Hà Lan muốn từ bỏ các quy định về di cư của EU
Ngày 18-9, Reuters dẫn nguồn tin từ Chính phủ Hà Lan cho biết nước này đã yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) từ chối áp dụng các quy định về di cư để có thể thực hiện biện pháp ngăn chặn những người nhập cư không mong muốn .
Chính trị gia cực hữu người Hà Lan, lãnh đạo đảng PVV Geert Wilders gặp báo chí sau cuộc bầu cử tại The Hague, Hà Lan. Ảnh: Reuters
“Tôi vừa thông báo với EU rằng tôi muốn Hà Lan được quyền từ chối di cư trong khối châu Âu. Chúng ta cần phải tự chịu trách nhiệm về chính sách tị nạn của mình một lần nữa!”, Bộ trưởng Di cư Marjolein Faber cho biết trên nền tảng mạng xã hội X.
Ông Geert Wilders, lãnh đạo đảng Vì tự do (PVV) tuyên bố cuộc khủng hoảng tị nạn toàn quốc, cho phép thực hiện các biện pháp kiểm soát mà không cần sự chấp thuận của quốc hội.
Brussels dự kiến sẽ phản ứng lại, vì các quốc gia thành viên EU, bao gồm cả Hà Lan, đã nhất trí về một hiệp ước di cư mới trên toàn khối vào tháng 12-2023. Tuần trước, người phát ngôn của EU – Eric Mamer cho biết về lập trường của Hà Lan rằng: “Bạn không thể từ chối luật đã được thông qua tại EU, đó là nguyên tắc chung”.
Theo dữ liệu của EU, Hà Lan đã tiếp nhận đơn xin tị nạn lần đầu của hơn 1.000 người vào năm 2023, tương đương với mức trung bình của khối. Mười quốc gia thành viên khác có tỷ lệ cao hơn. Tuy nhiên, sau nhiều năm cắt giảm ngân sách, trung tâm đăng ký người xin tị nạn duy nhất của Hà Lan đã quá tải.
Việc từ chối tham gia hiệp ước di cư của EU là một trong những cách mà Chính phủ Hà Lan hy vọng sẽ giảm tình trạng di cư liên quan đến người tị nạn, nhưng các chuyên gia pháp lý cho rằng điều này khó có thể thành công…
Hà Lan: Cấm học sinh sử dụng điện thoại di động tại trường học
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, bắt đầu từ năm học mới này, khi trở lại trường vào ngày 2/9, học sinh tiểu học tại Hà Lan bị cấm sử dụng điện thoại di động, đồng hồ thông minh và máy tính bảng tại trường vì chính phủ nước này cho rằng các thiết bị thông minh làm học sinh "xao nhãng", làm giảm hiệu suất học tập và tương tác xã hội.
Lệnh cấm thiết bị thông minh đối với các trường trung học sẽ bắt đầu từ tháng 1 tới, có nghĩa là việc cấm học sinh sử dụng thiết bị thông minh tại trường sẽ được áp dụng với tất cả các cấp học trên phạm vi toàn quốc.
Trong tuyên bố vừa đưa ra, Chính phủ Hà Lan cho biết: "Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tác hại của việc sử dụng điện thoại di động trong lớp học. Học sinh tập trung kém hơn và hiệu suất học tập của các em bị ảnh hưởng. Chúng ta cần bảo vệ học sinh khỏi điều đó".
Việc sử dụng điện thoại và đồng hồ thông minh tại trường học đã là chủ đề tranh luận gay gắt ở Hà Lan trong thời gian qua. Nhà chức trách đã lập luận rằng các trường có thể tự quyết định, trong khi một số nhóm phụ huynh vận động hành lang để cấm hoàn toàn vì lo ngại về tác động của mạng xã hội đối với trẻ em.
Hy Lạp và Italy đã có lệnh cấm điện thoại di động tại trường học, trong khi Đức cũng đang cân nhắc một động thái tương tự. Một nghiên cứu gần đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng khuyến nghị nên hạn chế sử dụng điện thoại ở trường học.
Cuộc chiến tại Gaza gây rủi ro cho chương trình chiến đấu cơ thế hệ 5 của phương Tây Chính phủ Hà Lan đang khẩn trương kháng cáo phán quyết của tòa án nước này vốn sẽ khiến việc sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của phương Tây trên toàn cầu bị đình trệ. Máy bay chiến đấu F-35 của không quân Israel tham gia cuộc tập trận đa quốc gia ở Eilat, miền bắc Israel. Ảnh: AFP/TTXVN...