Hà Nam: 32 tiêu chí chọn SGK sát với thực tiễn giáo dục của tỉnh
Tỉnh Hà Nam vừa ban hành Bộ tiêu chí lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh từ năm học 2020-2021 với 6 nhóm và 32 tiêu chí cụ thể lựa chọn SGK sát với thực tiễn giáo dục Hà Nam.
Bộ tiêu chí lựa chọn SGK vừa được tỉnh Hà Nam ban hành gồm 6 nhóm và 32 tiêu chí cụ thể. Ảnh: Bá Hải
6 nhóm tiêu chí cụ thể gồm: Phù hợp với việc học tập của học sinh; Phù hợp, thuận tiện, hiệu quả đối với xây dựng kế hoạch bài dạy của giáo viên; Ngữ liệu; Phù hợp với điều kiện của địa phương; Phương pháp dạy học; Các yếu tố đi kèm với SGK nhằm hỗ trợ, đảm bảo chất lượng dạy – học.
Trong đó, nổi lên 2 nhóm tiêu chí được tỉnh quy định cụ thể, gắn các tiêu chí lựa chọn SGK với điều kiện thực tế dạy – học của tỉnh: Tiêu chí số 4 và Tiêu chí số 6.
Video đang HOT
Tiêu chí số 4 “Phù hợp với điều kiện của địa phương”, tỉnh quy định: Nội dung SGK: đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; Đảm bảo tính mềm dẻo, có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh tại địa phương;
Nội dung SGK đảm bảo triển khai khả thi, phù hợp với năng lực chung của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại địa phương; Phù hợp với khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại các cơ sở giáo dục; giáo viên thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn địa phương.
Cấu trúc, nội dung SGK tạo cơ hội cho các trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động tích hợp gắn với thực tế địa phương; SGK có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bài dạy, kế hoạch giáo dục.
SGK có giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư tại địa phương, có khả năng tái sử dụng.
Nhóm tiêu chí số 6: “Các yếu tố đi kèm với SGK nhằm hỗ trợ, đảm bảo chất lượng dạy – học”; Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong sử dụng SGK hiệu quả, đảm bảo chất lượng;
Có nguồn học liệu điện tử bổ sung cho SGK đa dạng, phong phú, hữu ích và giúp giáo viên sử dụng tốt trên môi trường mạng; Danh mục thiết bị dạy học kèm theo SGK phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý. Đảm bảo việc phân phối, phát hành SGK theo yêu cầu và kịp thời trong các năm học…
Bá Hải
Lựa chọn sách giáo khoa phù hợp
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) vừa ban hành thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông, có hiệu lực từ ngày 15-3 tới.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các địa phương, các trường lựa chọn SGK chuẩn bị áp dụng chương trình mới vào dạy học bắt đầu từ lớp 1 năm học 2020 - 2021.
Ảnh minh họa
Theo quy định của thông tư, tiêu chí lựa chọn SGK phải phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội địa phương; phù hợp điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông. Đáng chú ý, mỗi cơ sở giáo dục phổ thông thành lập một hội đồng lựa chọn SGK (trường phổ thông nhiều cấp học thì mỗi cấp học thành lập một hội đồng). Quá trình lựa chọn, các tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận, đánh giá SGK, sau đó giáo viên bỏ phiếu kín lựa chọn một đầu SGK cho mỗi môn học để báo cáo hội đồng. Hội đồng họp thảo luận, đánh giá và bỏ phiếu kín để lựa chọn. SGK được lựa chọn phải bảo đảm hơn một phần hai số thành viên đồng ý; trong trường hợp không có đủ số phiếu theo quy định thì thảo luận và bỏ phiếu lại, nếu vẫn không đủ thì SGK nào có số phiếu cao nhất sẽ được lựa chọn. Trên cơ sở đề xuất của hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định chọn danh mục SGK để sử dụng; công bố công khai danh mục SGK sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất bốn tháng.
Việc Bộ GD và ĐT ban hành thông tư hướng dẫn chọn SGK sẽ giúp các địa phương, cơ sở giáo dục có các căn cứ để triển khai khi chỉ còn khoảng hơn 5 tháng nữa, học sinh sẽ tựu trường năm học mới. Tuy nhiên, lựa chọn SGK nào để đưa vào dạy học vẫn còn nhiều nỗi lo. Bởi hiện nay, các nhà xuất bản có SGK được phê duyệt vẫn chủ yếu giới thiệu bản mẫu để "quảng bá sản phẩm". Vì vậy, phần lớn các trường đều chưa có đủ các SGK để cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận, đánh giá, so sánh. Đáng chú ý, SGK cụ thể hóa chương trình giáo dục phổ thông cho nên để xác định SGK có phù hợp hay không, giáo viên cần được dạy thử trong thực tiễn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, giáo viên chỉ được đọc, thảo luận rồi đánh giá, nhận xét SGK thì sẽ rất khó để lựa chọn một cách chuẩn xác. Bộ GD và ĐT cũng quy định các tỉnh, thành phố đưa ra tiêu chí cụ thể chọn SGK, trong khi các SGK được tổ chức thẩm định theo các tiêu chí chung, không có SGK nào viết riêng cho các vùng miền là điều bất hợp lý. Đáng chú ý, dư luận lo ngại, việc giao cho các trường, địa phương tự lựa chọn SGK sẽ tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực trong quá trình lựa chọn. Nhất là tình trạng "vận động hành lang" của đơn vị có sách hoặc việc "gửi gắm", gợi ý, định hướng của cơ quan, cán bộ quản lý... với các giáo viên, nhà trường có thể xảy ra.
Để lựa chọn SGK mới, nhất là đối với SGK lớp 1 dùng từ năm học 2020 - 2021 được minh bạch, đúng với tiêu chí, yêu cầu đề ra; Bộ GD và ĐT cần công khai hồ sơ thẩm định SGK để các trường có thêm căn cứ lựa chọn. Tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương, các nhà xuất bản thực hiện tốt các khâu lựa chọn SGK lớp 1. Đối với các cơ sở giáo dục cần công khai giải thích với phụ huynh, học sinh lý do lựa chọn từng SGK. Mặt khác, khi cơ sở giáo dục lựa chọn SGK cần có cơ chế để tăng sự giám sát của phụ huynh học sinh. Hơn nữa, để thật sự lựa chọn được SGK tốt, phù hợp nhất cho việc dạy và học còn cần đến cái tâm của mỗi cán bộ quản lý giáo dục, thầy giáo, cô giáo để có sự lựa chọn công tâm, vì học sinh; tránh bị tác động của những yếu tố tiêu cực trong quá trình lựa chọn sách.
GIANG SƠN
Theo nhandan
Hơn 1 tháng có đủ cho giáo viên thẩm định, lựa chọn SGK? Theo kế hoạch, Dự thảo Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông được Bộ GD&ĐT soạn sẽ hết hạn góp ý vào 30/1/2020. Còn các cơ sở đào tạo phải chọn sách xong trước tháng 4/2020. Với quỹ thời gian quá ngắn như vậy, liệu giáo viên có đủ thẩm thấu để chọn...