Hà Nội: Cán bộ khuyến nông học trồng rau VietGAP
“Trong những năm gần đây Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tăng cường hợp tác với nhiều doanh nghiệp và tổ chức quốc tế tham gia chương đào tạo khuyến nông để nâng cao hiệu quả chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp” – ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nói.
Sáng 14/12, tại Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Quỹ Phát triển Nông nghiệp bền vững Syngenta đã khai mạc khóa tập huấn hướng dẫn đào tạo về sản xuất rau an toàn theo VietGAP cho 30 cán bộ chuyển giao khuyến nông 12 tỉnh vùng miền núi phía Bắc.
Theo ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khóa học diễn ra trong 03 ngày từ ngày 14-16/12/2020.
Trong chương trình đào tạo, học viên sẽ thực hành 1/2 thời gian khóa học thực hành sản xuất rau an toàn theo VietGAP tại HTX Tiền Lệ (Tiền Yên, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội).
Ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại buổi khai mạc khóa tập huấn hướng dẫn đào tạo về sản xuất rau an toàn theo VietGAP cho 30 cán bộ chuyển giao khuyến nông 12 tỉnh vùng miền núi phía Bắc.
Cũng theo ông Thanh, mục tiêu khóa tập huấn là đào tạo giảng viên khuyến nông về phương pháp đào tạo và kỹ năng thực hành về sản xuất rau an toàn đồng thời giúp học viên sử dụng thành thạo tài liệu tập huấn để tổ chức tập huấn, chỉ đạo sản xuất rau an toàn theo VietGAP tại địa phương.
Theo đó, nội dung được các chuyên gia đầu ngành giảng tại khóa tập huấn: Chuyên đề 1: Nước và các yếu tố môi trường khác liên quan đến sản xuất rau VietGAP; chuyên đề 2: Đất và phân bón liên quan đến sản xuất rau VietGAP; chuyên đề 3: Sâu hại và thiên địch quan trọng trên rau, biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM trên rau VietGAP; chuyên đề 4: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả theo 4 đúng; chuyên đề 5: Khái niệm và các văn bản liên quan đến sản xuất rau VietGAP.
Video đang HOT
Ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát tài liệu cho các học viên.
Tại khóa đào tạo này, tài liệu tập huấn do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Quỹ phát triển Nông nghiệp bền vững Syngenta biên soạn, bộ tài liệu được xây dựng dựa vào các văn bản quy định về VietGAP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành.
Tài liệu đã được giảng thử nghiệm, biên tập phù hợp với thực tiễn sản xuất, tại khóa học này, học viên đã được nhận tài liệu để sử dụng lâu dài tại địa phương sau khi kết thúc khóa học.
30 học viên chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Quỹ Phát triển Nông nghiệp bền vững Syngenta.
Trong những năm gần đây, công tác đào tạo huấn luyện khuyến nông đã được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia không ngừng được đổi mới cả về nội dung và phương pháp để đáp ứng nhu cầu mới trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Bên cạnh đó, việc tăng cường hợp tác PPP để huy động nguồn lực đầu tư khuyến nông, trong đó đầu tư vào đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân là một trong những nội dung ưu tiên. Hợp tác Quỹ Phát triển Nông nghiệp bền vững Syngenta, Công ty Bayer, Tập đoàn Lộc Trời… trong sản xuất nông nghiệp theo VieGAP, cấp chứng chỉ nguồn gốc, liên kết sản xuất đã nâng cao hiệu quả rõ rệt sản xuất kinh doanh người nông dân vùng dự án.
Cứ tưởng tôm càng xanh chỉ nuôi ở miền Tây, đưa về Bắc Giang nuôi cũng lớn nhanh, to khoẻ
Lâu nay nhiều người vẫn tưởng con tôm càng xanh chỉ phù hợp nuôi ở miền Tây và một số tỉnh từ Nha Trang trở vào. Nhưng thật bất ngờ, loài tôm này có thể nuôi thành công cả ở các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc.
Trong đó, năm 2019 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Giang đã xây dựng thành công 3 mô hình nuôi tôm càng xanh. Quy mô 3 mô hình khoảng 10.000 con tôm càng xanh trên tổng diện tích 1ha ở xã Đồng Phúc, huyện Yên Dũng.
Thử nghiệm nuôi tôm càng xanh
Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, được đánh giá có tiềm năng và lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, với tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản là hơn 23.000ha. Tuy nhiên đến năm 2019, toàn tỉnh mới có hơn 12.450ha diện tích mặt nước được đưa vào nuôi thủy sản.
Cán bộ khuyến nông kiểm tra mô hình nuôi tôm càng xanh tại xã Đồng Phúc (Yên Dũng, Bắc Giang). Ảnh: Trần Oanh
Trước nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường, ngoài các đối tượng thủy sản nuôi truyền thống, ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đã nghiên cứu, đưa vào nuôi thử nghiệm một số đối tượng thủy sản mới theo hướng thâm canh, trong đó có con tôm càng xanh. Loài tôm này sống và phát triển chủ yếu trong môi trường nước ngọt, có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước cá thể lớn, thịt thơm ngon, là mặt hàng có giá trị kinh tế cao, có thể tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Theo đó, từ tháng 5/2019, Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang phối hợp Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Yên Dũng triển khai xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh với quy mô 1ha, 3 hộ tham gia.
Chị Trần Thị Oanh - cán bộ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bắc Giang cho biết, mục tiêu của mô hình là đưa tiến bộ khoa học, đối tượng mới vào nuôi trên địa bàn tỉnh nhằm bổ sung cơ cấu giống nuôi thủy sản, qua đó nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho bà con.
Theo đó, các hộ tham gia mô hình phải có ao nuôi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, cam kết thực hiện đúng quy trình kỹ thuật mô hình đề ra, cam kết đối ứng thức ăn, sử dụng hóa chất phù hợp... Con giống cung cấp cho mô hình đảm bảo khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, không mang mầm bệnh, do Công ty TNHH Phúc Hà (huyện An Lão, TP.Hải Phòng) cung cấp. Phía Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ 35% chi phí thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý ao nuôi và con giống.
Trước khi triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông quốc gia cũng đã phối hợp Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang tổ chức tập huấn bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa. Học viên gồm 30 cán bộ khuyến nông và các hộ nông dân nuôi trồng thủy sản tiêu biểu tại các huyện Yên Dũng, Lạng Giang, Tân Yên, TP.Bắc Giang.
Theo chị Oanh, về điều kiện ao nuôi tại các mô hình phải đạt diện tích từ 2.000 - 6.000m2, độ sâu 1,2 - 2m, thả chà (tàu dừa, que dào bó thành bó) được cắm thành từng cụm trong ao để làm nơi trú ẩn cho tôm. Diện tích chà chiếm từ 10-20%, chà được bố trí giữa ao.
Trước khi thả tôm, ao nuôi được tháo cạn, dọn sạch bờ cỏ, tu sửa bờ và đăng cống, vét bớt bùn đáy. Các hộ nuôi được hướng dẫn dùng vôi bột với liều lượng từ 7-10kg/100m2 ao, vôi được rải đều khắp mặt ao, chỗ đọng nhiều nước hoặc lầy bùn phải rắc nhiều vôi hơn. Phơi đáy ao từ 5 - 7 ngày để tiêu diệt cá tạp còn sót lại và tiêu diệt những mầm bệnh trong ao.
Khi lấy nước vào ao, cần dùng lưới có kích thước mắt lưới từ 0,5 - 1mm để lọc nước, đề phòng địch hại theo nước vào ao. Ban đầu lấy 50cm nước, sau 5 ngày ổn định môi trường nước thì thả tôm và trong tuần đầu dâng nước lên đến mức nước 1,0 - 1,5m.
Giống tôm thả nuôi đảm bảo khỏe mạnh, không bị dị hình, không mắc bệnh, kích cỡ đồng đều. Mật độ thả nuôi 15 con/m2. Cỡ tôm giống trung bình 2cm.
Lãi 155 triệu đồng sau 5 tháng nuôi
Theo Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang, sau 5 tháng triển khai, mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh có tỷ lệ sống trung bình khoảng 60%; trọng lượng trung bình mỗi con đạt 26,6gram. Sản lượng ước đạt 2,7 tấn tôm.
Qua kết quả nuôi tại các hộ tham gia mô hình cho thấy, con tôm càng xanh rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Tuy nhiên việc quản lý, chăm sóc ao nuôi đòi hỏi kỹ thuật cao hơn nuôi cá, các hộ lần đầu tiên nuôi chưa có kinh nghiệm nên việc chăm sóc ao tôm chưa đảm bảo, dẫn đến tỷ lệ sống còn thấp. Điều này đã làm ảnh hưởng đến năng suất, cũng như hiệu quả kinh tế của mô hình.
Với giá tôm càng xanh thương phẩm ngoài thị trường mua buôn (kích cỡ 30 - 40 con/kg) ở mức 200.000 đồng/kg thì tổng doanh thu của mô hình đạt 540 triệu đồng. Như vậy, sau 5-6 tháng nuôi, 1ha tôm càng xanh cho thu lãi khoảng 155,84 triệu đồng.
Theo Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang, trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật mô hình nuôi thâm canh tôm càng xanh đã cho thấy mô hình phù hợp với điều kiện địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Do đó, chị Oanh cũng cho biết, trong năm nay Trung tâm tiếp tục triển khai và phổ biến mô hình để bà con nông dân có thể tham khảo, học tập.
Theo một số tài liệu khoa học, con tôm càng xanh phân bố ở tất cả các thủy vực nước ngọt (đầm, ao, sông, rạch, ruộng lúa...) và kể cả ở vùng nưóc lợ cửa sông. Trên thế giới tôm phân bố ở khu hệ ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố chủ yếu các tỉnh Nam Bộ, đặc biệt là các vùng nước ngọt và vùng cửa sông ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Hoà Bình: Tìm giải pháp phát triển chăn nuôi gà thịt theo hướng sản phẩm OCOP Đó là chủ đề diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức mới đây, với sự tham dự của đại diện Cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên cùng một số doanh nghiệp, HTX và 140...