Hà Giang: Sau vụ cô giáo tát nữ sinh, bao giờ bộ quy tắc ứng xử học đường mới phát huy tác dụng?
Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Trãi, huyện Bắc Quang ( Hà Giang) xác nhận một giáo viên của trường đã tát vào má một nữ sinh lớp 4 và đánh vào tay 5 học sinh khác cùng lớp.
Theo thông tin ban đầu, vào sáng 7/9, cô Lê Thị Thu H. – Chủ nhiệm lớp 4A3 (trường Tiểu học Nguyễn Trãi, huyện Bắc Quang, Hà Giang) trong quá trình giảng dạy trên lớp có học sinh mất trật tự, nhắc nhở nhiều lần không được nên cô H. bức xúc quát mắng và đã có hành vi tát vào má 1 nữ sinh tên Tr., đồng thời đánh vào tay 5 em học sinh khác cùng lớp.
Sự việc xảy ra khiến phụ huynh em Tr. đăng thông tin lên trên trang Facebook cá nhân, sau đó được lan truyền trên mạng xã hội.
Về sự việc này, bà Nguyễn Thị Hà – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, huyện Bắc Quang (Hà Giang) cũng đã xác nhận sự việc và cho biết, ngay sau vụ việc xảy ra, Phòng Giáo dục huyện Bắc Quang cũng đã có chỉ đạo và yêu cầu báo cáo.
“Hiện nhà trường đang tiến hành tổ chức xử lý kỷ luật theo quy định”, bà Hà cho hay.
Ảnh minh họa
Không chỉ Hà Giang mà thời gian vừa qua tại các địa phương khác cũng từng xảy ra những vụ bạo lực học đường tương tự mà căn nguyên xuất phát từ những mâu thuẫn rất nhỏ nhặt ở trường lớp.
Bạo lực học đường nói chung và việc giáo viên đánh học sinh là một vấn đề nhức nhối trong ngành giáo dục. Ai có thể chấp nhận lý do cô giáo chỉ vì những phút giây thiếu kiềm chế mà giáo viên tát, đánh học sinh?
Video đang HOT
Chịu đau đã đành, những cô cậu học trò còn chịu tiếp cú sốc tâm lý khi video, hình ảnh bị giáo viên đánh lan truyền trên mạng xã hội hàng ngày, hàng giờ… Vậy làm thế nào để kiểm soát các hành vi bạo lực của giáo viên? Những biện pháp cấp bách để giám sát và ngăn chặn kịp thời những tổn thương, thậm chí nguy hiểm tính mạng xảy ra cho các nạn nhân của bạo lực trong môi trường học đường?
Theo chuyên gia giáo dục Nguyễn Phương Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội), để giải quyết vấn đề bạo lực học đường nhà trường ngoài việc thông tin cho các em học sinh những kiến thức chung về thực trạng bạo lực học đường hiện nay và cách nhận biết về bạo lực học đường thì cần nhanh chóng xây dựng bộ quy tắc ứng xử về văn hóa học đường và đi vào thực hiện nghiêm túc.
Bộ quy tắc ứng xử văn hóa học đường chính là những quy chuẩn để cán bộ giáo viên và các em học sinh thực hiện quy định chung của nhà trường qua đó góp phần phòng chống bạo lực học đường, nâng cao văn hóa ứng xử trong trường học hiện nay.
Đặc biệt, hơn ai hết giáo viên phải là những người gương mẫu nhất trong việc thực hiện bộ quy tắc ứng xử học đường và nói không với bạo lực.
“Không thể ngụy biện vì tôi thiếu kiềm chế khi học sinh mất trật tự mà đánh học sinh được. Khi tâm lý không ổn định, cảm xúc chưa cân bằng, chỉ cần bị tác động, kích thích rất nhỏ là sẽ có những hành động nóng vội, không chuẩn mực, có thể gây tổn thương về mặt thể xác, tinh thần đối với những người xung quanh. Khi tâm lý không ổn định thì tốt nhất giáo viên đừng ở trên bục giảng.
Nếu học sinh vi phạm quy định trường học đến mức không thể dùng biện pháp khác và thường xuyên tiếp diễn, giáo viên có thể báo cáo nhà trường,mời phụ huynh đến làm việc, thống nhất các hình thức kỷ luật nếu không thay đổi… Việc này phải được thông báo cho gia đình học sinh biết.
Đặc biệt, việc đánh học sinh là phản giáo dục. Bởi lẽ, học sinh bậc THCS ở lứa tuổi nhạy cảm, đã biết mình cần được tôn trọng, có thể diện trước các bạn trong lớp.
Trong bất kỳ trường hợp nào thì giáo viên phải là người hành xử chuẩn lực, vẫn phải tuân theo quy định của pháp luật, nội quy trường học, cũng như đạo đức nghề nghiệp. Việc đánh học sinh là vi phạm nghiêm trọng quy tắc ứng xử giáo viên với học sinh”, chuyên gia giáo dục Phương Anh cho hay.
Trước đó Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đề nghị lãnh đạo địa phương, các nhà trường nhận thức sâu sắc về trách nhiệm xây dựng văn hóa học đường, môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường.
Đồng thời các cơ sở giáo dục phải có các giải pháp quyết liệt để không tái diễn các trường hợp tương tự. Ban Giám hiệu, giáo viên các cơ sở giáo dục phải thực hiện nghiêm các quy định để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tạo niềm tin cho phụ huynh gửi con đến trường.
Hà Nội có 4 sinh viên là 'thủ khoa kép' được vinh danh
Tại lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn TP.Hà Nội năm 2020, có 4 sinh viên là "thủ khoa kép", vừa là thủ khoa tuyển sinh đại học vừa là thủ khoa tốt nghiệp.
Ông Vương Đình Huệ và anh Nguyễn Anh Tuấn trao danh hiệu cho các thủ khoa xuất sắc - ẢNH BẢO ANH
Sáng 7.9, Thành ủy, HĐND, UBND TP.Hà Nội tổ chức lễ tuyên dương 88 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn TP.Hà Nội năm 2020.
Dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ; Bí thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn.
Trong 88 thủ khoa tiêu biểu được tuyên dương năm 2020, có 55 cá nhân đạt kết quả học tập loại xuất sắc (chiếm 62,5%), 33 cá nhân đạt loại giỏi (chiếm 37,5%).
Có 27 thủ khoa xuất sắc là đảng viên; 21 thủ khoa xuất sắc là cán bộ Đoàn, Hội, sinh viên 5 tốt các cấp.
Đặc biệt, có 4 sinh viên là "thủ khoa kép", vừa là thủ khoa tuyển sinh đại học, vừa là thủ khoa tốt nghiệp, gồm: Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Trường đại học Sư phạm Hà Nội; Nguyễn Bảo Lâm, Trường đại học Giao thông vận tải; Quàng Thị Quỳnh Anh, Trường đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội; và Nguyễn Thị Thùy, Học viện Khoa học quân sự.
Các thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện ở Hà Nội năm 2020 được vinh danh - ẢNH BẢO ANH
Ban tổ chức cho biết, 2020 là năm thứ 18 liên tiếp TP.Hà Nội tổ chức tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố. Đây là hoạt động thể hiện sự quan tâm thường xuyên, sâu sắc của TP.Hà Nội đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ; đồng thời là sự ghi nhận, biểu dương đối với kết quả học tập, rèn luyện, tinh thần vượt khó vươn lên của sinh viên thủ đô.
Sau 18 năm (tính cả năm 2020), đã có 1.879 thủ khoa được vinh danh. Nhiều trong số các thủ khoa được vinh danh đã vươn tới thành công trên con đường nghiên cứu, lao động, góp phần tích cực xây dựng thủ đô và đất nước.
Sẽ được trọng dụng
Phát biểu tại buổi lễ, ông Ngô Văn Quý, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội, ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, thành tích đạt được của các thủ khoa xuất sắc.
Ông Quý cho biết, Đảng bộ TP.Hà Nội luôn xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; xây dựng và phát triển hệ sinh thái học tập sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thu hút trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.... là một trong 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ mới, nhằm xây dựng thủ đô thực sự là một trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao và hội nhập quốc tế.
"Từ tầm nhìn đó, sẽ mở ra cơ hội rất tốt cho các thủ khoa được cống hiến và đóng góp trí tuệ, tài năng cũng như thể hiện trách nhiệm của những người trẻ tuổi đối với thủ đô yêu dấu", ông Quý nói.
Anh Nguyễn Anh Tuấn trao biểu trưng cho các sinh viên được tuyên dương - ẢNH BẢO ANH
Theo ông Quý, TP.Hà Nội cũng sẽ có thêm nhiều chủ trương cụ thể, để thu hút và đào tạo các thủ khoa nói riêng và nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao nói chung như: tuyển chọn, đào tạo và gửi đào tạo ở các quốc gia tiên tiến, sớm hình thành đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học, quản lý thuộc nhiều lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu công việc cả trước mắt và lâu dài của thủ đô.
Thêm ba đại học tại Hà Nội công bố điểm sàn Ngoài Đại học Nội vụ Hà Nội, Kinh doanh và Công nghệ lấy điểm sàn 14-20,5, Đại học Sư phạm Hà Nội cũng đặt ngưỡng chất lượng về điểm năng khiếu. Đại học Nội vụ Hà Nội công bố điểm sàn cho 25 chuyên ngành tại ba cơ sở Hà Nội, Quảng Nam và TP HCM. Trong cùng chuyên ngành, mỗi tổ hợp...