Hà Nội cảnh báo việc giả mạo chỉnh sửa thông tin tuyển sinh trực tuyến
Hà Nội bắt đầu tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1 năm học 2018 – 2019 và lên tiếng cảnh bảo về hiện tượng giả mạo để làm dịch vụ chỉnh sửa thông tin.
Hệ thống tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1 năm học 2018 – 2019 ở Hà Nội chính thức hoạt động từ ngày 1.7 – ẢNH T.N
Thông tin từ Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội cho biết, tính đến 20 giờ ngày 1.7, đã có 64.424 hồ sơ đăng ký thành công (chiếm 50,1% số chỉ tiêu tuyển sinh trực tuyến).
Có những hồ sơ đăng ký thành công ngay khi hệ thống khởi động, như hồ sơ có mã dịch vụ 1 cửa OS20180701000001 và mã tuyển sinh AR20180701000001 đăng ký thành công vào Trường tiểu học Dịch Vọng A (quận Cầu Giấy) lúc 0 giờ ngày 1.7, thời gian thao tác của cha mẹ học sinh mất 20 giây. Hồ sơ có mã dịch vụ 1 cửa OS20180701000002 và mã tuyển sinh AR20180701000002 đăng ký thành công vào Trường tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình) lúc 0 giờ ngày 1.7, thời gian thao tác của phụ huynh mất 28 giây.
Ngày đầu tiên bộ phận quản trị phát hiện ra hiện tượng giả mạo để làm dịch vụ chỉnh sửa thông tin cho cha mẹ học sinh. Do vậy, Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội đề nghị phụ huynh lưu ý, việc chỉnh sửa thông tin phải được thực hiện trực tiếp ở trường, các nơi khác không thể chỉnh sửa thông tin của học sinh đăng ký tuyển sinh.
“Hiện tượng giả mạo trên có dấu hiệu thu thập thông tin cá nhân của học sinh và cha mẹ học sinh nên quý phụ huynh cần cảnh giác”, thông báo của Sở này nêu.
Trước đó, Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội đã tổ chức 2 đợt thử nghiệm diện rộng toàn thành phố với đối tượng chính là các bậc phụ huynh. Các thủ tục để đăng ký xét tuyển theo hình thức trực tuyến đã được thử nghiệm thành công, trơn tru và dễ thao tác. Các bậc phụ huynh chỉ cần làm theo đúng hướng dẫn và có thể yên tâm rằng, hồ sơ nộp sẽ tới đúng địa chỉ và trong khi làm thủ tục đều có phản hồi, xác nhận từ phía nhà trường.
Video đang HOT
Tổ hỗ trợ kỹ thuật cũng lưu ý với phụ huynh: khi cần cấp lại mật khẩu thì liên hệ với trường nơi học sinh được cấp mã (học sinh học cuối cấp năm học 2017 – 2018) và phải đọc đúng thông tin cá nhân như đã khai trên hệ thống mới được cấp mật khẩu.
Tránh nhầm lẫn giữa số 0 và chữ o trong mật khẩu; nhất thiết phải khai báo thông tin cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh mới được đăng ký tuyển sinh.
Ngoài ra, Sở này cũng cho hay email kết quả có thể chưa tiếp nhận được do hàng đợi trên internet, nhưng sẽ tiếp nhận được trong thời gian tuyển sinh.
Theo thanhnien.vn
Phó chánh thanh tra sở 54 tuổi đi thi tốt nghiệp THPT
Ông Mai Xuân Khiêm, 54 tuổi, Phó chánh thanh tra sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai có tên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018.
Ảnh minh họa
Ngày 26-6, phòng Khảo thí, sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai cho biết trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018, trên địa bàn có 5 thí sinh trên 53 tuổi. Trong đó có trường hợp ông Mai Xuân Khiêm, 54 tuổi, trú tại P. Yên Đỗ, TP. Pleiku, Gia Lai.
"Hồ sơ đăng ký dự thi của ông Khiêm thể hiện chưa tốt nghiệp THPT nên kỳ thi này ông thi để xét điểm công nhận tốt nghiệp THPT tại điểm trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, huyện Ia Grai", một cán bộ phòng Khảo thí, sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai nói.
"Trong hồ sơ chỉ thể hiện ông Khiêm hoàn thành chương trình cấp THPT năm 1989 tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Thí sinh này không có điểm trung bình lớp 12, xếp loại học lực trung bình và hạnh kiểm tốt" - cán bộ này cho biết thêm.
Liên quan đến cá nhân ông Khiêm, một cán bộ sở Nội vụ tỉnh Gia Lai cho biết, ông này hiện đang giữ chức phó chánh Thanh tra sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai.
Bà Trần Thị Hoài Thanh - Giám đốc sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai cũng xác nhận ông Khiêm đang giữ chức Phó chánh Thanh tra.
"Còn việc ông Khiêm đi thi tôi không rõ, cái này tôi sẽ cho nhân viên hỏi lại", bà Thanh nói.
Thầy Lê Duy Định, Phó Giám đốc sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai cho biết trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 có nhiều thí sinh lớn tuổi. Trong đó có nhiều người đã đi làm trong cơ quan nhà nước nhưng vẫn chưa có bằng tốt nghiệp THPT.
Theo thầy Định, "việc thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT vẫn được học lên vì trước đây những người này sau khi tốt nghiệp THCS sau đó học nghề ở các trường Trung học chuyên nghiệp đào tạo nghề".
"Trước đây việc đào tạo cho phép các trường hợp THCS học trung cấp mầm non, sau khi tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp thi học liên thông lên cao đẳng, đại học..." - thầy Định nói.
Trao đổi với PV qua điện thoại, ông Khiêm xác nhận mình đang đi thi đồng thời cho biết: trước đây ông học chương trình 9 3 (hệ 3 năm), sau đó học bổ túc. Theo quy định của Bộ Giáo dục quy định bằng này thay thế đúng luật và đảm bảo công tác bình thường.
Vừa qua, Tỉnh uỷ Gia Lai có văn bản chỉ đạo yêu cầu bổ sung bằng cấp nên ông cố gắng "cày" để thi.
"Tôi sắp nghỉ hưu rồi, cũng cố gắng hoàn thiện thôi chứ đâu phải vì chức nọ chức kia", ông Khiêm phân trần.
Ông Lê Duy Định - Phó Giám đốc sở GDĐT tỉnh Gia Lai cho biết trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 có nhiều thí sinh lớn tuổi. Trong đó có nhiều người đã đi làm trong cơ quan nhà nước nhưng vẫn chưa có bằng tốt nghiệp THPT.
Theo thầy Định: "Nhiều trường hợp trước đây học ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên, học sinh học bổ túc trong trường nghề, hệ đào tạo này vẫn đảm bảo theo quy định của Bộ GDĐT.
Một trường hợp khác là thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT vẫn được học lên là vì trước đây những người này sau khi tốt nghiệm THCS sau đó học nghề ở các trường Trung học chuyên nghiệp đào tạo nghề.
Ví dụ, trước đây việc đào tạo cho phép các trường hợp THCS học trung cấp nghề, sau khi tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp học liên thông lên lên hệ cao đẳng, đại học... trong khi đó vẫn chưa có bằng tốt nghiệp THPT".
Theo tuoitre.vn
Vụ "ép" trường ký hợp đồng doanh nghiệp cung cấp suất ăn: Sẽ tổ chức đối thoại với phụ huynh Xung quanh vụ "Phòng Giáo dục "ép" trường ký hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp suất ăn học sinh" xảy ra tại trường Tiểu học Hùng Vương (phường 6, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), lãnh đạo trường này cho biết sẽ tổ chức đối thoại với phụ huynh. Ông Lâm Văn Hải - Hiệu trưởng trường Tiểu học Hùng Vương cho...