Hà Nội cam kết hết cảnh trắng đêm nộp đơn vào lớp 1
Lãnh đạo Sở GD – ĐT Hà Nội nhấn mạnh sẽ chấn chỉnh vấn đề tuyển sinh đầu cấp, đặc biệt là vào lớp 1 để không còn cảnh xếp hàng trắng đêm nộp hồ sơ.
Theo thống kê của Sở GD – ĐT Hà Nội, so với năm học 2012-2013, các bậc học đều tăng số lượng học sinh, trong đó phải kể đến bậc mầm non tăng nhiều nhất khoảng 35.000 trẻ, còn học sinh vào lớp 1 năm nay khoảng 125.000 học sinh tăng 11.000 trẻ. Tuy nhiên, ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc sở GD – ĐT Hà Nội lại nhấn mạnh sẽ không để tình trạng xếp hàng qua đêm để tuyển sinh diễn ra như các năm trước.
Phụ huynh trắng đêm nộp hồ sơ cho con vào lớp 1 ở trường Thực nghiệm Hà Nội.
Để thực hiện được điều đó, lãnh Sở GD – ĐT Hà Nội chỉ đạo các trường học phối hợp với UBND các phường, xã thực hiện tốt công tác điều tra số trẻ ở từng độ tuổi tuyển sinh trên địa bàn, đảm bảo số liệu chính xác để phân tuyến hợp lý. Trong đó, việc điều tra số lượng trẻ vào lớp 1 được đánh giá là khâu quan trọng nhất, và cần phải rà soát kỹ lưỡng, kể cả những trẻ có hộ khẩu KT3. Khi đã có con số chính xác thì việc phân tuyến tuyển sinh mới đảm bảo hợp lý.
Ngoài ra, các địa phương cần đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh, kiên quyết không để xảy ra hiện tượng quá tải ở một số trường, trong khi ở một số trường khác tuyển không đủ chỉ tiêu. Đây là hiện tượng nhức nhối đã xảy ra vào các mùa tuyển sinh đầu cấp nhiều năm gần đây.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cũng nhấn mạnh việc tuyển sinh trước hết phải đảm bảo các cháu phải có đủ chỗ học dù là trường công hay trường tư. Đặc biệt cần xác định số lượng 11.000 học sinh vàolớp 1 tăng lên so với năm trước là nằm ở quận huyện nào để có giải pháp cụ thể.
Video đang HOT
Lãnh đạo Sở GD – ĐT Hà Nội cho biết, năm nay việc tuyển sinh vào mầm non, lớp 1 và lớp 6 vẫn theo phương thức xét tuyển, theo tuyến tuyển sinh do UBND quận, huyện thị xã quy định. Cụ thể, Chủ tịch UBND các quận/huyện phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và UBND thành phố về công tác tuyển sinh của mình.
Về vấn đề này, bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho rằng quan trọng vẫn là có phương án phân tuyến phù hợp. Cụ thể, tại quận Hoàn Kiếm rất khó khăn về chỗ học. Cả quận chỉ duy nhất ngành học mầm non có 19 trường/19 phường, còn lại tiểu học chỉ có 13 trường, THCS có 7 trường. “Áp lực trái tuyến với quận Hoàn Kiếm rất căng thẳng, nhưng với việc phân tuyến hợp lý quận vẫn đảm bảo để không tăng sĩ số học sinh mà vẫn đảm bảo yêu cầu của người học”, bà Lan nhận định.
Năm nay, Sở GD – ĐT Hà Nội vẫn thực hiện hiệu quả chủ trương Ba tăng, ba giảm (ba tăng: tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng công tác tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học; ba giảm: giảm số học sinh trái tuyến, giảm số học sinh trên một lớp, giảm số lớp đối với những trường có số lớp quá lớn).
Thành phố cũng sẵn sàng cấp kinh phí để bổ sung thêm phòng, thêm lớp học để đáp ứng được số lượng học sinh tăng lên nhưng cần dựa trên sự rà soát, điều tra độ tuổi chính xác của trẻ.
Dự kiến thời gian tuyển sinh ở Hà Nội vẫn bắt đầu từ ngày 1/7 đến ngày 15/7. Sau khi đã nhận đủ số trẻ trong độ tuổi, số học sinh theo tuyến tuyển sinh, nếu còn chỉ tiêu, các trường có thể tiếp nhận trẻ hoặc học sinh cho đủ chỉ tiêu được giao, chậm nhất đến ngày 20/7 phải hoàn thành công tác tuyển sinh.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Quá tải vì "heo vàng"
Chưa có thống kê chính thức từ cơ sở nhưng mùa tuyển sinh đầu cấp năm nay ở TPHCM, nhiều trường tiểu học lo quá tải vì số trẻ vào lớp 1 tăng đột biến do đây là năm lứa tuổi "heo vàng" (những trẻ sinh năm 2007) đến tuổi vào lớp 1.
Lãnh đạo nhiều phòng GD-ĐT cho biết riêng số trẻ đã hoàn thành phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi thuộc diện phải gọi hết ra lớp 1 đã rất đông: hơn 100.000 em. Nhiều quận có số trẻ tăng đột biến do người nhập cư tăng cao, trong khi số trường lớp lại không tăng thêm bao nhiêu. Việc chạy vào các trường điểm cũng hứa hẹn nhiều căng thẳng.
Áp lực dân nhập cư
Căng thẳng nhất phải kể đến các trường tiểu học thuộc các quận 7, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân - những nơi có số dân nhập cư đông. Theo ông Tạ Tân, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Phú, năm nào quận cũng gặp biến động về số trẻ do đặc thù là quận có số dân nhập cư tăng hằng năm.
"Dự kiến, năm nay sẽ có 6.500 - 7.000 trẻ trong độ tuổi vào lớp 1. Năm nào, sĩ số các trường tiểu học cũng đông, nhất là năm nay, số trẻ sinh năm 2007 đến tuổi vào lớp 1. Cũng may là năm nay quận có thêm 2 trường tiểu học mới là Tân Hóa và Tân Thới" - ông Tân cho biết.
Trong giờ học của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận 10 - TPHCM.
Theo thống kê, năm nay, nhiều quận, huyện có số trẻ "heo vàng" ra lớp 1 tăng đột biến. Năm trước, ở quận Bình Thạnh chỉ khoảng hơn 4.500 trẻ thì năm nay tăng tới hơn 5.500 trẻ. Tại quận 5, số trẻ mầm non ra lớp 1 năm trước khoảng 1.900 trẻ thì năm nay tăng lên hơn 2.000 trẻ. Theo lãnh đạo một phòng GD-ĐT, đó là chưa tính đến tình trạng mất cân đối giữa số trẻ lớp 5 ra trường với số trẻ sẽ vào lớp 1.
Điển hình như trên địa bàn phường Hiệp Bình Chánh, Trường Tiểu học Bình Triệu (quận Thủ Đức) mỗi năm chỉ có khả năng tiếp nhận từ 400-500 trẻ, dù số trẻ ra lớp 1 hằng năm ở phường này dao động từ 700-800 trẻ. Theo ban giám hiệu nhà trường, năm nay trường chỉ có 7 lớp 5 ra trường, trong khi theo dự kiến có thể phải nhận đến 9 lớp 1.
Quá tải trường điểm
Ông Hà Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (quận 7), cho biết: "Mỗi năm, trường có khả năng tiếp nhận 7-8 lớp 1 với sĩ số trung bình khoảng 40-45 học sinh/lớp nhưng năm nay, dự kiến sẽ tăng thêm nhiều do lứa tuổi "heo vàng" đến trường, cộng thêm tâm lý của phụ huynh muốn gửi con vào nơi họ thấy an tâm, khiến việc tuyển sinh ở các trường điểm trở nên căng thẳng. Chưa kể đến thời điểm tuyển sinh chính thức sẽ phát sinh số trẻ mới chuyển hộ khẩu về địa bàn".
Nếu chia đều, các trường tiểu học của quận 5 có khả năng tiếp nhận hơn 2.000 học sinh trong độ tuổi vào lớp 1 với sĩ số trung bình 35 học sinh/lớp. Tuy nhiên, bà Võ Ngọc Thu, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 5, cho biết: "Sẽ có tình trạng quá tải vào các trường điểm do tâm lý, thói quen, suy nghĩ của phụ huynh tín nhiệm trường này, trường kia. Vì vậy, có trường tuyển không được, có trường lại quá tải dù hiện nay khoảng cách giữa các trường đã được rút ngắn, nhiều trường đã được cải tạo, nâng cấp về cơ sở vật chất, giáo viên cũng được điều động giữa các trường với nhau".
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Phòng GD-ĐT quận 3, cho rằng tuy dân số ổn định hơn khu vực ngoại thành nhưng các quận nội thành lại gặp áp lực cao hơn về tuyển sinh vào các trường điểm, lớp chọn. "Tại quận 3, khả năng tiếp nhận số trẻ vào lớp 1 hằng năm còn dư, thậm chí có thể nhận trẻ ở những quận khác.
Do năm nay số trẻ dự kiến vào lớp 1 tăng nên quận sẽ giảm áp lực tuyển sinh bằng cách không nhận trẻ ở quận khác, trừ một số trường hợp như có ba, mẹ làm gần trường, có lý do hợp lý và trường đó còn khả năng tiếp nhận thì chúng tôi sẽ nhận. Tuy vậy, áp lực vào các trường điểm chắc chắn sẽ vẫn như mọi năm. Để hạn chế, quận 3 sẽ khống chế sĩ số không quá 40 học sinh/lớp ở các trường điểm này" - bà Nguyệt cho biết.
Theo Đặng Trinh
Người Lao Động
Tuyển sinh đầu cấp ở quận 4, TP.HCM Nếu số trẻ trên địa bàn tăng đột biến thì các trường tiểu học phải mở thêm lớp để đảm bảo thu nhận - Ảnh minh họa Theo kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2012-2013 của Phòng GD-ĐT quận 4 (TP.HCM), các trường tiểu học sẽ tuyển sinh lớp 1 từ ngày 9 đến 13-7 theo phân tuyến. Cụ...