Hà Nam: Công an tỉnh cùng Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; phòng, chống vi phạm pháp luật, bạo lực học đường
Sáng 13/4, Công an tỉnh cùng Sở giáo dục và đào tạo tổ chức Hội nghị ký kết, triển khai kế hoạch phối hợp đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; phòng, chống vi phạm pháp luật, bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022-2027.
Đồng chí Đại tá Nguyễn Quốc Hùng – Giám đốc Công an tỉnh và đồng chí Phạm Anh Tuấn – Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo đồng chủ trì Hội nghị.
Đại diện lãnh đạo hai đơn vị ký kết kế hoạch phối hợp.
Tham gia hội nghị còn có các đồng chí: Đại tá Trần Đình Chung – Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ; lãnh đạo Cục xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ – Bộ Công an; đại diện lãnh đạo các cục nghiệp vụ, Bộ Công an; lãnh đạo Công an tỉnh; Sở giáo dục và đào tạo, Sở lao động thương binh và xã hội; các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thị xã, thành phố; Phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã, thành phố; các trường THPT, THCS và Trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp tỉnh…
Video đang HOT
Đại tá Nguyễn Quốc Hùng- Giám đốc công an tỉnh phát biểu tại hội nghị.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Bộ giáo dục và đào tạo, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Công an tỉnh trong những năm qua đã chủ động phối hợp cùng Sở giáo dục và đào tạo, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều nội dung giải pháp công tác xây dựng phong trào toàn dân BV ANTQ, phòng chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường, đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng….Để ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình trạng trên, Công an tỉnh, Sở giáo dục và đào tạo đã thống nhất ban hành kế hoạch phối hợp đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, phòng, chống vi phạm pháp luật, bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục, gồm các nội dung, biện pháp phối hợp như: Phối hợp tham mưu, chỉ đạo triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ, giáo viên, học sinh và nhân dân trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường; Phối hợp xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến; Nắm tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và bạo lực học đường; Tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cơ quan chức năng trong phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường…
Đồng chí Phạm Anh Tuấn – Giám đốc Sở GDĐT phát biểu tại hội nghị.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo 2 ngành đã ký kết, triển khai kế hoạch phối hợp đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; phòng, chống vi phạm pháp luật, bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022-2027.
Hội nghị được triển khai nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa 2 ngành trong triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm ANTT, phòng chống vi phạm pháp luật, bạo lực học đường trong và ngoài cơ sở giáo dục. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của lực lượng Công an, ngành Giáo dục và Đào tạo các cấp, nhất là người đứng đầu các đơn vị trong việc phối hợp thực hiện các nội dung, biện pháp công tác xây dựng phong trào, từng bước đẩy lùi, tiến tới xây dựng các cơ sở giáo dục không có học sinh vi phạm pháp luật và bạo lực học đường.
Ngăn chặn bạo lực học đường bằng cách nào?
Thời gian qua, nhiều vụ việc bạo lực học đường xảy ra gây hoang mang, lo lắng cho phụ huynh học sinh.
Khi vụ việc bạo lực học đường xảy ra, không chỉ đơn thuần là mâu thuẫn nội bộ của những học sinh cùng lớp hoặc cùng trường mà còn là của cả học sinh đã bỏ học; có trường hợp, học sinh trong trường rủ rê, lôi kéo hoặc nhờ vả đối tượng xã hội đen vào tận trường học để đe dọa, đánh đập học sinh.
Nhiều vụ việc bạo lực học đường xảy ra có sử dụng các loại hung khí nguy hiểm gây ra thương tích cho học sinh.
Nhiều vụ việc bạo lực học đường xảy ra xuất phát từ những mâu thuẫn trên mạng xã hội, học sinh có hành vi chửi bới, thách đố và hẹn gặp để giải quyết mâu thuẫn đều thông qua mạng xã hội. Bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của những học sinh nam mà còn là của học sinh nữ. Nhiều vụ việc học sinh nữ đánh nhau được quay clip và tung lên mạng, cho thấy ý thức của một bộ phận học sinh là rất kém, cá biệt, có hành vi cổ vũ, kích động cho hành vi bạo lực của các học sinh.
Bạo lực học đường ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của nhiều học sinh. Do tâm sinh lý học sinh phát triển chưa ổn định, có thể nhìn nhận vấn đề bạo lực học đường ở nhiều khía cạnh khác nhau như có em thì chủ động ghi lại cảnh đánh nhau để kỷ niệm; có em thì tung trên mạng xã hội để chia sẻ, bình luận; có em thì đứng nhìn vụ việc bạo lực xảy ra một cách vô cảm, không can ngăn; có em thì hùa vào để kích động, "tiếp sức" cho những người trong cuộc tiếp tục kéo dài hành vi bạo lực hoặc kích động trả đũa,... Và đa số học sinh còn lại thì cảm thấy bất an, không yên tâm khi đến trường và trong số đó tự trấn an mình bằng cách nhờ người khác để bảo vệ mình khi bị học sinh khác đe dọa hoặc nhiều em có biểu hiện hoảng sợ, lo lắng, trầm cảm,... khi bị bắt nạt dẫn đến việc học hành sa sút.
Đối với nhà trường, khi vụ việc bạo lực học đường xảy ra, nguyên nhân một phần xuất phát từ việc thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý; việc nắm bắt tình hình, tư tưởng của học sinh chưa tốt, chưa phát huy được vai trò của ban cán sự lớp, ban đại diện phụ huynh học sinh và giáo viên chủ nhiệm trong việc phát hiện mâu thuẫn, xích mích của các học sinh trong lớp học để chủ động xử lý kịp thời. Lực lượng bảo vệ trường học còn mỏng, thiếu và yếu, chủ yếu là hợp đồng thời vụ với những người lớn tuổi, thiếu chuyên nghiệp trong việc xử lý những vụ việc bạo lực học đường; công tác giáo dục, tư vấn tâm lý học sinh trong trường học chưa phát huy hiệu quả,...
Đối với những học sinh có hành vi bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng thì phải có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên hạn chế kỷ luật buộc thôi học đối với các em, vì đây chưa phải là biện pháp giáo dục tốt nhất, nếu không thận trọng có thể làm thay đổi cuộc đời các em theo chiều hướng tiêu cực. Thay vào đó, nên tích cực giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện để các em tự nhận ra và khắc phục lỗi lầm của mình. Bên cạnh đó, nhà trường cần thường xuyên phối hợp với phụ huynh học sinh để tăng cường biện pháp quản lý, nhắc nhở, nhất là giải pháp tư vấn tâm lý học đường để có thể hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của các em, giúp các em giải tỏa những mâu thuẫn, xích mích với các học sinh khác,... Mặt khác, nhà trường thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh, nhất là các quy định của pháp luật liên quan đến các hành vi gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích hoặc hành vi làm nhục người khác,... Đặc biệt, cần phải giáo dục để các em hiểu biết về mạng xã hội, đồng thời, tư vấn, hướng dẫn các em sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, trách nhiệm nhằm góp phần ngăn chặn các vụ việc bạo lực học đường có thể xảy ra như hiện nay.
Thừa Thiên Huế 'nóng' bạo lực học đường, Giám đốc Sở GD&ĐT nói gì? Liên quan đến vấn đề bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng trên địa bàn, lãnh đạo ngành giáo dục Thừa Thiên Huế đã lên tiếng về điều này. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nhiều vụ việc học sinh mâu thuẫn, hẹn gặp mặt rồi đánh nhau. Những vụ việc như vậy được...