Hà Nội chờ ý kiến Bộ Nội vụ để xét tuyển đặc biệt viên chức giáo dục
Kì thi tuyển, xét tuyển viên chức giáo dục năm 2019 của TP Hà Nội sẽ vẫn diễn ra theo kế hoạch. Hà Nội sẽ xin ý kiến Bộ Nội vụ để thống nhất thực hiện việc xét tuyển đặc biệt viên chức giáo dục.
Kì thi tuyển, xét tuyển viên chức giáo dục năm 2019 của TP Hà Nội sẽ vẫn diễn ra theo kế hoạch
Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung tại Hội nghị giao ban trực tuyến UBND TP quý III/2019 giữa Lãnh đạo UBND TP với lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã về kiểm điểm kết quả công tác chỉ đạo, điều hành 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng công tác cuối năm 2019.
Về công tác cán bộ, TP giao Sở Nội vụ tiếp tục thực hiện Kế hoạch thi tuyển, xét tuyển viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội năm 2019 theo đúng quy định. Về việc xét tuyển đặc biệt viên chức giáo dục, giao Sở Nội vụ báo cáo, xin ý kiến Bộ Nội vụ để thống nhất thực hiện.
Video đang HOT
Về phía các quận, huyện, UBND TP đề nghị các đơn vị rà soát, yêu cầu các giáo viên tự đối chiếu các tiêu chuẩn, điều kiện của mình với Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ và tiêu chuẩn TP đã hướng dẫn; trên cơ sở đó tập hợp gửi Sở Nội vụ báo cáo UBND TP chỉ đạo giải quyết dứt điểm trong năm 2019.
Như vậy, kì thi tuyển, xét tuyển viên chức giáo dục năm 2019 của TP Hà Nội vẫn sẽ diễn ra và không có ưu đãi dành cho các GV hợp đồng lâu năm. Việc xét tuyển đặc biệt viên chức giáo dục (nếu có) sẽ được thực hiện thế nào khi TP đã tuyển đủ số giáo viên trong chỉ tiêu tuyển dụng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Trước đó, tại hội nghị giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Đình Hoa – Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội đã khẳng định, toàn thành phố không có trường hợp nào đủ điều kiện để xét tuyển đặc biệt vào viên chức theo quy định tại khoản 7, điều 2, nghị định 161.
Qua rà soát, UBND các quận, huyện, thị xã đều khẳng định, mặc dù các trường hợp giáo viên có thời hạn lao động hợp đồng 5 năm trở lên nhưng đều là lao động hợp đồng trong các cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ bảo đảm chi thường xuyên. Có một số giáo viên hợp đồng đang giảng dạy tại các trường THPT ngoài công lập nhưng lại không đảm bảo yêu cầu vị trí việc làm.
Tuy vậy, tại công văn số 9028-CV/VPTW ngày 11/3/2019 của Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đồng ý cho phép các địa phương thực hiện xét đặc cách đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động từ năm 2015 trở về trước trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Quy trình xét đặc cách thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý viên chức.
Giải thích thêm về công văn 9028, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết: Tinh thần chung là những giáo viên đang làm hợp đồng lao động, đã kí hợp đồng lao động từ ngày 31/12/2015 trở về trước, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được xem xét tuyển dụng. UBND tỉnh, thành phố xem xét tuyển dụng đặc cách, không qua thi, không theo Nghị định 161. Bộ Nội vụ sẽ sớm có văn bản chỉ đạo các địa phương để thống nhất thực hiện theo các văn bản đã ban hành của Bộ chính trị và Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay, Hà Nội có 68.282 biên chế giáo viên, thiếu 12.530 biên chế so với nhu cầu. Có tổng số 8.394 giáo viên hợp đồng đang giảng dạy. Trong đó, số giáo viên có thời gian hợp đồng dưới 5 năm là 5.664 người; số giáo viên có thời gian hợp đồng lao động liên tục từ 5 năm đến 19 năm là 2.730 người.
Năm 2019, Hà Nội có 11.182 chỉ tiêu viên chức giáo dục (10.949 chỉ tiêu giáo viên, 233 chỉ tiêu nhân viên). Vị trí giáo viên THCS hạng ba có 3.546 chỉ tiêu. Vị trí giáo viên tiểu học, mầm non hạng 4 có 7.443 chỉ tiêu.
Vân Anh
Theo GDTĐ
Quy định mới về tuyển dụng CCVC có áp dụng cho giáo viên?
Ông Lưu Tấn Tỵ (Ninh Thuận) hỏi, Thông tư 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, có áp dụng trong xét tuyển giáo viên không?
Về vấn đề này, Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận trả lời như sau:
Về phạm vi, đối tượng áp dụng Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 của Bộ Nội vụ, bao gồm đối tượng là công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Đối chiếu quy định tại Điều 2, Điều 9 Luật Viên chức và quy định tại Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, theo đó, giáo viên trong các cơ sở giáo dục và đào tạo do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, được xác định là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, trường hợp xét tuyển giáo viên trong các cơ sở giáo dục và đào tạo do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, được áp dụng thực hiện theo Thông tư số 03/2019/TT-BNV.
Theo chinhphu.vn
Hà Nội nói lý do không có giáo viên hợp đồng nào được xét tuyển đặc cách Ông Nguyễn Đình Hoa - Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội đã trả lời tường tận về lý do không có giáo viên hợp đồng nào của Hà Nội được xét tuyển đặc cách. Tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội ngày 1/10, các nhà báo đã đặt câu hỏi tại họp báo định kỳ cung cấp thông...