Hà Nội bỏ quy định thu khoản đóng góp tự nguyện trong trường học
Quy định về thu chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường đã được bãi bỏ.
Quy định khoản thu tự nguyện trong trường học đã bị UBND TP Hà Nội bãi bỏ. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang.
Ngày 23/1, UBND TP Hà Nội quyết định bãi bỏ Điều 11 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013 về thu và sử dụng các khoản thu khác trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập (trừ cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao).
Điều 11 quy định việc thu chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường. Theo đó, khi ngân sách và khoản thu học phí chưa đáp ứng hết nhu cầu sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị, các trường được huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh.
Nguyên tắc thu là “không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh”. Bên đóng góp cũng không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục, hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí góp cho nhà trường.
Để được vận động, thu khoản đóng góp tự nguyện, nhà trường cần có sự thống nhất của Ban giám hiệu, Hội đồng trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh và sự đồng ý của cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp. Sau khi hoàn thành, trường phải niêm yết công khai báo cáo quyết toán số kinh phí đã huy động. Khoản thu này phải đưa vào sổ sách kế toán và thanh quyết toán theo quy định. Các tài sản được mua sắm, sửa chữa phải hoạch toán, tăng tài sản và sử dụng trong nhà trường.
Thực tế những năm qua, các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa hoặc mua sắm trang thiết bị gây không ít bức xúc cho phụ huynh khi một số trường “lợi dụng” để lạm thu. Đầu năm học 2017-2018, Sở Giáo dục Hà Nội đã phát hiện và xử lý gần 20 trường có những khoản thu không đúng quy định.
Trường mầm non Đại Thịnh, tiểu học Thanh Lâm (huyện Mê Linh) phải dừng các khoản thu xã hội hóa trường, lớp, sân trường và mua đồ chơi; mầm non Vạn Phúc (huyện Thanh Trì) dừng thu tiền mua tivi, cây xanh… THCS Văn Quán (quận Hà Đông), tiểu học Dịch Vọng A (quận Cầu Giấy) được yêu cầu trả lại tiền mua máy điều hòa… Hiệu trưởng và ban giám hiệu nhiều trường có thu sai đã bị khiển trách.
Video đang HOT
Theo VNE
Học sinh, phụ huynh muốn được nghỉ học để xem U23 Việt Nam- Uzbekistan
Nhiều học sinh, phụ huynh háo hức muốn được nhà trường cho nghỉ học để xem chung kết bóng đá giữa đội tuyển U23 Việt Nam và Uzbekistan vào chiều 27/1.
ảnh minh họa
Trận chung kết giải U23 châu Á 2018 giữa đội tuyển Việt Nam và Uzbekistan sẽ diễn ra lúc 15h ngày thứ Bảy (27/1) trên sân Thường Châu (Giang Tô - Trung Quốc).
Vào ngày thứ Bảy, nhiều trường Tiểu học, THCS, THPT trên cả nước, học sinh vẫn phải đi học. Tuy nhiên, vì háo hức cổ vũ cho đội nhà và cũng vì yêu thích bóng đá, nhiều học sinh ở các trường học đã viết lên facebook của trường mong muốn được nhà trường cho nghỉ học vào thời gian trên để cổ vũ cho trận bóng đá lịch sử này.
Trên THPT Nhân Chính Confessions, học sinh bày tỏ mong muốn được nghỉ học để xem trận chung kết bóng đá giữa đội tuyển U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan vào chiều 27/1
Học sinh háo hức mong muốn được nghỉ học để xem bóng đá
Trên Confessions THPT Nhân Chính, Hà Nội, một học sinh đã viết thư gửi Ban giám hiệu của nhà trường bày tỏ: "Như mọi người đã biết thì thứ Bảy (ngày 27/1) là trận chung kết châu Á giữa U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan. Nhưng mà hôm đấy lại có rất nhiều lớp phải đi học nên không xem được. Em viết thư này để xin phép thầy cô để thứ 7 chúng em có thể xem U23 Việt Nam đá, để có thể tiếp thêm động lực cho Việt Nam có thể viết nên câu chuyện lịch sử.
Sự cố gắng của các cầu thủ Việt Nam là niềm tự hào dân tộc và niềm hy vọng của bóng đá nước nhà. Em xin chân thành cảm ơn và mong thầy cô có thể xem xét nguyện vong của chúng em".
Một học sinh khác bày tỏ tâm tư: "Phải làm thế nào đây. Theo tinh thần học tập hay tiếng gọi của Tổ quốc?".
Trên Lê Quý Đôn-Đống Đa Confessions, học sinh cũng mong muốn được nghỉ học vào chiều thứ Bảy (27/1)
Một học sinh trường THPT Lê Quý Đôn- Đống Đa mong muốn: "Em kính mong thầy cô có thể cho khối chiều bọn em tập trung dưới sân trường để xem U23 Việt Nam làm nên kỳ tích.
Học là việc có thể làm cả đời, còn đội U23 Việt Nam 10 năm qua mới làm nên kỳ tích. Em cũng không chắc mọi người có thể học trong không khí náo nức, hồi hộp, và tiếng gào thét ầm ĩ ngoài phố Hồ Đắc Di đâu ạ! Nên em thật lòng kính gửi thầy cô mong thầy cô có thể thông cảm và chấp nhận".
Phụ huynh lo sợ tắc đường, ảnh hưởng tới việc học tập của con
Không chỉ nhiều học sinh háo hức, muốn nghỉ học để xem trận chung kết bóng đá giữa đội tuyển Việt Nam và Uzbekistan, nhiều phụ huynh cũng có mong muốn nhà trường cho các em được nghỉ học để được cùng các con xem, cổ vũ bóng đá cho đội U23 Việt Nam. Trận đấu diễn ra cũng có thể khiến việc học của các em không đạt hiệu quả cao.
Chị Hồng Minh có con đang học tại một trường THPT quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, trận đấu diễn ra vào thứ Bảy nhưng con chị vẫn đi học. Nếu học tập mà có tiếng hò hét, cổ vũ ầm ĩ ở ngoài đường phố thì chắc chắn các cháu không thể tập trung. Hơn nữa, sau khi trận đấu diễn ra, ở đường sẽ đông đúc hơn ngày thường vì có nhiều cổ động viên đi xe máy đổ ra đường làm ùn tắc giao thông. Lúc đó cũng là giờ tan học nên sẽ ảnh hưởng đến việc đón các cháu và đảm bảo an toàn cho học sinh.
U23 Việt Nam đã thể hiện ý chí, sức mạnh và niềm tự hào dân tộc với chiến tích lịch sử lọt vào chung kết giải U23 châu Á. (Ảnh: Thành Lương)
Chị Hồng Minh mong muốn nhà trường cho các cháu được nghỉ học chiều thứ Bảy hoặc nếu có thể thì cho các cháu nghỉ học từ 15h. Tuy nhiên, phương án tốt nhất vẫn là cho các cháu nghỉ học cả buổi.
Anh Đỗ Mạnh Hưng có con học tại trường THCS quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bày tỏ: "Tôi rất đam mê bóng đá. Trận chung kết bóng đá diễn ra vào chiều thứ Bảy, tôi sẽ cùng bạn bè xem trận bóng lịch sử này. Vì vậy, tôi mong nhà trường cho các cháu nghỉ học để phụ huynh không phải mệt mỏi, vất vả đón các cháu sau khi kết thúc giờ học vì có thể ùn tắc trên các tuyến đường".
Còn anh Nguyễn Mạnh Hùng, có con đang học Tiểu học ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cũng đi học thêm vào chiều thứ Bảy. Tuy nhiên, vì trận đấu bóng đá diễn ra đúng vào thời gian này nên anh quyết định cho cháu nghỉ học để lúc đón con không bị tắc đường.
Trước đó, chiều 24/1, thông qua mạng xã hội, nhiều người đọc được công văn số 6051 (thể hiện là của Bộ GD-ĐT) về việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học vào chiều 27/1/2018.
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT khẳng định, đây là công văn giả mạo, hiện Bộ đang đề nghị cơ quan Công an vào cuộc điều tra, làm rõ vấn đề này.
Trước sự hào hứng của học sinh muốn xem trận chung kết bóng đá giữa đội tuyển U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan vào chiều thứ Bảy và những bất cập có thể phát sinh như trên, thiết nghĩ, Bộ GD-ĐT có thể nghiên cứu để cho học sinh nghỉ học cả chiều thứ Bảy hoặc cho phép các trường linh động thời gian học để cho các em được nghỉ từ 15h và có thể sắp xếp thời gian học bù phù hợp hơn?/.
Theo VOV
13 trẻ em bị bố mẹ lạm dụng và cuộc khủng hoảng trường học tại nhà ở Mỹ Cảnh sát bang California, nước Mỹ đã phát hiện 13 trẻ em và thanh thiếu niên bị chính bố mẹ giam giữ trong điều kiện khủng khiếp, theo mô hình "trường học tại nhà". Mô hình trường học tại nhà đang bộc lộ những mặt trái trong hệ thống giáo dục của Mỹ. Ảnh: NBC News Vụ việc được phát hiện đã gây...