Hà Lan muốn rút ngắn thời gian năm học
Bộ trưởng Giáo dục Hà Lan Robbert Dijkgraaf đề nghị một số trường đại học Hà Lan thí điểm giảm thời gian năm học.
Giảm thời gian năm học giúp giảng viên tập trung cho nghiên cứu khoa học.
Năm 2021, Học viện Trẻ, thuộc Học viện Khoa học và Nghệ thuật Hoàng gia Hà Lan, đã công bố kết quả của nghiên cứu cho thấy năm học trung bình của các trường đại học nước này dài hơn 5,5 tuần so với nhiều trường tốp đầu ở nước ngoài.
Do đó, Học viện Trẻ khuyến nghị Chính phủ Hàn Lan cho phép giảm số tuần giảng dạy và kiểm tra; đồng thời, điều chỉnh phương pháp và lịch giảng dạy phù hợp với bộ môn và giảng viên.
Video đang HOT
Tháng 9 vừa qua, Bộ trưởng Giáo dục Hà Lan Robbert Dijkgraaf, đã nhắc lại kiến nghị trên trước Quốc hội. Theo đó, ông đề nghị một số trường đại học Hà Lan thí điểm giảm thời gian năm học. Các trường tham gia thí điểm sẽ được tài trợ 75 nghìn euro (khoảng 1,8 tỷ đồng).
Điều này giúp giảng viên có thêm thời gian đầu tư cho các công trình nghiên cứu khoa học, góp phần tăng vị thế của ngành Giáo dục Hà Lan trên bảng xếp hạng quốc tế.
Nhiều học giả bày tỏ hoan ngênh thông tin trên. Vì hiện nay, khối lượng công việc của giảng viên tương đối lớn, thầy cô không có thời gian đầu tư cho nghiên cứu khoa học.
Kiến nghị cũng nhận được sự ủng hộ của sinh viên Hà Lan. Tuy nhiên, một số người lo lắng giảm thời gian năm học sẽ tăng áp lực bài vở và kiểm tra cho sinh viên.
Chị Terri van der Velden, Chủ tịch Hiệp hội Sinh viên quốc gia Hà Lan, cho rằng cần cân nhắc kỹ đến tác động của việc giảm thời gian năm học lên sức khỏe tinh thần lẫn kết quả học tập của sinh viên trước khi tiến hành thí điểm.
Quận 12 (TPHCM) thí điểm lùi giờ học buổi sáng
Từ hôm nay, 24-10, nhiều trường học ở quận 12, TPHCM thực hiện lùi giờ vào học từ 15-30 phút để học sinh có thêm thời gian cá nhân vào buổi sáng.
Tuy nhiên, tranh luận về giờ học quá sớm vẫn chưa đồng nhất.
Ảnh minh họa: TTXVN
Thời gian gần đây, báo chí cũng như các diễn đàn trên mạng xã hội đã có nhiều ý kiến tranh luận về việc học sinh tiểu học và THCS có khối lượng bài tập về nhà nhiều, các em thường phải thức khuya để hoàn thành, nên việc dậy sớm để đến trường vào khung giờ 6h30-6h45 thường không đủ thời gian; các em không kịp ăn sáng, mệt mỏi, buồn ngủ, không đảm bảo sức khỏe... Qua vấn đề này, rất nhiều phụ huynh mong muốn lùi thời gian vào học để các em không quá cập rập, vội vàng và bị áp lực mỗi sáng.
Ông Dương Văn Dân - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận 8, trong cuộc họp lãnh đạo các phòng với Sở Giáo dục và Đào tạo tuần trước, cho biết hầu hết các trường tiểu học trên địa bàn quận đã cho học sinh vào học lúc 7h30 và thời gian này khá phù hợp.
Với những học sinh học 2 buổi/ngày, khi bắt đầu ngày học vào lúc 7h30, nếu học 4 tiết (tính cả giờ ra chơi) thì phải sau 10h30 các em mới kết thúc buổi học để chuẩn bị cho việc ăn trưa, nghỉ trưa và có các hoạt động khác trước khi vào học buổi chiều lúc 14h. Với những học sinh học 1 buổi/ngày thì sẽ học 5 tiết buổi sáng, nên cũng sau 11h mới kết thúc buổi học. Lúc đó các em mới được đưa đón về nhà để ăn trưa, nghỉ ngơi.
Ông Dân nhấn mạnh, giờ vào học trễ hay sớm so với thói quen đi học của học sinh cũng còn lệ thuộc vào phụ huynh, bởi có nhiều người đi làm xa thường đưa con đến trường sớm. Với những trường hợp học sinh đến sớm, nhà trường sẽ bố trí giáo viên kỹ năng, hoặc giáo viên thể dục... để quản lý khi các em đến trường nhằm tránh thời gian "chết", học sinh phải chờ đợi mệt mỏi.
Ông Ngô Văn Tuyên - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân - thông tin, học sinh trên địa bàn quận vào học các khung giờ từ 7h đến 7h15 và muộn nhất là 7h30 (tùy trường và tùy bậc học), thậm chí 2 trường đối diện nhau cũng phải tính toán lệch giờ vào học, giờ ra về để hạn chế việc ùn tắc ở cổng trường, nên để thống nhất chuyện chung giờ học cho các trường là khó thực hiện...
Theo đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 12, việc quy định giờ học của học sinh hiện nay nên căn cứ vào các yếu tố xã hội, dân cư, đặc trưng, đặc thù của từng địa phương. Thêm vào đó là yếu tố lệch giờ, lệch ca để hạn chế ùn tắc, kẹt xe, trật tự an toàn giao thông vào giờ cao điểm. Các trường tập trung ở khu công nghiệp, khu chế xuất có giờ vào học sớm để phụ huynh kịp đi làm; các khu vực văn phòng, công sở có thể sắp xếp giờ vào học trễ hơn. Một số trường có giờ vào học sớm còn do vướng chương trình học.
Vì thế, sau khi xin ý kiến của sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 12 sẽ thí điểm lùi giờ học; thời gian vào học của một số trường được điều chỉnh sang 7h15 hoặc 7h30 thay cho 7h vào học như trước. Đây được cho là khởi đầu về cách làm để các trường trên toàn thành phố trao đổi, học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao công tác quản lý giáo dục, chất lượng học tập, chứ không đơn thuần là việc lùi thời gian học buổi sáng cho học sinh.
Theo Cổng thông tin Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cần Thơ triển khai thí điểm giáo dục STEM cấp tiểu học Ngày 22/10, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ tổ chức hội nghị chuyên đề giáo dục STEM cấp tiểu học, năm học 2022-2023. Lãnh đạo sở trao đổi với các đơn vị về công tác triển khai thí điểm giáo dục STEM cấp tiểu học Giáo dục STEM có vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018....