Hà Nội 10 năm sửa ngọng ‘l, n’ chưa thành công

Theo dõi VGT trên

Một cô giáo huyện Phú Xuyên hát “Hà Lội mến yêu của ta/ Thủ đô mến yêu của ta”. Khán giả cười khúc khích, cô giáo không hay biết.

8h sáng cuối tháng 10, tiết tập đọc của lớp 5B trường Tiểu học thị trấn Phú Xuyên (Hà Nội) là bài Đất Cà Mau của nhà văn Mai Văn Tạo. Học sinh đọc ba đoạn, cô giáo Bích Ngọc nheo mắt, căng tai nghe từng từ, đến câu cuối: “Tinh thần thượng võ của cha ông được lung đúclưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng lày của Tổ quốc”, một học sinh đọc sai “n” thành “l”.

Cô Ngọc kẻ đường phấn chia đôi tấm bảng, viết lên hai từ “nung đúc”, “này” rồi quay xuống lớp yêu cầu học sinh vừa đọc sai đứng lên: “Em chú ý, khi phát âm phụ âm n đầu lưỡi hạ xuống hàm dưới. Nung đúc, này, em đọc lại theo cô”. Sau hai lần đọc lại, học sinh đã phát âm đúng.

Hà Nội 10 năm sửa ngọng l, n chưa thành công - Hình 1

Tiết học tập đọc của học sinh lớp 5B Trường Tiểu học thị trấn Phú Xuyên, Hà Nội. Ảnh: Tất Định

Giờ tập đọc sửa ngọng của cô giáo Bích Ngọc nằm trong chương trình Luyện phát âm, viết đúng chính tả hai phụ âm đầu l, n của Hà Nội. Sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội vào cuối năm 2008, theo khảo sát của Sở Giáo dục và Đào tạo, huyện Phú Xuyên có tỷ lệ giáo viên, học sinh nói ngọng “l, n” nhiều nhất thành phố. 30% trong tổng số 890 giáo viên được khảo sát phát âm ngọng, 48% trong hơn 13.560 học sinh ngọng, viết sai “l, n”.

Tiểu học thị trấn Phú Xuyên có 43 giáo viên thì 42 người phát âm sai “l, n”; 86% học sinh ngọng. Một cô giáo khi giao lưu văn nghệ giáo viên thành phố đã hát “Hà Lội mến yêu của ta/ Thủ đô mến yêu của ta”. Phía dưới khán giả cười khúc khích, cô giáo không biết, say sưa hát hết bài Hà Nội niềm tin và hy vọng.

“Kết thúc buổi giao lưu, giám khảo gọi riêng tôi ra nói nhỏ: Các chị xem thế nào sửa ngọng đi, chứ giáo viên Thủ đô nói ngọng, hát cũng ngọng thì buồn cười lắm“, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Tuyết Mai nhắc lại. Giống như hầu hết giáo viên trong trường, cô Mai cũng đọc phụ âm n thành l. Phải mất gần một năm cô mới phát âm chuẩn, nói nhanh không bị sai.

Vì tỷ lệ ngọng quá cao, Tiểu học thị trấn Phú Xuyên được chọn là nơi đầu tiên thí điểm chương trình dạy phát âm chuẩn của thành phố, bắt đầu từ tháng 4/2009. Hàng tháng chuyên viên của Sở Giáo dục được mời về trường nói chuyện với giáo viên, học sinh. Bắt đầu mỗi tiết tập đọc, giáo viên đều nhắc lại cách đặt lưỡi phát âm chuẩn “l, n”, sửa cho những học sinh nói ngọng.

Trưởng phòng Giáo dục huyện chật vật sửa ngọng

Trực tiếp tham gia tổ chức lớp tập huấn sửa ngọng, đưa tài liệu về trường tiểu học từ những ngày đầu tiên, ông Lưu Luyến, Trưởng phòng giáo dục Phú Xuyên, khi đó đang là phó phòng, chia sẻ mình cũng ngọng và bắt đầu ý thức phải tự sửa, nhưng chuyển biến khá chậm. “Mình đứng trước giáo viên, học sinh trong huyện nói thì khó phát hiện vì hầu như ai cũng như mình. Kể cả phát hiện ra, mọi người vẫn ngại nhắc lãnh đạo phòng”, ông Luyến kể.

Video đang HOT

Đầu năm 2012, ông Luyến được luân chuyển về làm Chánh văn phòng UBND huyện Phú Xuyên, người phát ngôn của UBND huyện. Công việc đòi hỏi thường xuyên phát biểu trong các cuộc họp, cung cấp thông tin cho báo chí.

“Tôi đã cố dùng câu diễn đạt khác đi, tránh những từ, câu có phụ âm n mà mình phát âm chưa chuẩn. Nhưng từ Hà Nội vẫn xuất hiện thường xuyên trong báo cáo, bài phát biểu. Tôi đọc Hà Lội, nhiều vị trong phòng họp cười, tiếng cười nhỏ, vẫn đủ để mình nghe thấy. Từ đó tôi quyết tâm phải sửa bằng được, người phát ngôn của huyện không thể nói ngọng”, ông Luyến nhớ lại.

Ông Luyến về nhờ vợ là giáo viên ngữ văn chỉ lại cách uốn lưỡi khi đọc “l, n”. Hàng ngày ông luyện đọc “Nên nói hay nên làm”, “Hà Nội”, sau đó nhờ vợ kiểm tra lại. Kiên trì, ông đã sửa thành công. “Bây giờ, tôi nói Hà Nội, l, n nuột luôn”, ông Luyến cười lớn, nói nhanh để chứng minh.

Năm 2015, ông Luyến trở lại ngành giáo dục huyện với vị trí Trưởng phòng Giáo dục. Sở Giáo dục thành phố đã không còn đưa ra kế hoạch chương trình sửa ngọng, thay vào đó để các phòng giáo dục tự thực hiện. Riêng Phú Xuyên là một trong số ít huyện ngoại thành còn quan tâm tới chương trình luyện phát âm chuẩn, đưa vào tiêu chí thi đua của các trường, giáo viên.

12 huyện ngoại thành khác của Hà Nội áp dụng chương trình sửa ngọng từ năm 2011, nhưng đến năm 2015 thì dừng. Những huyện tỷ lệ giáo viên, học sinh ngọng cao như Mê Linh, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Thường Tín…, việc luyện âm chuẩn “l, n” hầu như không còn được nhắc đến.

10 năm tỷ lệ ngọng của giáo viên Tiểu học Phú Xuyên vẫn là 25%

Theo khảo sát mới nhất của Trường Tiểu học thị trấn Phú Xuyên vào tháng 4/2018, có 12 giáo viên (chiếm 25%), 338 học sinh (chiếm 30%) phát âm ngọng. Lý giải sau 10 năm tỷ lệ ngọng vẫn còn cao, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Tuyết Mai nói: “Trường còn nhiều giáo viên cao tuổi, thói quen từ lâu năm nên sửa phát âm chậm. Sửa nói ngọng cho học sinh gặp khó khăn vì ông bà, bố mẹ, người xung quanh đều ngọng. Ở trường các em nói chuẩn, nghỉ hè xong lại tái ngọng”.

Ông Bùi Thanh Sơn, Trưởng phòng Giáo dục huyện Ứng Hòa, đánh giá tình trạng giáo viên, học sinh phát âm lệch chuẩn l, n ở huyện còn phổ biến. Trước đây huyện từng áp dụng chương trình sửa ngọng, nay các trường tổ chức dưới dạng chuyên đề, nếu nhiều trường đề xuất thì mở lớp tập huấn. “Nói ngọng do thói quen địa phương, giáo viên học sinh tự ý thức sửa mới được”, ông Sơn nói.

Là một trong những người đóng góp ý tưởng xây dựng chương trình Luyện phát âm, viết đúng chính tả hai phụ âm đầu l, n, ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội, đánh giá chương trình đã đạt được hiệu quả tích cực. “Kết quả có thể nhìn thấy ngay là trong cuộc họp giao ban, các hiệu trưởng đã phát âm chuẩn l, n. Học sinh cũng bớt nói ngọng hơn trước rất nhiều”, ông nói.

Đánh giá tỷ lệ ngọng hiện vẫn còn cao, ông Tiến cho biết khi làm kế hoạch, Sở bỏ ngỏ thời gian dự kiến hoàn thành, “bởi luyện viết đúng chính tả thì dễ, xóa nói ngọng thì 10 năm, 20 năm thậm chí cả một thế hệ chưa chắc đã thành công”. Vì một số lý do khác, Sở tạm thời không triển khai chương trình như trước, nhưng vẫn nhắc nhở các trường thực hiện.

Tất Định

Theo VNE

Cần lộ trình cho tự chủ đại học

Có tình trạng sau khi cho thí điểm tự chủ đại học, một số trường nâng học phí dịch vụ lên khiến cử tri than phiền học phí quá cao

Sáng 6-11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (ĐH).

Không thể có ĐH vô chủ

Góp ý vấn đề đẩy mạnh tự chủ ĐH, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành ủy TP HCM - lưu ý cơ sở giáo dục ĐH chịu trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật là đúng nhưng chưa đủ.

"Trách nhiệm phải chịu trước ai? Nêu rõ trước chủ sở hữu, trước người học, trước tổ chức, cá nhân liên quan thì lúc đó mới có cơ chế giám sát từ trong ra ngoài" - ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân góp ý.

Ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng cần phải xác định rõ cơ sở giáo dục ĐH công lập do nhà nước là chủ sở hữu đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động. Chủ sở hữu là người đầu tư cho ĐH phát triển nhưng phải là người có quyền quyết định nhân sự bởi "chủ sở hữu mà không được quyết định nhân sự thì vận hành ĐH không đúng cách".

Trong dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH có đề cập một số chủ sở hữu nhưng không có định nghĩa. Chủ sở hữu tức là có vốn, có quyền thành lập, quyền đầu tư, quyền quyết định nhân sự và xử lý chế tài khi vi phạm pháp luật. "Nếu không làm rõ thì sẽ thấy rằng các trường ĐH như không có chủ. Rất nguy hiểm! Không thể có ĐH vô chủ" - ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu) nêu thực tế tuy cho quyền tự chủ nhưng khống chế trần học phí, dẫn đến một số trường rất khó tự chủ; có tình trạng thí điểm tự chủ rồi một số trường nâng học phí dịch vụ lên khiến nhiều cử tri than phiền giá học phí quá cao.

"Tự chủ không có nghĩa là buông để các trường tự bơi mà nhà nước đầu tư rồi rút ra dần dần, giống như bầu sữa mẹ, tùy theo thể trạng của từng đứa con mà cho cai sữa, từ từ rút ra một phần hoặc coi thể trạng để tiếp tục đầu tư" - vị ĐB này nhấn mạnh.

Theo ĐB Tuấn, tuy học phí của Việt Nam so với các trường quốc tế là thấp nhưng sau khi "bung" quyền tự chủ thì sẽ rất cao. Trong khi đó, kinh tế nước ta còn nghèo. "Cử tri cần làm rõ một điểm là học sinh, sinh viên nghèo có thể vào những trường "đỉnh" hay không? Dự thảo luật đã có tiên liệu một điều là trích một phần để đưa vào Quỹ Hỗ trợ sinh viên nhưng tôi nghĩ như vậy chưa đủ mà phải có điều khoản nào đó ràng buộc các trường ĐH phải trích tỉ lệ bao nhiêu phần trăm" - ĐB Tuấn trăn trở.

Cần lộ trình cho tự chủ đại học - Hình 1

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân cho rằng trong dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH chưa có định nghĩa về một số chủ sở hữu.

Quy định riêng với nhân lực y tế

Là bác sĩ chuyên khoa I, ĐB Vũ Thị Nguyệt (Hưng Yên) tỏ ra băn khoăn khi trong dự thảo Luật Giáo dục ĐH lần này bỏ mất trình độ và văn bằng chuyên sâu.

Điều 39 Luật Giáo dục năm 1998 đã quy định và có những hướng dẫn cụ thể tại các văn bản dưới luật. Theo ĐB Nguyệt, trong những luật sau thì không quy định loại hình đào tạo cũng như loại văn bằng này. ĐB này cho hay bà và nhiều bác sĩ khác cảm thấy mình bị gạt ra khỏi hệ thống đào tạo chung và rất tâm tư khi không biết mình đang đứng ở đâu và được ai công nhận.

Bà khẳng định đào tạo nhân lực y tế là loại hình đào tạo đặc biệt cả về thời gian, hình thức cũng như văn bằng, chứng chỉ.Để trở thành bác sĩ hành nghề chuyên môn, ngoài 6 năm được đào tạo ở trong trường ĐH, cần thêm ít nhất 2-3 năm đào tạo chuyên sâu theo 2 hướng: hướng đào tạo hàn lâm nghiên cứu và hướng đào tạo hành nghề chuyên môn. Bên cạnh đó, cán bộ y tế còn phải thường xuyên đào tạo cập nhật kiến thức. Tóm lại, việc học đối với cán bộ y tế gần như suốt đời và không bao giờ là đủ. ĐB Nguyệt đề nghị cần quy định rõ trong khoản 1 điều 6 trình độ tương đương với trình độ thạc sĩ, tiến sĩ hoặc trình độ chuyên gia.

ĐB Lê Thị Yến (Phú Thọ), Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH, cũng cho rằng nội dung chương trình đào tạo bác sĩ phức tạp hơn các chương trình cử nhân 4 năm nên những đối tượng này không thể "hòa cùng" với trình độ và văn bằng là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.

Đặt câu hỏi trình độ và văn bằng chuyên sâu sẽ được quy định ở luật nào, bà Yến đề nghị cần có quy định đào tạo riêng với nhân lực y tế theo hướng Chính phủ quy định trình độ chuyên gia đối với một số ngành cần đội ngũ chuyên sâu, đặc thù.

Quy định ngược

Góp ý về hội đồng trường công lập, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân đề nghị bổ sung ai là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước để thực hiện việc quản lý, giám sát.

Hội đồng trường là cơ quan đại diện cho chủ sở hữu nên chủ sở hữu phải có một số quyền liên quan tới hội đồng trường. Hội đồng trường sẽ bầu ra chủ tịch của hội đồng trường, các thành viên. Tất cả những người này, về nguyên tắc phải bảo đảm yêu cầu của chủ sở hữu. ĐB Nhân cho rằng dự thảo luật đang quy định "ngược" khi bầu xong mới gửi cho chủ sở hữu duyệt.

Bài và ảnh: Thùy Dương

Theo nld.com.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Quan hệ bất chính với vợ người khác, trung tá công an ở An Giang bị cách chứcQuan hệ bất chính với vợ người khác, trung tá công an ở An Giang bị cách chức
20:25:36 09/02/2025
Em gái Từ Hy Viên chia sẻ hình ảnh kỷ vật của chị gái, vô tình để lộ chi tiết về lễ tang?Em gái Từ Hy Viên chia sẻ hình ảnh kỷ vật của chị gái, vô tình để lộ chi tiết về lễ tang?
17:36:02 09/02/2025
Nam sinh viên tử vong trong tư thế treo cổ tại phòng trọNam sinh viên tử vong trong tư thế treo cổ tại phòng trọ
21:56:47 09/02/2025
Nữ sinh viên "mất tích" dịp Tết và giây phút gặp lại người thân ở sân bay Tân Sơn NhấtNữ sinh viên "mất tích" dịp Tết và giây phút gặp lại người thân ở sân bay Tân Sơn Nhất
17:44:10 09/02/2025
Chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước xe máy sẽ bị xử phạt đến 10 triệu đồngChở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước xe máy sẽ bị xử phạt đến 10 triệu đồng
17:31:09 09/02/2025
Phản ứng ngỡ ngàng của Hương Giang và dàn sao khi nghe "Đen xin xuống đi ngủ, Linh kêu rồi!"Phản ứng ngỡ ngàng của Hương Giang và dàn sao khi nghe "Đen xin xuống đi ngủ, Linh kêu rồi!"
17:32:42 09/02/2025
Á hậu bị bác sĩ chẩn đoán sai bệnh, xót xa nhất lý do không thể nhập viện điều trịÁ hậu bị bác sĩ chẩn đoán sai bệnh, xót xa nhất lý do không thể nhập viện điều trị
20:08:03 09/02/2025
Phanh phui sự thật đau lòng sau vụ ngoại tình của cặp đôi hot số 1 showbiz: Đàng trai sẵn sàng theo nhân tình bỏ đám cưới triệu đô chỉ với 1 điều kiện!Phanh phui sự thật đau lòng sau vụ ngoại tình của cặp đôi hot số 1 showbiz: Đàng trai sẵn sàng theo nhân tình bỏ đám cưới triệu đô chỉ với 1 điều kiện!
18:35:32 09/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ngoại hình bạn trai nhiếp ảnh gia của H'Hen Niê

Ngoại hình bạn trai nhiếp ảnh gia của H'Hen Niê

Sao việt

22:42:03 09/02/2025
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Tuấn Khôi có phong cách ăn mặc giản dị, được nhận xét đẹp đôi khi đứng cạnh Hoa hậu H Hen Niê.
Choáng váng với tiền tiêu vặt của con trai Cristiano Ronaldo

Choáng váng với tiền tiêu vặt của con trai Cristiano Ronaldo

Sao thể thao

22:30:43 09/02/2025
Ngôi sao người Bồ Đào Nha, Cristiano Ronaldo đã khiến nhiều người phải sửng sốt, qua số tiền tiêu vặt thuộc dạng khủng cho cậu con trai Cristiano Jr.
Oscar 2025 bị đảo lộn sau bê bối của nữ diễn viên chuyển giới

Oscar 2025 bị đảo lộn sau bê bối của nữ diễn viên chuyển giới

Hậu trường phim

22:15:55 09/02/2025
Chỉ chưa đầy 2 tuần kể từ ngày công bố đề cử, cuộc đua đến tượng vàng Oscar 2025 đã chứng kiến một bước ngoặt lớn.
Lên mạng tìm mẹo dọn dẹp nhà cửa, vợ phát hiện người chồng ngoại tình

Lên mạng tìm mẹo dọn dẹp nhà cửa, vợ phát hiện người chồng ngoại tình

Netizen

22:08:13 09/02/2025
Một người phụ nữ phát hiện chồng ngoại tình sau khi lên mạng tìm kiếm mẹo dọn dẹp nhà cửa vì nhận thấy nhiều đồ vật trong nhà đổi màu một cách bí ẩn.
Thai phụ bị 'yêu râu xanh' sàm sỡ, ném ra khỏi đoàn tàu đang chạy

Thai phụ bị 'yêu râu xanh' sàm sỡ, ném ra khỏi đoàn tàu đang chạy

Thế giới

22:06:30 09/02/2025
Một thai phụ đã bị ném ra khỏi đoàn tàu đang chạy sau khi cô chống cự lại hành vi đồi bại của tên yêu râu xanh .
Phim Hàn gây bão MXH lập kỷ lục chưa từng có, nữ chính là mỹ nhân đẹp nhất thế giới càng ngắm càng mê

Phim Hàn gây bão MXH lập kỷ lục chưa từng có, nữ chính là mỹ nhân đẹp nhất thế giới càng ngắm càng mê

Phim châu á

21:32:06 09/02/2025
Chưa cần biết nội dung phim ra sao, diễn xuất của nữ idol thế nào, cư dân mạng cứ tranh thủ ngắm nhìn và khen ngợi visual của Jisoo trước.
Phim Việt giờ vàng gây sốt với 2 mỹ nam đình đám, nữ chính làm 1 điều khiến cõi mạng dậy sóng

Phim Việt giờ vàng gây sốt với 2 mỹ nam đình đám, nữ chính làm 1 điều khiến cõi mạng dậy sóng

Phim việt

21:28:51 09/02/2025
Dù chỉ mới lên sóng nhưng bộ phim Duyên do Nhan Phúc Vinh, Trần Ngọc Vàng, Tăng Huỳnh Như đóng chính đã gây bão mạng xã hội bởi loạt tình tiết duyên dáng, hài hước.
Rùng rợn ổ rắn độc hơn 100 con ở vườn nhà ngoại ô Sydney

Rùng rợn ổ rắn độc hơn 100 con ở vườn nhà ngoại ô Sydney

Lạ vui

21:25:44 09/02/2025
Hôm (7.2), một tổ chuyên bắt rắn của Úc thông báo đã tìm ra ổ rắn gồm 102 con rắn độc ở vườn nhà ngoại ô Sydney, thành phố đông dân nhất xứ sở chuột túi.
Suốt 3 năm, cái chết của sao "Chiếc lá cuốn bay" Tangmo chưa được giải đáp

Suốt 3 năm, cái chết của sao "Chiếc lá cuốn bay" Tangmo chưa được giải đáp

Sao châu á

20:58:58 09/02/2025
Ba năm qua, cơ quan điều tra chưa có câu trả lời cuối cùng cho sự ra đi bí ẩn của nữ diễn viên Thái Lan, Tangmo Nida.
Kanye West thừa nhận kiểm soát vợ

Kanye West thừa nhận kiểm soát vợ

Sao âu mỹ

20:42:52 09/02/2025
Sau màn mặc như khỏa thân của vợ tại lễ trao giải Grammy 2025, rapper Kanye West liên tục đưa ra những phát ngôn gây xôn xao.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 09/02: Cự Giải phát triển, Bọ Cạp thuận lợi

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 09/02: Cự Giải phát triển, Bọ Cạp thuận lợi

Trắc nghiệm

20:32:52 09/02/2025
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 09/02 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Cự Giải hãy tự tin hành động, Bọ Cạp cần nhanh chóng nắm bắt các cơ hội.