Hà Nội: 75.000 thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT
Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2012, Hà Nội có khoảng 75.000 thí sinh (TS) dự thi, trong đó có gần 70.000 TS thi THPT 2.900 TS thi hệ bổ túc THPT và khoảng 2.200 TS tự do.
Số đơn vị có HS dự thi tốt nghiệp là 229, tăng hơn 10 đơn vị so với năm 2011. Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, dự kiến sẽ có hơn 8.000 giám thị được huy động tham gia phục vụ kỳ thi ở 3.130 phòng thi.
Học sinh Hà Nội dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011.
Để đảm bảo cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2012, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã quán triệt: Các trường phải hoàn thành nhiệm vụ dạy học theo đúng kế hoạch và biên chế do Bộ GD-ĐT quy định, tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình các môn học hoàn thành đúng thời gian, đảm bảo tính khách quan, chuẩn mực trong việc đánh giá, xếp loại học sinh…
Các trường tổ chức thông báo kịp thời, đầy đủ, bằng nhiều hình thức về kỳ thi cho tất cả HS đang học, thí sinh (TS) tự do, để mọi thí sinh có nguyện vọng và đủ điều kiện đều được dự thi.
Ngoài ra phải phối hợp với Hội cha mẹ phụ huynh chuẩn bị tư tưởng và tinh thần quyết tâm đạt kết quả cao trong kì thi cho TS vận động phụ huynh chăm lo cho TS về sức khỏe, về thời gian ôn tập.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng giao nhiệm vụ cho Sở GD-ĐT là cơ quan thường trực xây dựng kế hoạch phối hợp với các đơn vị tổ chức tốt kỳ thi nhằm đạt mục tiêu an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế và đánh giá đúng chất lượng dạy – học chú ý phổ biến những điểm mới của quy chế thi. Ngành GD-ĐT chịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề về chuyên môn chính quyền các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn trật tự.
N.H
Video đang HOT
Theo dân trí
Sự thật thi tuyển công chức ở Nam Định
Trong phòng thi, thí sinh ngang nhiên sử dụng "phao" thi..., trong khi giám thị làm ngơ và tạo điều kiện cho một số thí sinh được "gửi gắm" từ trước...
Đó là những lời kể của chị Bùi Thị M. T, một thí sinh vừa tham dự kỳ thi tuyển công chức của tỉnh Nam Định năm 2011 chia sẻ với PV.
Sự việc Nam Định "chê" sinh viên tại chức và dân lập trong kỳ thi tuyển công chức năm 2011, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Trong lúc có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, một thí sinh vừa dự thi kỳ thi tuyển công chức tại hội đồng thi trường Cao đẳng sư phạm Nam Định trong 2 ngày 16, 17/10/2011 đã gửi đến cho tòa soạn những bức xúc, một số bằng chứng liên quan đến những sai phạm về qui chế trong kỳ thi này.
"Phao" thi tiếng Anh được nhiều thí sinh sử dụng trong phòng thi kỳ thi tuyển công chức tỉnh Nam Định 2011 (ảnh do chị T cung cấp)
Theo lời kể của chị T (đang làm việc tại một cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định và là thí sinh vừa dự thi kỳ thi tuyển công chức tỉnh Nam Định năm 2011-xin được dấu tên), sau khi Sở Nội vụ tỉnh công bố kế hoạch thi tuyển công chức năm 2011, chị T nộp hồ sơ và vì đã tốt nghiệp một trường ĐH công lập nên chị nằm trong danh sách những người đủ tiêu chuẩn dự thi tuyển công chức tỉnh Nam Định 2011.
Ngay sau khi Sở Nội vụ Nam Định công bố danh sách, chị T và các thí sinh khác được dự học một số buổi hướng dẫn ôn tập kiến thức của môn Kiến thức chung, Ngoại ngữ (Tiếng Anh) và Nghiệp vụ chuyên ngành.
"Các buổi học diễn ra bình thường, chúng tôi được phổ biến các kiến thức và giới hạn nội dung ôn tập cụ thể của 5 môn rất kỹ càng và nội dung này còn được đăng tải trên cả website của sở", chị T cho biết.
Trước ngày thi một ngày, chị T và các thí sinh còn đến địa điểm thi (trường Cao đẳng sư phạm Nam Định - PV) để nghe phổ biến về nội qui thi, trong đó các giám thị đã nhấn mạnh rất rõ ràng việc thí sinh không được sử dụng tài liệu, quay cóp bài... với các mức hạ trừ % điểm và đình chỉ thi nếu vi phạm.
Không những vậy, trong buổi sáng ngày 16/10, tại lễ Khai mạc kỳ thi, với sự có mặt của ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, chủ tịch Hội đồng tuyển dụng công chức tỉnh, các nội quy phòng thi, đặc biệt việc thí sinh không được sử dụng tài liệu và hình thức kỷ luật tiếp tục được lãnh đạo hội đồng thi nhắc lại cho các thí sinh nắm rõ.
Giám thị làm ngơ, thí sinh vô tư dùng "phao"
Theo chị T cho biết, mặc dù trước đó chưa hề nghe đến việc lộ đề thi và việc quán triệt các nội quy phòng thi được làm rất tốt nhưng ngay sau lễ khai mạc, trong môn thi Ngoại ngữ (Tiếng Anh) là môn thi đầu tiên của kỳ thi, tình trạng thí sinh sử dụng "phao" thi diễn ra rất phổ biến.
"Lúc khai mạc kỳ thi chắc do mình không để ý hoặc do họ để trong người nên không biết là mang "phao" thi nhưng khi bước vào phòng thi, làm bài thì hầu hết các thí sinh đều mang tài liệu ra sử dụng một cách rất ngang nhiên", chị T nói.
Tương tự vậy ở các môn thi Kiến thức chung, môn chuyên ngành vào buổi chiều và ngày hôm sau, theo chị T, tình trạng thí sinh mang và sử dụng "phao" thi vẫn rất ngang nhiên.
"Họ mang những tập tài liệu photo nhỏ xíu dạng ruột mèo vào phòng thi. Sau khi giám thị phát đề, biết đề rồi là nhiều người cứ thế ung dung mang tài liệu ra sử dụng, nhiều người khác xin ra ngoài, vào nhà vệ sinh để tìm cho đúng câu đáp án rồi mang vào phòng ngang nhiên chép", chị T cho hay.
"Giám thị coi thi theo qui chế khi phát hiện thí sinh mang tài liệu vào phòng thi thì phải lập biên bản, trừ % số điểm môn thi, hoặc đình chỉ thi thí sinh đó nhưng thực tế ở phòng tôi, khi phát hiện thí sinh sử dụng tài liệu thì giám thị, là một số giáo viên dạy học ở bậc THPT và của trường CĐ sư phạm, chỉ thu tài liệu còn lại không hề lập biên bản, trừ % điểm môn thi hay đình chỉ thi. Các giám thị biên, thanh tra thi cũng như vậy", chị T bức xúc nói.
Cũng theo chị T, nhiều thí sinh dự thi ở các phòng khác ra còn cho biết, ở một số phòng còn có tình trạng giám thị tạo điều kiện cho các thí sinh "con cháu trong nhà" làm bài. "Mình cũng nghe ở một số phòng thi kể lại, khi giám thị thấy thí sinh quay tài liệu, xuống thu, nhưng thấy số báo danh của thí sinh này, biết là con cháu trong nhà nên lại trả lại cho thí sinh sử dụng tiếp", chị T kể.
"Phao" thi dạng ruột mèo được thí sinh sử dụng rất nhiều (ảnh do chị T cung cấp).
Tuy tình trạng, sử dụng "phao" thi tràn lan, giám thị làm ngơ nhưng khi được hỏi thì chị T cho rằng, không có ai, kể cả chị báo việc này nên cho chủ tịch hội đồng thi tuyển công chức năm tỉnh Nam Định năm 2011. "Tôi mới về đây, dự thi tuyển công chức năm đầu tiên, thấy tình trạng sử dụng phao thi tràn lan, thực sự là rất bức xúc nhưng chuyện báo cho chủ tịch hội đồng thi tuyển thì cũng chưa làm và cũng không thấy ai cả", chị T cho hay
Để thấy rõ hơn vấn đề này, chị T cũng cung cấp cho chúng tôi một số đề thi và "phao" thi được các thí sinh đã sử dụng trong kỳ thi tuyển công chức tỉnh Nam Định năm 2011 mà chị có được. Chị T cũng khẳng định : "Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, các anh chị có thể tìm hiểu ở các quán photo trên đường Nguyễn Du, Tp. Nam Định và hỏi ngay chính những người lao công của trường thi xem trong hai ngày thi đó họ đã nhặt được bao nhiêu giấy vụn từ các loại phao thi".
Nhiều loại "phao" thi được chị T thu lượm về sau khi kết thúc kỳ thi tuyển công chức năm 2011 của Nam Định tại Hội đồng thi CĐSP Nam Định.
Không những vậy, cách ra đề bằng các bài viết theo kiểu "học thuộc lòng" của đề thi tuyển công chức năm 2011 của tỉnh Nam Định cũng được chị T đánh giá là không thực tế và chính đó dẫn đến câu chuyện sử dụng "phao" tràn lan.
"Tôi mới thi lần đầu nên không biết thế nào nhưng tôi nghĩ rằng cái cách ra đề này không hợp lí, bởi lẽ nó không thực tế chút nào, toàn là những câu luật học thuộc đến từng câu, từng chữ, trong khi đến cả những người học luật chưa chắc đã thuộc được hết. Có lẽ chính từ đó mới dẫn đến tình trạng sử dụng phao thi tràn lan như thế", chị T đánh giá.
Cũng theo chị T, trong khi kỳ thi tuyển công chức tỉnh Nam Định năm 2011, thí sinh ngang nhiên sử dụng tài liệu, giám thị làm ngơ thì trong những kỳ thi của một trường CĐ dân lập tự chủ mà chị từng có thời gian làm thỉnh giảng lại rất nghiêm túc. "Đề thi được ra rất thực tế, thí sinh làm bài hoàn toàn theo đúng các hiểu, cách suy nghĩ của mình, chứ không có chuyện sử dụng tài liệu và các giám thị coi thi rất nghiêm túc, đúng qui chế" và thực sự là có những em học rất giỏi, ra trường làm việc rất tốt, chị T cho biết.
"Tôi cho rằng, không phải toàn bộ những thí sinh học dân lập, tại chức là kém cả mà đó chỉ là một bộ phận nhất định thôi và trên thực tế mình cũng thấy các sinh viên học dân lập xong có mấy ai về làm nhà nước đâu, minh chứng rõ nhất chính là chỉ có 5 bạn học dân lập là không đủ điều kiện thi tuyển công chức năm 2011 của Nam Định thôi. Đa phần các bạn ý đã bỏ tiền ra học các trường đó, thì hầu hết ra đều làm ngoài là chính vì lương nó cao hơn. Tôi nghĩ trước khi xem xét quyết định nói không với tại chức và dân lập thì lãnh đạo tỉnh nên xem xét lại việc thi tuyển hiện nay đã công bằng, chính xác chưa. Khi mà còn thi theo kiểu dựa vào "phao", vào "gửi gắm" thì công lập chưa chắc đã hay hơn dân lập, tại chức", chị T tâm sự.
Theo GDVN
Thắt chặt kỷ luật trong đợt thi cao đẳng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường rà soát lại công tác chuẩn bị tổ chức thi trong tất cả các khâu, giám thị phải nhắc nhở thí sinh không được mang các tài liệu, vật dụng trái phép vào phòng thi, đặc biệt là điện thoại di động. Thí sinh nghe giám thị phổ biến quy chế trong kỳ...