Hà Nội: Bỏ quy định nghỉ học 10 ngày khi lớp có HS bị tay chân miệng
Hà Nội đã bắt đầu xuất hiệu chùm ca bệnh tay chân miệng. Điển hình nhất là chùm ca bệnh tại Trường mầm non Dịch Vọng, quận Cầu Giấy với 9 cháu mắc tại 4 lớp. Tuy nhiên, năm nay Hà Nội không áp dụng đóng cửa lớp học có học sinh mắc bệnh.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Phó Giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng Hà Nội cho biết, chùm ca bệnh tại Trường mầm non Dịch Vọng với 9 ca bệnh ở 4 lớp, nhưng nhà trường chỉ cho một lớp D1 nghỉ học (vì có 4 cháu mắc bệnh), các lớp còn lại vẫn đi học như bình thường.
Các trường mầm non ở Hà Nội đang tích cực phòng chống tay chân miệng. (Ảnh minh họa: Hồng Hải)
Ông Cảm giải thích, vụ dịch tay chân miệng (TCM) năm 2011 Hà Nội áp dụng quy định đóng cửa lớp học 10 ngày nếu trong lớp đó có 2 trẻ mắc bệnh liên tiếp trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên năm nay, Hà Nội không áp dụng quy định này. Việc ra quyết định đóng cửa một lớp, hay một trường học sẽ do ngành y tế tham mưu dựa trên tình hình dịch thực tế tại cơ sở đó.
Bởi lẽ thực tế chỉ có 30 – 40% trẻ mắc bệnh là lây trong trường học. Trong khi đó tại cộng đồng, có nhiều người nhiễm vi rút không triệu chứng (cả người lớn và trẻ em) nhưng vẫn là nguồn truyền nhiễm lan truyền vi rút. Do đó, cho trẻ nghỉ học ở nhà không phải là biện pháp tối ưu để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
Video đang HOT
Điều đáng mừng là năm nay, ngành giáo dục chỉ đạo rất quyết liệt, yêu cầu các trường, chủ động phối hợp với ngành y tế để được hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM. Ngay đại diện các trường học nhất là những trường mẫu giáo, mầm non của cả công lập và tư thục, cũng rất quan tâm, lo lắng về nguy cơ xảy ra dịch bệnh TCM tại trường học của mình. Vậy nên, các trường rất chủ động trong việc triển khai công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chú trọng giám sát, sớm phát hiện trẻ mắc bệnh…
Để chủ động phòng bệnh TCM, người dân cần thực hiện tốt khẩu hiệu “3 sạch”, đó là ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay và đồ chơi sạch. Cụ thể, cần chú ý giữa gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt); rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà; lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường.
Theo DT
Quảng Ngãi: "Nóng" dịch bệnh tay chân miệng
Trong những ngày qua, dịch bệnh tay chân miệng ở trẻ em bùng phát mạnh, bệnh viện trở nên quá tải. Đến nay, Quảng Ngãi xuất hiện trên 450 ca mắc bệnh tay chân miệng và nóng dần mỗi ngày.
Số ca mắc tay chân miệng tăng nhanh khiến bệnh viện quá tải, nhiều bệnh nhân phải nằm hành lang
Tăng hơn 100 ca chỉ trong 10 ngày
Theo báo cáo của Sở Y tế, tính đến ngày 19/3, Quảng Ngãi đã ghi nhận trên 450 trường hợp mắc bệnh, tăng hơn 100 ca so với thời điểm cách đó 10 ngày và may mắn là chưa có trường hợp tử vong. Đối tượng mắc bệnh hầu hết là trẻ em dưới 5 tuổi (gần 80%), tỷ lệ mắc bệnh tại trường học chiếm 24,5%.
Bệnh xuất hiện ở 50% xã, phường, thị trấn, 12/12 huyện, thành phố. Trong đó, các địa phương có số ca bệnh TCM nhiều nhất gồm xã Nghĩa Trung (14-15 ca), Nghĩa Thuận, Nghĩa Kỳ, Nghĩa An, Nghĩa Điền.
Bên cạnh đó, tình hình bệnh sốt xuất huyết cũng đang gia tăng trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, với 22 trường hợp. Như vậy, huyện Tư Nghĩa xuất hiện hai loại dịch bệnh đồng loạt cùng một lúc, gây hoang man tại các trường học và phụ huynh học sinh.
Trước tình hình dịch bệnh lây lan, Đội Y tế dự phòng đã kết hợp với các xã về từng điểm trường, hướng dẫn cho giáo viên cách phòng chống bệnh, đồng thời cấp phát thuốc Cloramin B để giáo viên lau sàn nhà trong các lớp, phòng học và tổ chức phun thuốc khử khuẩn tại các điểm trường.
2-3 trẻ/giường bệnh
Cùng với sự gia tăng số trẻ mắc bệnh tay chân miệng là tình trạng quá tải tại khoa Nhi Bệnh viện ĐK Quảng Ngãi.
Theo quy định, mỗi phòng bệnh có 3-4 giường bệnh nhưng luôn có khoảng từ 6-12 bệnh nhi đang nằm điều trị. Thậm chí, nhiều bệnh nhân không có chỗ đành phải nằm giường xếp, võng và trải chiếu dưới đất để nằm.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Phụ, Trưởng Khoa Nhi, cho biết: "Hiện bệnh viện đang mở rộng khu vực cách ly, tập trung điều trị dành riêng cho các ca bệnh tay chân miệng, đáp ứng dần nhu cầu bệnh nhi được nằm điều trị trên giường bệnh. Trung bình mỗi ngày có hơn 10 ca tay chân miệng nhập viện".
Nguyên nhân khiến bệnh viện quá tải là do các bậc phụ huynh quá lo lắng, đưa con đến Bệnh viện ĐK Quảng Ngãi khám, điều trị mà không thông qua tuyến huyện. Ngoài ra, nhiều trẻ em có các triệu chứng như viêm da, sốt phát ban, viêm miệng, nổi ngứa,... phụ huynh nghi bị bệnh tay chân miệng và ồ ạt đưa đến tuyến trên, khiến bệnh viện quá tải là điều khó tránh khỏi.
Chị Trần Thị Thu (ngụ huyện Tư Nghĩa) giải bày: "Thấy con có triệu chứng như bệnh tay chân miệng, tôi vội đưa con đến đây khám và điều trị, chứ ở tuyến huyện tôi không yên tâm. Đến đây, thấy số trẻ nhập viện quá nhiều, tôi và cháu đành kiếm một góc ngoài hành lang nghỉ tạm".
Chỉ đạo phòng và chống triệt để bệnh tay chân miệng bùng phát, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Quang Thích yêu cầu: "Các ngành và địa phương cần tập trung phòng, chống dịch bệnh, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới. Đặc biệt, các đơn vị phải thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Địa phương về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, trong đó tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân, quyết tâm không để xảy ra trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng cũng như các bệnh khác gây ra". Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch đề nghị Bệnh viện ĐK Quảng Ngãi sắp xếp các phòng, khu vực cách ly và giường bệnh, đáp ứng đảm bảo số trẻ em có đầy đủ giường bệnh, tránh tình trạng mất vệ sinh ngoài hành lang.
Hồng Long
Theo Dân trí
Gia tăng bệnh nhi nhập viện vì thời tiết và dịch bệnh Những ngày gần đây thời tiết tại tỉnh Bình Định thay đổi bất thường khiến số lượng bệnh nhi đến bệnh viên, trung tâm y tế trên địa bàn tăng hơn so với ngày bình thường. Biểu hiện thường gặp của bệnh TCM là sốt cao rồi nổi bóng nước ở tay, chân, miệng... Có mặt tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa...