Hà Nội: 5 hiệu trưởng xin từ chức
Quá trình thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng GD-ĐT quận Hà Đông giai đoạn 2011-2015″ đã có 5 hiệu trưởng xin từ chức xuống làm phó hiệu trưởng… do yếu kém về năng lực quản lý.
Sáng 12/8, ngành GD-ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2012-2013 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2013-2014.
Trưởng phòng GD-ĐT quận Hà Đông (Hà Nội) Phạm Thị Hòa.
Trưởng phòng GD-ĐT quận Hà Đông Phạm Thị Hòa cho biết: “Những năm qua Hà Đông đã thực hiện quyết liệt xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo phương châm “mở” và “động”. Công tác quy hoạch được thực hiện thường xuyên, liên tục, khách quan.
Ba năm học qua ngành giáo dục đã tham mưu quận thực hiện luân chuyển 6 cán bộ quản lý có năng lực và phẩm chất tốt tại các trượng nội quận về tăng cường cho các trường ngoại quận chất lượng giáo dục còn thấp.
Một đồng chí phó trưởng phòng luân chuyển xuống làm hiệu trưởng trường THCS, bổ nhiệm 2 đồng chí giáo viên giỏi có năng lực quản lý về làm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng ở 1 trường ngoại quận còn khó khăn thay Ban giám hiệu ở trường mất đoàn kết và chất lượng không cao”.
“Không chỉ vậy, ngành giáo dục Hà Đông đã tham mưu miễn nhiệm 5 hiệu trưởng theo văn hóa từ chức xuống làm phó hiệu trưởng và luân chuyển đi đơn vị khác do yếu kém về năng lực quản lý, chưa quy tụ được quần chúng để xảy ra nội bộ mất đoàn kết kéo dài, chất lượng giáo dục không chuyển biến”, bà Hòa cho hay.
Theo bà Hòa, giải pháp có tính chất quyết định nhất đến chất lượng giáo dục đó là nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ quản lý.
Video đang HOT
Ở trường học nào hiệu trưởng có tâm có tầm, có tài thì chất lượng ở đó cao. Và ngược lại.
Vẫn theo bà Hòa, ở Hà Đông, nếu 2 năm liên tục nhà trường không có chuyển biến về chất lượng giáo dục hoặc nội bộ mất đoàn kết, ngành cần làm rõ trách nhiệm của trưởng và phó hiệu trưởng, giáo viên để xem xét thôi giữ chức vụ và vị trí, điều chuyển hiệu trưởng hiệu phó hoặc giáo viên đến trường khác.
Đặc biệt, quận Hà Đông đã xây dựng đề án với cam kết nếu trong 2 năm thực hiện đề án của Quận ủy mà chất lượng giáo dục Hà Đông không chuyển biến thì trách nhiệm thuộc về đồng chí phó Chủ tịch phụ trách khối Văn xã sẽ từ chức. Tiếp đến là các đồng chí lãnh đạo ngành giáo dục và đứng đầu các đơn vị trường học.
Với những giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ cũng sẽ xử lý nghiêm. Cụ thể, nếu giáo viên 2 năm liên tục nếu không nâng cao chất lượng dạy học, uy tín thấp với đồng nghiệp và học sinh thì sẽ không bố trí đứng lớp hoặc điều chuyển công tác khác. Việc làm như vậy theo bà Hòa đã “tạo niềm tin cho cha mẹ phụ huynh học sinh, tuyển chọn được người thực có năng lực”.
Theo Thanhnien
Sẽ xem xét điểm sàn dựa trên năng lực thí sinh
Những ngày thi đại học, cao đẳng năm 2013 vừa khép lại. Hàng triệu lượt thí sinh và gia đình đang hồi hộp chờ đợi ngày công bố kết quả điểm thi.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga đã có những giải đáp các thắc mắc của phụ huynh và thí sinh xung quanh công tác chấm thi năm nay.
Thí sinh nghe phố biến quy chế thi tại hội đồng thi trường Trần phú (Đà Nẵng).
- Nhiều thí sinh cho rằng đề thi năm nay dễ hơn mọi năm. Đánh giá của thứ trưởng về nhận định này như thế nào? Liệu điểm trúng tuyển năm nay có cao hơn năm trước?
- Chúng ta đã kết thúc 3 đợt thi đại học, cao đẳng. Đề thi nói chung được xã hội cũng như phụ huynh đánh giá là tốt; có tính phân loại cao, có phần dễ, phần trung bình và phần khó, có phần rất khó.
Tùy thuộc vào năng lực mà thí sinh có mức độ làm bài khác nhau. Những em thật xuất sắc có thể làm hết câu hỏi, những em trung bình cũng vẫn làm được một số câu để đạt điểm trung bình. Đề thi dễ hay khó tùy thuộc vào năng lực học sinh.
Qua kiểm tra một số trường về công tác chấm thi năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo thấy những trường tốp trên có học sinh đạt điểm cao, khá giỏi nhưng điểm tuyệt đối cũng không nhiều lắm.
Những trường tốp dưới trước đây có nhiều thí sinh chỉ được 0-1 điểm thì năm nay điểm đã được nâng lên, các em cũng đã làm được một số câu. Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc ra đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng là không quá dài, không quá khó, phải nằm trong chương trình phổ thông.
Những phần đã giảm tải không được đưa vào đề thi; không có câu hỏi mẹo đánh đố học sinh. Đề thi nhằm mục đích kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Để đạt được sự thay đổi này, năm nay Bộ đã thay đổi cơ cấu ban đề thi với sự tham gia đông đảo hơn của các thầy cô giáo bậc phổ thông; có sự phối hợp hài hòa giữa giáo viên phổ thông và giảng viên đại học trong ban đề thi nhằm giúp đề thi vừa sức học sinh, đạt yêu cầu của bậc đại học, cao đẳng. Còn quá sớm để nói điểm xét tuyển năm nay cao hay thấp.
Theo quy định, đến cuối tháng 7 các trường sẽ hoàn tất khâu chấm thi và báo cáo về Bộ, sau đó sẽ thống kê để biết kết quả năm nay cao hay thấp để có phương án điểm xét tuyển.
- Thứ trưởng có thể cho biết trình tự chấm thi sẽ tiến hành như thế nào để đảm bảo chính xác? Đề thi những môn xã hội được đánh giá là mang tính mở, đề cao tính sáng tạo, vậy Bộ có điều chỉnh như thế nào về công tác chấm thi cho phù hợp?
- Quy chế chấm thi tuyển sinh đại học, cao đẳng được quy định rất rõ trong quy chế tuyển sinh. Các bài thi tự luận của thí sinh được chấm theo 2 vòng. Trong quá trình chấm thi, môn tự luận cũng như môn trắc nghiệm, người chấm không được làm tròn điểm từng bài thi, mà phải làm tròn đối với 3 môn thi bằng cách làm tròn tự động trên máy. Đối với các đề ra dạng mở thì đáp án theo dạng mở, nếu thí sinhkhông làm theo đúng hoàn toàn đáp án nhưng có ý tưởng hay, có lý lẽ thuyết phục để biện luận cho ý tưởng của mình thì vẫn có thể đạt điểm tối đa.
Mặt khác, thí sinh có ý tưởng sáng tạo thì giáo viên chấm thi có thể đề nghị trưởng ban chấm thi cho điểm thưởng, nhưng không quá 1 điểm. Sẽ xem xét phương thứctính điểm sàn dựa trên năng lực của thí sinh
- Thứ trưởng có thể cho biết những nguyên tắc và định hướng xác định điểm sàn năm nay? Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Điểm sàn sẽ do hội đồng điểm sàn họp để xem xét, sau đó tư vấn Bộ trưởng ra quyết định điểm sàn phù hợp với từng khối thi.
Nguyên tắc xác định điểm sàn những năm qua là dựa trên tổng chỉ tiêu, kết quả học tập của thí sinh, các đối tượng và ưu tiên trên vùng miền, dự báo khả năng dịch chuyển của thí sinh từng vùng miền. Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định mức điểm sàn sao cho số thí sinh vượt khá xa tổng chỉ tiêu 1,5 lần để tạo nguồn tuyển cho các trường.
Những năm gần đây, mặc dù số lượng đạt mức điểm sàn dôi dư nhưng một số trường địa phương, các trường khối ngoài công lập vẫn khó tuyển vì một số thí sinhở thành phố lớn không muốn dịch chuyển về địa phương.
Vừa qua, trên diễn đàn, nhiều chuyên gia đều đề nghị nên có phương thức xác định điểm sàn mới, thay vì dựa trên tổng chỉ tiêu thì dựa trên năng lực học tập của thí sinh để phân tích kết quả làm bài, phổ điểm. Các ý kiến đóng góp này sẽ được hội đồng điểm sàn xem xét để đưa ra mức điểm sàn hợp lý cho năm nay.
- Câu hỏi mà các thí sinh luôn mong đợi là bao giờ sẽ có điểm thi và các em nên sử dụng giấy báo điểm như thế nào hợp lý nhất, thưa Thứ trưởng?
- Trên nguyên tắc, chậm nhất là cuối tháng 7 các trường phải thông báo kết quả chấm thi đại học và cao đẳng là ngày 5/8. Còn điểm sàn thì dự kiến sẽ có vào khoảng từ ngày 8-10/8. Những em trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ học trường dự thi.
Những em không trúng tuyển sẽ được cấp 3 giấy chứng nhận điểm thi để tham gia xét tuyển vào các trường còn chỉ tiêu. Năm nay, Bộ cấp 3 phiếu vì có nhiều đợt xét tuyển, mỗi đợt 20 ngày, trong vòng 2 tháng. Đến 30/10, các thí sinh có thể hoàn tất hồ sơ nộp vào các trường mình chọn. Các em nên suy nghĩ cẩn thận để chọn trường vừa sức để trúng tuyển ngay...
Theo VNE
Bài học thành công từ thế giới Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Lê Doãn Hợp đã đi thăm tất cả những doanh nghiệp thành công về viễn thông quốc tế, đi đến rất nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi chuyến đi, Ông đều tổng kết lại những bài học cho mình. "Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ về những bài học nhằm giúp các bạn định...