Hà Lan: Trưng biển cảnh báo du khách “chơi” ma túy
Nhà chức trách Hà Lan cảnh báo du khách không nên sử dụng một loại cocaine cực kỳ nguy hiểm.
Mới đây, nhà chức trách Hà Lan đã trưng nhiều tấm biển cảnh báo cỡ lớn đối với du khách ở Amsterdam về các loại heroin “đội lốt” cocaine khiến nhiều người thiệt mạng và nhiều người khác nhập viện.
Tấm biển cảnh báo du khách về một loại ma túy nguy hiểm ở Hà Lan
Trên tấm biển màu trắng cùng dòng chữ cảnh báo trên nền đỏ, nhà chức trách Hà Lan nhấn mạnh hiện đang có một loại cocaine cực kỳ nguy hiểm đang được bán ở Amsterdam, đồng thời khuyên du khách tránh xa những kẻ bán ma túy dạo trên đường phố, bởi nhiều người đã thiệt mạng khi sử dụng loại ma túy nguy hiểm này.
Nhà chức trách Hà Lan cũng tiết lộ trên tấm biển rằng kết quả nghiên cứu cho thấy loại cocaine đang được bán ở Amsterdam thực chất là một loại heroin trắng rất nguy hiểm. Tấm biển cũng khuyến cáo mọi người gọi cấp cứu nếu thấy bất cứ ai bị ngất, khó thở hoặc ngừng thở vì sử dụng ma túy.
Tấm biển cảnh báo này gây chú ý với dòng chữ ở cuối “Bạn sẽ không bị bắt vì sử dụng ma túy ở Amsterdam”, và tiếp đó là những hướng dẫn cách thức sơ cứu cho nạn nhân sốc thuốc trong khi chờ đợi cấp cứu.
Video đang HOT
Luật pháp Hà Lan phân biệt rõ ràng giữa các loại “ma túy mềm” như cần sa với “ma túy cứng” như cocaine và heroin. Ở Hà Lan, việc sở hữu và sử dụng tới 5 gam cần sa hay 1 gam cocaine/heroin không bị coi là tội phạm.
Người sử dụng ma túy không bị coi là tội phạm ở Hà Lan
Điều này hoàn toàn trái ngược với luật pháp Mỹ và nhiều đất nước khác, nơi việc sử dụng ma túy hầu hết đều bị coi là hành vi hình sự và có thể bị đưa ra tòa. Trong khi đó, Hà Lan lại chú trọng hơn vào việc giảm thiểu tác hại của việc sử dụng ma túy đối với sức khỏe người dân và du khách hơn là trừng phạt.
Một trong những lý do khiến Hà Lan không muốn xử lý hình sự đối với hành vi sử dụng ma túy là vì lo ngại rằng quy định nghiêm ngặt đó sẽ khiến nhiều người sốc thuốc không muốn đến các cơ sở y tế do sợ bị bắt. Theo quy định, nhà chức trách Hà Lan được phép trao đổi thẳng thắn với người sử dụng ma túy về những nguy cơ mới xuất hiện, chẳng hạn như loại cocaine giả.
Luật pháp Hà Lan coi những người sử dụng ma túy là người bình thường nhưng có thói quen không có lợi cho sức khỏe, và trong tấm biển cảnh báo trên cũng không có những ngôn từ phán xét về đạo đức đối với những người sử dụng cocaine.
Theo một kết quả điều tra mới đây, 44% người dân Mỹ cho biết đã từng sử dụng cần sa trong đời, và 14% thú nhận đã sử dụng cocaine. Trong khi đó, con số này ở Hà Lan tương ứng chỉ là 26% và 5%, thấp hơn rất nhiều.
Theo Khampha
Đà Nẵng: Người nghiện ma túy "lởn vởn" ngoài cộng đồng phá vỡ "5 không"
Ngay sau khi Quốc hội đồng ý với kiến nghị của Chính phủ, cho phép áp dụng biện pháp cắt cơn - giải độc tạm thời với những người nghiện không có nơi cư trú, sáng 11.11, Sở LĐTBXH TP.Đà Nẵng đã lập tức họp, triển khai các biện pháp cấp thiết để đưa người nghiện ma tuý vào các trung tâm cai nghiện tập trung...
Cả ngàn người nghiện ngoài cộng đồng
Cũng tương tự TP HCM, tại Đà Nẵng, vấn đề người nghiện ma tuý tràn lan ngoài xã hội làm "đau đầu" chính quyền, gây hoang mang lo ngại trong nhân dân, mất an ninh trật tự. Với quy mô chỉ gần 1 triệu dân, song Đà Nẵng có đến 1.900 người nghiện, trong đó, 50% không có nghề nghiệp. Nhưng đáng ngại hơn, chỉ có hơn 100 đối tượng được cai nghiện tập trung, số còn lại ngoài cộng đồng.
Đã vậy, từ khi thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 221 của Chính phủ về quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc, Đà Nẵng không có người nào được đưa vào cơ sở cai nghiện.
Thực trạng này đã làm "vỡ" mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành đô thị "5 không", trong đó có tiêu chí "không có người nghiện ma tuý trong cộng đồng". Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hưng - GĐ Sở LĐTBXH Đà Nẵng - việc chuyển từ hình thức cai nghiện tập trung sang cai nghiện tại cộng đồng không hiệu quả do chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính quyền và gia đình người nghiện.
Trước đây, khi phát hiện đối tượng nghiện ma tuý, lực lượng chức năng lập biên bản và chuyển vào trung tâm cai nghiện tập trung. Nhưng, quy định mới hiện nay, nếu phát hiện đối tượng sử dụng ma tuý, cơ quan chức năng phải theo dõi liên tục trong vòng 72 giờ. Ngành y tế kết luận đối tượng nghiện ma tuý, muốn đưa lên cai nghiện tập trung thì cần có quyết định của TAND cùng cấp. Các thủ tục này mất rất nhiều thời gian, gây khó khăn cho việc quản lý đối tượng nghiện ma tuý tại cộng đồng, rất khó thực hiện.
"Xé rào" để kiểm soát người nghiện
Báo cáo tại hội nghị tổng kết công tác phòng, chống ma tuý mới đây của Đà Nẵng, Đội CSĐT về ma tuý quận Liên Chiểu cho biết, mỗi cán bộ, cảnh sát về ma tuý phải theo dõi, quản lý 40 đối tượng nghiện tại cộng đồng, nên không hiệu quả. Việc áp dụng biện pháp hành chính, cai nghiện tại cộng đồng, gia đình là không khả thi, đối tượng nghiện ma tuý tăng đột biến.
Trước khi QH thông qua (chiều 10.11), đồng ý với kiến nghị của Chính phủ, cho phép áp dụng biện pháp cắt cơn, giải độc tạm thời với những người nghiện không có nơi cư trú... thì Đà Nẵng đã "xé rào", đưa ra giải pháp kiểm soát tình hình ma tuý, để tự cứu mình. Từ tháng 9.2014, Đà Nẵng đã ra quyết định ban hành Quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma tuý trên địa bàn, kèm theo chính sách hỗ trợ.
Theo đó, các ngành như: Tư pháp, công an, LĐTBXH của các quận, huyện trong vòng 3 ngày phải thống nhất lập hồ sơ, chuyển qua toà án. Sau đó, trong vòng 3-5 ngày, toà án ra quyết định có đưa người nghiện vào cai nghiện tập trung hay không.
Theo LDO
Người nghiện "đốt" hơn 14.000 tỉ đồng/năm H iện cả nước có hơn 200.000 người nghiện (chưa kể người nghiện không có hồ sơ). "đốt" hơn 14.000 tỉ đồng/năm; trong đó 19.000 người nghiện ở TP.HCM "đốt" hơn 1.300 tỉ đồng. Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Quy chế 607/QCPH-C47B ngày 19.8.2012 về phối hợp giữa các lực lượng trong đấu...