Hà Nội: 60 – 62% học sinh vào lớp 10 công lập
Đây là tỉ lệ được Sở GD-ĐT Hà Nội dự kiến, dựa trên cơ sở tổng số học sinh tốt nghiệp THCS và điều kiện tuyển sinh của các cơ sở giáo dục.
Thí sinh thi tuyển vào lớp 10 năm học 2018 – 2019 tại Hà Nội – Ảnh: NAM TRẦN
Năm học 2018 – 2019, Hà Nội dự kiến có 101.460 học sinh tốt nghiệp THCS, giảm 4.000 học sinh so với năm trước. Tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu phân luồng và cũng căn cứ vào điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục nên Hà Nội dự kiến 60 – 62% số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 công lập, tương đương gần 63.000 học sinh. Sẽ có trên 38.500 học sinh bị loại khỏi trường công.
Trong tổng số học sinh tốt nghiệp THCS, dự kiến khoảng 20% vào học trường THPT ngoài công lập, 10% học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên. Số còn lại tham gia học nghề ngắn hạn để gia nhập thị trường lao động.
Đây là năm đầu tiên Sở GD-ĐT Hà Nội được UBND TP Hà Nội cho phép điều chỉnh phương án tuyển sinh. Học sinh dự tuyển vào lớp 10 tại Hà Nội sẽ có một kỳ thi chung với 4 môn thi: toán, ngữ văn (nhân hệ số 2), ngoại ngữ và môn thứ 4 được chọn ngẫu nhiên (bốc thăm) trong số các môn: vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân.
Ngày 11-3, Sở GD-ĐT Hà Nội đã thông báo chính thức kết quả chọn môn thứ 4 là lịch sử theo phương thức chọn ngẫu nhiên nên kết quả gây bất ngờ cho nhiều giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
Các bài môn toán, ngữ văn là tự luận, thời gian làm mỗi bài 120 phút. Môn ngoại ngữ thi kết hợp trắc nghiệm với tự luận trong 60 phút. Bài thi lịch sử áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong 60 phút với nhiều mã đề trong một phòng thi để đảm bảo hai thí sinh liền kề không trùng mã đề. Thí sinh trả lời trên phiếu trắc nghiệm và được chấm bằng phần mềm máy tính.
Đề thi ra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ GD-ĐT, chủ yếu nằm trong lớp 9 THCS. Đề thi môn toán và ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao. Đề thi môn ngoại ngữ và môn thứ 4 chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu vận dụng cấp độ thấp.
Video đang HOT
Theo tuoitre
Ý kiến trái chiều về đề xuất học THCS lên thẳng cao đẳng
Chương trình cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS phải được thiết kế theo tỷ lệ văn hóa, nghề nghiệp phù hợp, không xem thường kiến thức phổ thông.
Thảo luận dự án Luật Giáo dục sửa đổi ngày 15/11, Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Lê Quân đề xuất thay vì học xong THCS phải qua trung cấp rồi lên cao đẳng, nên cho học sinh nhảy cóc thẳng lên cao đẳng.
Ủng hộ đề xuất này, thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó trưởng phòng Đào tạo Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM (trường đào tạo cả bậc cao đẳng), nói việc cho phép học sinh tốt nghiệp THCS học lên cao đẳng sẽ tiết kiệm chi phí, tạo thuận lợi cho việc học và công việc của các em sau khi ra trường. Điều này cũng phù hợp thông lệ ở nhiều nước tiên tiến khi đào tạo học sinh lớp 9 lên thẳng cao đẳng.
Nếu học xong 9 năm phổ thông rồi lên cao đẳng (chương trình tổng thể cả văn hóa và nghề nghiệp) thì sau khi ra trường, các em khoảng 18 tuổi, bắt đầu gia nhập thị trường lao động trong khi bạn bè mới ở vạch xuất phát. Sự rút ngắn này phần nào tác động tích cực tới tâm lý học sinh trong lựa chọn học nghề.
Thí sinh tự do dự thi THPT quốc gia tại TP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng.
Theo ông Sơn, bỏ qua giai đoạn trung cấp cũng tạo được tâm lý tích cực từ phụ huynh, học sinh trong việc học nghề. "Theo cách hiện nay, học sinh tốt nghiệp THCS phải qua trung cấp rồi lên cao đẳng. Trong khi tâm lý nhiều phụ huynh vẫn muốn con mình được học cao đẳng hơn là trung cấp", ông Sơn phân tích.
Ngoài ra, cách làm trên được dự báo sẽ tác động tích cực đến phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông. Bởi từ trước đến nay, học sinh học xong THCS không muốn đi học trường nghề, đa số theo tiếp bậc THPT.
Đồng quan điểm, hiệu trưởng một trường cao đẳng nghề công lập tại TP HCM phân tích, sau khi tốt nghiệp THCS, học sinh mất ít nhất 7 năm để hoàn thành chương trình THPT và đại học. Trong khi đó, nếu tốt nghiệp THCS, học sinh được nhảy thẳng lên cao đẳng và chỉ mất 3 năm để có tấm bằng ở bậc học này, nếu muốn liên thông để có bằng đại học thì mất chừng một năm nữa.
"Thời gian giảm đi đáng kể, chưa kể chi phí học nghề rẻ hơn nên cao đẳng chắc chắn sẽ thu hút nhiều người. Cách làm trên cũng hạn chế tình trạng thừa thầy, thiếu thợ hiện nay, vừa tạo được nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế, vừa hạn chế thực trạng cử nhân đại học không có việc làm", ông nhận định.
Hiệu trưởng này cho biết thêm, một thực tế đang diễn ra ở nhiều trường cao đẳng là số học viên bỏ học giữa chừng khá nhiều. Một số vừa học năm đầu tiên cao đẳng vẫn nuôi giấc mơ thi đại học nên bỏ trường nếu trúng tuyển đại học. Một số khác không đủ kiên nhẫn bởi chỉ muốn học kỹ năng nghề rồi đi làm, không mất quá nhiều thời gian để học cả văn hóa phổ thông.
"Việc rút ngắn thời gian, cho các em học cao đẳng sớm hơn, phần nào cũng giúp người học kiên nhẫn để hoàn thành chương trình. Nhiều em hoàn cảnh khó khăn, khi đã 18-20 rồi mà vẫn chưa có bằng để đi làm sẽ rất sốt ruột, dễ bỏ ngang", hiệu trưởng này nói.
Cần thiết cho đề án phân luồng
TS Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Cao đẳng Bách Việt (TP HCM) cho rằng phân luồng học sinh sau THCS, THPT đóng vai trò rất lớn trong việc cơ cấu lại nguồn nhân lực, định hướng quy mô đào tạo, phát triển ngành nghề gắn với nhu cầu xã hội. Muốn phân luồng cần có những chính sách cụ thể, trong đó cho học sinh học xong THCS lên thẳng cao đẳng là một trong những cách làm tốt.
"Tâm lý của nhiều bạn trẻ, kể cả tốt nghiệp THCS hay THPT là mì ăn liền, tức là có bằng cấp nhanh gọn nhất để đi làm ngay. Nhiều em trước đây học lên THPT xong thì đi làm, thành ra chỉ là lao động phổ thông. Trong khi đó, nếu vừa tốt nghiệp THCS rồi lên cao đẳng, cũng bằng chừng đó thời gian, các em đã có tay nghề với bằng cấp đàng hoàng", ông Thành phân tích.
Trước đây học sinh học xong THCS, hoàn thành trung cấp thì được công nhận tương đương THPT để lên tiếp các bậc cao hơn. Do đó, theo ông Thành, với cách cho học sinh tốt nghiệp THCS học thẳng lên cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên chấp nhận các em đã đồng thời hoàn thành chương trình THPT. Điều này cũng phù hợp với khung trình độ quốc gia.
"Việc cần tính toán là cân đối tỷ lệ văn hóa và nghề nghiệp trong chương trình như thế nào, 9 3 hay 9 5 cho đồng bộ", ông Thành nói và cho rằng, ngoài sự phù hợp với thông lệ quốc tế, cách làm trên cũng giúp người học tự thiết kế chương trình học của mình với bằng cấp họ mong muốn, sao cho hợp lý nhất.
Sinh viên trường Cao đẳng Điện lực TP HCM trong một giờ thực hành. Ảnh: hepc.edu.vn.
Cân nhắc bài toán chất lượng
Thạc sĩ Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM, cho biết thị trường lao động đang cần nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội ở tất cả cấp bậc.
Việc "đi tắt", bỏ qua giai đoạn trung cấp lên thẳng cao đẳng, theo ông Tuấn, tuy tốt cho tuyển sinh nhưng không phải là mấu chốt cho bài toán phát triển nhân lực. "Thực tế là chúng ta đang thiếu nhiều nhân lực thực hành chất lượng cao. Dù ở bất cứ trình độ nào, chúng ta cần những người lao động chất lượng chứ không hẳn là bằng cấp gì", ông nói thêm.
Ông Tuấn cho rằng không nên xem thường kiến thức phổ thông bởi dù là người lao động ở bất cứ trình độ nào, trung cấp, cao đẳng hay đại học đều sử dụng những phông nền văn hóa phổ thông khi đi làm. Do đó, việc "đi tắt" trên phải tính toán đảm bảo kiến thức phổ thông kết hợp với học nghề.
Theo khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được Thủ tướng phê duyệt năm 2016, giáo dục phổ thông gồm tiểu học, THCS và THPT. Giáo dục nghề nghiệp gồm trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Giáo dục đại học gồm trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Học hết bậc THCS, học sinh được phân luồng theo hai hướng hoặc là THPT, hoặc là Trung cấp. Phải tốt nghiệp hai bậc học này, học sinh mới có thể đi tiếp lên cao đẳng (2-3 năm), hoặc đại học.
Theo đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2025, ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%.
Mạnh Tùng
Theo VNE
Mô hình '9+' để lập nghiệp sớm, cần sự 'giác ngộ' của phụ huynh Mô hình sau khi tốt nghiệp THCS (lớp 9) không tiếp tục học lên cấp III mà chuyển sang học học trung cấp, cao đẳng dần được nhiều học sinh lựa chọn, bởi con đường này phù hợp với học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn muốn sớm lập nghiệp. Học nghề để có việc làm Nguyễn Trần Trung (18 tuổi)...