Hà Nam nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
Trường THCS Yên Nam, huyện Duy Tiên 5 năm trước luôn xếp cuối trong 18 trường THCS của huyện. Nguyên nhân do cơ sở vật chất nghèo nàn, trường lớp xuống cấp; trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học không đồng bộ, không bảo đảm yêu cầu.
Giờ ra chơi của học sinh Trường tiểu học Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm.
Với chủ trương đổi mới, từ năm học 2013 – 2014 đến 2017 – 2018 trường được đầu tư hàng chục tỷ đồng xây mới hai đơn nguyên với hơn 10 phòng học, phòng chức năng và khu hiệu bộ. Năm 2018, trường được công nhận trường chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, hiện đại; trang thiết bị được đầu tư đầy đủ là động lực lớn để thầy và trò nhà trường phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học. Năm học 2017 – 2018, Trường THCS Yên Nam vươn lên đứng thứ 6 trong số 18 trường THCS của huyện Duy Tiên.
Là một trong những điểm sáng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29, những năm qua Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, (TP Phủ Lý) luôn chú trọng phát triển giáo dục toàn diện cả về số lượng và chất lượng. Ngay từ năm học 2013 – 2014, nhà trường đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh chung sức, đồng lòng cùng với nhà trường xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, văn minh; tạo điều kiện tốt nhất để đội ngũ giáo viên trong trường được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Đến nay, cơ sở vật chất của trường được đầu tư đầy đủ, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên. Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và luôn là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua “hai tốt” của TP Phủ Lý và tỉnh Hà Nam.
Tích cực thực hiện đổi mới, huyện Thanh Liêm đã đạt được một số kết quả thiết thực về hoạt động giáo dục, nhất là việc áp dụng các mô hình, phương pháp mới vào giảng dạy đạt hiệu quả. Năm học 2018 – 2019, 100% học sinh lớp 1 của huyện được học tập theo sách công nghệ giáo dục mới, 100% các trường tiểu học và 50% THCS triển khai mô hình trường học mới, góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Thầy Nguyễn Đức Khánh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) huyện Thanh Liêm chia sẻ: Sau 5 năm đổi mới, đội ngũ giáo viên của huyện Thanh Liêm đã được bổ sung và tuyển dụng hằng năm bảo đảm số lượng theo yêu cầu. Trường, lớp học được xây dựng khang trang, hiện đại; trang thiết bị được đầu tư đầy đủ là động lực rất lớn để thầy và trò nhà trường phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học.
Đến nay, toàn tỉnh Hà Nam có 350 trong số 384 trường đạt chuẩn quốc gia; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 2. Đội tuyển học sinh giỏi quốc gia của tỉnh Hà Nam luôn đứng trong top 10 cả nước. Kết quả thi THPT quốc gia nhiều năm trở lại đây của Hà Nam được duy trì và giữ ở mức cao. Đến nay, 100% giáo viên các cấp đều đạt chuẩn chuyên môn đào tạo, có khả năng tiếp cận và triển khai tốt các yêu cầu về đổi mới giáo dục.
Video đang HOT
Phó Giám đốc Sở GD và ĐT Hà Nam Nguyễn Quang Long, cho biết: ngành GD-ĐT Hà Nam xác định tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; tăng cường công tác khảo thí, kiểm định và đổi mới căn bản hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá bảo đảm trung thực, khách quan. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. Bên cạnh đó, sẽ rà soát, điều chỉnh quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Đặc biệt, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường học thông minh, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, tiểu học đúng độ tuổi, từng bước phổ cập mầm non 4 tuổi, đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
ĐÀO PHƯƠNG
Theo Nhân Dân
Bạn đọc viết: Thiêng liêng hai tiếng "thầy cô"
Đang chạy xe trên đường, bỗng tiếng "thưa cô" vang lên. Thanh âm gọi với theo từ mấy em học sinh tan trường ấy làm lòng người vui đến lạ...
Ảnh minh họa
Khi tôi đang gõ những dòng này thì chiếc điện thoại rung nhẹ và hiện lên dòng chữ "Cô ngủ chưa cô?" từ trò cũ. Em ấy là một trong số những "đứa con" đầu tiên của tôi hơn mười năm về trước. Ngày ấy, tôi là cô giáo trẻ bỡ ngỡ về trường, các em thỉnh thoảng vẫn gọi "chị" đầy mến thương. Giờ các em đã tung cánh về nhiều phương trời nhưng chúng tôi vẫn liên lạc thường xuyên và kỷ niệm vẫn đầy ắp, ấm áp trong tim.
Trò mới thì ngày ngày vẫn léo nhéo "cô ơi", "ơi cô", "cô ơi cô" mỗi khi giải bài tập không xong hoặc là muốn năn nỉ khuất hẹn thời gian nộp bài. Đang chạy xe trên đường, bỗng tiếng "thưa cô" vang lên. Thanh âm gọi với theo từ mấy em học sinh tan trường ấy làm lòng người vui đến lạ. Vào quán cơm bụi, đang loay hoay gọi cơm, lại giật mình vì hai tiếng "thưa cô". Cô trò cùng cười nhìn nhau, e thẹn...
Giữa bao nhiêu bộn bề tất bật của cuộc sống và vòng vây ảm đạm của nhiều câu chuyện buồn về giáo dục, may mắn thay ngày ngày tôi vẫn bắt gặp những lời thưa gửi, lời chào hỏi "Cô ơi" ấm áp. Lòng tôi bỗng nhẹ tênh trút bỏ bao ưu phiền đeo đẳng lâu nay.
Nghề giáo, đâu đơn giản là ngày ngày lên lớp truyền đạt kiến thức cho lớp lớp thế hệ học trò. Nghề giáo còn là nghề "trồng người", gieo tính cách, uốn tâm hồn và vun xới nhân cách cho con trẻ. Và muốn "dạy người", lẽ tất nhiên thầy phải là một tấm gương mẫu mực, sáng trong.
Tấm gương của thầy cô không nhất thiết phải chỉn chu trong mọi hành động, lời nói, suy nghĩ, thái độ. Nhưng mỗi thái độ, suy nghĩ, lời nói, hành động ấy lại cần đạt được sự chuẩn mực nhất định, vừa đủ để trò vừa kính vừa mến và phục.
Làm thầy khó lắm, ngoài việc trau dồi một vốn tri thức uyên thâm, "biết mười dạy một" còn phải trui rèn sự kiên nhẫn, lòng bao dung. Và quan trọng nhất là phải trang bị cho mình một tình yêu thương con trẻ.
Có tình yêu thương, người thầy mới đủ kiên nhẫn giảng lại bài toán khó. Có tình yêu thương, thầy mới quyết tâm vượt đường xa đón trò quay lại lớp. Có tình yêu thương, thầy mới đủ bao dung trước lỗi lầm của trò, dẫu cho mọi người có quay lưng, phê phán thì tấm lòng của thầy vẫn còn chỗ cho em nương náu và vòng tay thầy vẫn sẵn sàng nắm lấy tay em đi tiếp chặng đường dài chông gai...
Bởi vậy, không yêu thương con trẻ, xin đừng làm nhà giáo. Đối tượng bạn tiếp xúc mỗi ngày không phải là đống giấy tờ, sản phẩm may mặc, dây chuyền máy móc... như nhiều ngành nghề khác. Mỗi chuyến "đò" tri thức hàng năm, bao nhiêu học sinh là bấy nhiêu con người với những cá tính riêng biệt.
Người thầy còn phải là một người cha, người mẹ và người bạn của trò. Phải nhanh nhạy nắm bắt được ánh mắt cô bé này hôm nay sao buồn quá, theo dõi được lực học cậu bé kia bỗng dưng sút hẳn,... Một vẻ mặt nghi ngại, một lời nói ấp úng... cũng sẽ là những "tín hiệu" khiến thầy biến thành nhà tâm lý giải mã và giải tỏa những vướng mắc trong lòng trò.
Hành trình gieo con chữ, gieo nết người dài đăng đẳng và đầy chông gai. Nhưng tôi tin rằng với những hạt mầm yêu thương, kiên nhẫn và bao dung mỗi ngày bạn gieo xuống, quả ngọt vẫn đang đợi chờ bạn ở phía trước.
Nhìn lại chặng đường cầm phấn của mình, tôi không dám khẳng định mình đã đủ yêu thương, đủ kiên nhẫn, đủ bao dung với trò. Lẽ tất nhiên đôi lúc chúng ta còn sơ sài bài giảng, xuề xòa trong cách rèn nếp người... Và chúng ta - những người thầy cần phải nhận ra rằng thỉnh thoảng chúng ta đã sai trong cách dạy trò nhưng "quên" thêm vào trong lời nói, hành động của mình một chút "yêu thương".
Tôi chỉ muốn nhắn nhủ đến các đồng nghiệp, hãy chậm lại một chút để ngẫm, lắng lại một chút để nghĩ và bạn sẽ nhận ra rằng mình cần cho đi nhiều hơn nữa món quà - thương yêu. Để hai tiếng "thầy cô" mãi mãi thiêng liêng và ấm lòng, bạn nhé!
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Cần giáo dục gì cho học sinh? Ngày trước, chuyện thầy phạt trò bằng những hình thức kỷ luật nghiêm khắc là bình thường. Có những hình thức mà giờ nghĩ tới ta cũng thấy sợ, như dùng thước kẻ đánh vào ngón tay, hay bắt quỳ 'thớt mít'... Vụ học sinh bị tát 231 lần gây xôn xao dư luận những ngày qua - CTV Tuy nhiên, những hình...