Hà Nội: 250 giáo viên mầm non được cấp chứng chỉ giáo dục vượt trội
Khóa học đã tạo được kho tư liệu tham khảo cho các nhà trường về các hoạt động STEAM với các chủ đề phù hợp với giáo dục mầm non do các học viên thiết kế dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia đầu ngành về STEAM – Singapore.
Hoạt động làm quen tiếng Anh của trẻ 5 tuổi tại Trường Mầm non Mai Dịch
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Công ty Phát triển Công nghệ Giáo dục Việt Nam – Enspire, Trường Cao đẳng Quốc tế Á Châu – Singapore tổ chức Lễ tổng kết khóa “Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, phương pháp nuôi dạy trẻ đối với giáo viên mầm non thành phố Hà Nội” năm 2019 do chuyên gia nước ngoài giảng dạy.
Được biết, năm 2019 là năm thứ 2 khóa “Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, phương pháp nuôi dạy trẻ đối với giáo viên mầm non thành phố Hà Nội” được tổ chức. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Công ty Phát triển Công nghệ Giáo dục Việt Nam – Enspire tiếp tục mời giảng viên nước ngoài của Trường Cao đẳng Quốc tế Á Châu – Singapore về giảng dạy.
Khóa học diễn ra trong vòng 10 ngày với 250 học viên. Đối tượng tham gia là các cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán được lựa chọn từ 17 quận, huyện và 7 trường mầm non chất lượng cao trên địa bàn thành phố. Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đầu ngành về STEAM, có sự nghiên cứu chuyên sâu về chương trình giáo dục mầm non Việt Nam. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên kết hợp với sự tích cực học hỏi và ý thức cầu tiến của các học viên các lớp học diễn ra sôi nổi, hiệu quả.
So với năm 2018, khóa học năm nay đã có nhiều đổi mới. Chẳng hạn như: Có sự điều chỉnh về đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu người học, tài liệu bồi dưỡng có sự cập nhật và chắt lọc rút kinh nghiệm từ năm học trước; lựa chọn đơn vị thực hành kiến tập tại Hệ thống Trường Mầm non JustKids và Trường Mầm non chất lượng cao Mai Dịch quận Cầu Giấy giúp học viên kiểm chứng giữa lý thuyết chuyên gia giảng dạy với việc áp dụng lồng ghép STEAM vào các hoạt động chương trình giáo dục mầm non, từ đó hiểu sâu kiến thức hơn để linh hoạt, áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của giáo dục mầm non Việt Nam.
Video đang HOT
Lễ tổng kết khóa “Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, phương pháp nuôi dạy trẻ đối với giáo viên mầm non thành phố Hà Nội”
Sau khi kết thúc, khóa học đã tạo được kho tư liệu tham khảo cho các nhà trường về các hoạt động STEAM với các chủ đề phù hợp với giáo dục mầm non do các học viên thiết kế dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia đầu ngành về STEAM – Singapore. 100% các giáo viên được xét duyệt và cấp chứng nhận hoàn thành khóa học, trong đó 30/250 học viên (chiếm 12%) xuất sắc tiêu biểu được lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cùng các chuyên gia nước ngoài khen ngợi.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Lê Ngọc Quang đề nghị: Ngay sau đợt tập huấn, 7 trường mầm non chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội cần nghiên cứu, nhân rộng thí điểm thực hiện lồng ghép phương pháp giáo dục STEAM vào chương trình giảng dạy linh hoạt, phù hợp với điều kiện của nhà trường. Đối với các trường điểm tại 12 quận, 5 huyện tiếp tục nghiên cứu, thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, chia sẻ với các đồng nghiệp, mỗi độ tuổi xây dựng 1 lớp điểm. Có báo cáo định kì sơ kết, tổng kết việc ứng dụng STEAM trong giảng dạy.
Theo laodongthudo
STEAM không phải đào tạo ra các nhà khoa học
Đó là phát biểu của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam Kim Hjlund Christensen tại Diễn đàn ứng dụng STEAM trong giáo dục.
Ngày 23/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức Diễn đàn ứng dụng STEAM trong giáo dục.
Tham dự Diễn đàn có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam Kim Hjlund Christensen và gần 200 khách mời là đại diện sở Giáo dục và Đào tạo một số tỉnh, thành phố, các chuyên gia STEAM trong nước và quốc tế, giáo viên một số trường tại Hà Nội.
STEAM là phương pháp tiếp cận liên môn trong giáo dục các môn học Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Mỹ thuật và Toán nhằm định hướng các em học sinh bằng các câu hỏi, trao đổi nhóm và tư duy phản biện.
Hăng năm, Bô Giáo dục và Đào tạo tô chưc Cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật dành câp quôc gia cho học sinh trung học cấp quốc gia va chon cư hoc sinh tham dư Hôi thi khoa hoc ki thuât quôc tê (Intel ISEF) tai Hoa Ky. Chinh thưc tham dư Intel ISEF tư năm 2012 đên nay, năm nao hoc sinh Viêt Nam cung đoat giai tai hôi thi nay.Tại Việt Nam, từ năm học 2013-2014 đến nay, giao duc STEAM đa đươc triên khai trong chương trình giáo dục phổ thông ở những môn học liên quan, găn vơi đôi mơi phương phap va hinh thưc tô chưc day hoc thông qua xây dựng và thực hiện các chủ đề/dự án học tập gắn với thực tiễn.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, Việt Nam đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Ngay trong chương trình hiện hành của Việt Nam đã chú trọng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là dạy học tích hợp, liên môn.
Cụ thể, ở các trường thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, giáo dục STEAM đã bước đầu được tiếp cận và triển khai.
Ở những trường không có điều kiện, nhiều thầy cô giáo, với sự hỗ trợ của ban giám hiệu, cha mẹ học sinh, với cách hiểu đơn giản, thực tiễn về STAEM cũng đã tìm tòi, sáng tạo, phát huy những hiểu biết, kinh nghiệm của mình và đồng nghiệp để xây dựng các hoạt động dạy học làm cho bài dạy hấp dẫn hơn với học sinh.
"Để đạt được những yêu cầu đặt ra đối với công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế nhằm nhanh chóng đổi mới chương trình giáo dục một cách phù hợp ở tất cả các cấp bậc học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho mọi người dân được có cơ hội tiếp cận với giáo dục" - Thứ trưởng Độ chia sẻ.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam Kim Hjlund Christensen phát biểu tại Diễn đàn ứng dụng STEAM trong giáo dục diễn ra ngày 23/9 tại Hà Nội (Ảnh: Minh Thu)
Trao đổi tại Diễn đàn, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Hjlund Christensen cho biết, mục đích chính của STEAM không phải đào tạo ra các nhà khoa học mà là truyền cảm hứng học tập, giúp học sinh thấy được sự kết nối giữa các nội dung kiến thức, đặc biệt kiến thức về khoa học, toán học, thấy tầm quan trọng của kiến thức tác động đến xung quanh.
Việc áp dụng STEAM là một khoản đầu tư tốt cho các trường vì thông qua STEAM, học sinh không những thu nhận kiến thức mà còn được dạy các kỹ năng mà những người thuê lao động sẽ yêu cầu.
Về việc triển khai phương pháp giáo dục STEAM tại Việt Nam, Đại sứ Kim Hjlund Christensen cho rằng, Việt Nam đang đánh giá cao phương pháp giáo dục này và chưa bao giờ thích hợp hơn lúc này để triển khai STEAM tại Việt Nam.
Đại sứ hy vọng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có hành động và chính sách cụ thể để triển khai giáo dục STEAM.
"Điều này cần phải được thực hiện đồng bộ vì liên quan đến đội ngũ giáo viên và trang thiết bị dạy học, vì vậy, rất cần có một khung chương trình để tạo điều kiện thực hiện mục tiêu này" Đại sứ Kim Hjlund Christensen cho hay.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Hội thảo giáo dục mầm non quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam: Trao quyền cho trẻ khám phá thế giới Hai hội thảo mầm non quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam sẽ diễn ra trong tháng 9 này hứa hẹn sự quan tâm lớn từ phía nhà trường, giáo viên và các chuyên gia. Vào ngày 21/9, Hội thảo Tập huấn Quốc tế - Áp dụng Phương pháp STEAM trong Giáo dục mầm non đã thu hút hơn...