông có 100% vốn nước ngoài đã đăng ký hoạt động với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. 3 trường mầm non có vốn đầu tư Việt Nam và nước ngoài.
Danh sách 14 trường mầm non 100% vốn đầu tư nước ngoài và 3 trường có vốn đầu tư Việt Nam và nước ngoài
Một số trường như UNIS, Alexandre Yersin, HIS, Nhật Bản... được thành lập bởi liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Ngoại giao, đang làm thủ tục đăng ký hoạt động với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội theo quy định của Nghị định 86.
Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng thông tin về 2 loại hình trường tư thục khác đang hoạt động trên địa bàn Thành phố. Một là các trường có vốn đầu tư Việt Nam nhưng đăng ký với các tổ chức quốc tế để trở thành trường dạy chương trình quốc tế. Những trường này được tổ chức quốc tế công nhận và cấp phép trở thành trường thành viên tại Việt Nam.
Ngoài ra, các trường tư thục có giảng dạy một số môn theo chương trình nước ngoài, tích hợp với chương trình nước ngoài, được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và cấp phép. Cụ thể, tại Hà Nội có 24 trường phổ thông và 15 trường mầm non đang hoạt động theo 2 hình thức trên.
Thu Trang
Theo baodautu
Giáo dục Hà Nội: Quyết chấm dứt lạm thu Trước thềm năm học mới 2019 - 2020, ngành GD-ĐT Hà Nội thể hiện quyết tâm ngăn chặn hiện tượng lạm thu bằng việc tăng trách nhiệm, tăng chế tài để xử lý nghiêm sai phạm. Ngày khai trường của cô trò Trường TH Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: Đức Chiêm Năm học 2019 - 2020, Hà Nội tăng học phí...