Hà Giang: Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ VI – 2020 “Hoa trên đá” sẽ diễn ra ngày 28/11
Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ VI với chủ đề ‘Hoa trên đá’ sẽ chính thức được khai mạc vào hồi 20h00p ngày 28/11/2020.
Tại Sân vận động thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn ( Hà Giang). Lễ hội Hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ VI năm 2020 nhằm tôn vinh, ngợi ca mảnh đất và con người Hà Giang đã vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết vươn lên trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ vững mảnh đất biên cương cực Bắc của Tổ quốc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phát huy tiềm năng lợi thế du lịch của Hà Giang, tạo động lực thu hút du khách trong và ngoài nước, cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Cao nguyên đá Đồng Văn.
Tròn 10 năm (2010 -2020) Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn chính thức gia nhập thành viên Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ VI – 2020 “Hoa trên đá” sẽ được tỉnh Hà Giang lồng ghép nhiều hoạt động đặc sắc, kỷ niệm 10 năm Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn chính thức gia nhập thành viên Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Cụ thể, gắn với Lễ hội Hoa Tam giác mạch Lần thứ VI năm 2020 sẽ diễn ra chuỗi các hoạt động, sự kiện văn hóa nghệ thuật đẵ sắc hấp dẫn và kỳ thú như: các giải đua thuyền; Marathon; quần vợt; trình diễn và thi đấu Ô tô, Mô tô, Xe đạp; Ngày hội văn hóa các dân tộc; Liên hoan ẩm thực giới thiệu sản phẩm đặc trưng và triển lãm ảnh đẹp 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh…
Để chuẩn bị cho lễ hội, các địa phương vùng Cao nguyên đá Đồng Văn đã trồng và tiến hành chăm sóc hoa Tam giác mạch trên tổng diện tích khoảng hơn 400ha (trong đó huyện Quản Bạ 79ha; huyện Yên Minh 28ha; huyện Đồng Văn 250ha; huyện Mèo Vạc 60ha); gieo trồng thành 3 đợt, tập trung để hoa nở rộ vào đúng tuần tổ chức Lễ khai mạc; đảm bảo thời gian hoa nở đến hết năm 2020.
Tại huyện Quản Bạ, hoa được trồng tại các khu vực như: Thạch Sơn Thần của xã Quyết Tiến; điểm dừng chân Cổng Trời; tại các xã, thị trấn có Quốc lộ 4C đi qua và các điểm du lịch của huyện. Tại huyện Yên Minh, hoa được trồng tập trung tại xã Na Khê, xã Lao và Chải, điểm dừng chân. Tại huyện Đồng Văn, địa điểm trồng hoa được quy hoạch tại các xã vùng trọng điểm như Phố Cáo, Lũng Táo, Ma Lé, Lũng Cú, Sủng Là, Sủng Trái và thị trấn Đồng Văn, Phố Bảng.
Video đang HOT
Du khách chụp ảnh cùng hoa Tam giác mạch tại Hà Giang
Huyện Mèo Vạc triển khai trồng 60 ha Tam giác mạch, chủ yếu tại 7 xã, thị trấn như: Pả Vi 15 ha tại khu Pả Vi Thượng, Làng Văn hóa du lịch cộng đồng (VHDLCĐ) dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ và dọc đường xuống bến thuyền sông Nho Quế 1; Giàng Chu Phìn trồng 9 ha tại khu vực Ngã 3 hạt 7 và thôn Hấu Chua; thị trấn Mèo Vạc trồng 7 ha tại thôn Chúng Pả A, Sảng Pả A; Tả Lủng trồng 6 ha tại thôn Há Chí Đùa; Pải Lủng trồng 10 ha tại khu vực Tượng đài Thanh niên xung phong, khu vực gần trạm y tế xã; khu vực Mê cung đá xã Khâu Vai trồng 9 ha,…
Các địa phương dã chủ động tổ chức thiết kế tạo hình nhằm đem lại sự đa dạng, thu hút du khách, phối hợp với ngành Nông nghiệp trong việc chỉ đạo về kỹ thuật trồng, chăm sóc để hoa sinh trưởng, phát triển đảm bảo vệ độ cao, độ dày của các cánh đồng hoa Tam giác mạch. Hiện, cây hoa tại các điểm trồng đang phát triển tốt, đảm bảo kế hoạch UBND tỉnh giao.
Để tăng cường quảng bá hình ảnh Hà Giang, lan tỏa giá trị di sản, UBND tỉnh Hà Giang yêu cầu các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về Lễ hội trên các phương tiện thông tin đại chúng; tiếp tục xây dựng kịch bản chi tiết lễ Khai mạc, Bế mạc, dàn dựng chương tình, lựa chọn diễn viên, nghệ nhân tiến hành tập luyện… để Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ VI năm 2020 diễn ra một cách an toàn, đặc sắc thu hút sự tham gia đông đảo của du khách.
Những góc khác của sông Nho Quế
Sông Nho Quế bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào Việt Nam ở địa đầu cực Bắc thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Màu xanh đặc trưng trên nền cao nguyên đá đen thẫm tạo nên một dòng sông đặc biệt. Hơn cả một thắng cảnh, đó còn là con sông biên giới ghi dấu ấn của nhiều thế hệ người Việt bám biên giữ đất.
Góc "kinh điển" của sông Nho Quế nhìn từ điểm dừng chân đèo Mã Pì Lèng trên con đường Hạnh Phúc. Từ đây có thể thấy rõ toàn bộ đại hẻm vực sông Nho Quế, trong đó có hẻm vực Tu Sản. Đây cũng là góc được xem là "must-to -go" của mọi khách du lịch khi đến Hà Giang.
Sông Nho Quế nhìn từ một góc đường đi xuống thôn Tà Làng, xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc. Con sông nổi bật bên đoạn đường cua dốc ngoằn ngoèo, được đánh giá là có khả năng thử thách tay lái với bất kỳ ai muốn xưng là "phượt thủ".
Dịch vụ đi thuyền trên sông Nho Quế mới phát triển vài năm trở lại đây. Du khách có thể chọn đi xuôi dòng từ bến thuyền Tà Làng hoặc đi ngược dòng từ bến thuyền xã Xín Cái (huyện Mèo Vạc).
Đi thuyền, bè hoặc chèo kayak trên dòng Nho Quế cho du khách cảm nhận đặc biệt khi đi giữa con hẻm Tu Sản - với chiều cao vách đá lên tới 700 - 800m, chiều dài tới 1,7km, sâu 700 - 900m.
Biên giới Việt Nam - Trung Quốc về phía Bắc được kéo dài xuống gần sông Nho Quế. Nhiều đời nay, người Mông ở bản Séo Lủng vẫn bền bỉ làm nương bên mốc biên giới giữ đất.
Phút nghỉ trưa của anh Sùng Chìa Na trên nương sát dòng Nho Quế, nguyên Trưởng thôn xã Séo Lủng - xã xa nhất cực Bắc Việt Nam. Gia đình anh Na có nương ở gần mốc 427. Anh Na cũng là một trong những người dân tham gia khảo sát thời kỳ đàm phán phân định biên giới trên bộ Việt - Trung.
Người dân Séo Lủng đã làm một con đường đất từ đường chính xuống gần sông Nho Quế để tiện chở ngô, lúa mỗi vụ thu hoạch.
Hẻm vực Tu Sản nhìn từ đường Hạnh Phúc. Năm 2013, Quy hoạch tổng thể công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012-2022, tầm nhìn 2030 được công bố. Theo đó, trong dự án Công viên khoa học địa chất trong Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, người ta sẽ xây dựng một hệ thống cáp treo phục vụ vu khách ngắm hẻm vực Tu Sản và thung lũng sông Nho Quế.
Cũng theo dự án, sông Nho Quế tương lai sẽ còn có cầu ngắm cảnh hẻm vực Nho Quế, dịch vụ bơi thuyền kayak ngược sông Nho Quế, leo núi mạo hiểm...Đến nay mới có dịch vụ bơi thuyền thành hiện thực. Trong ảnh là một quán bar ở vị trí có thể nhìn ra hẻm vực Tu Sản. Dịch Covid-19 khiến lượng du khách giảm đáng kể, thời điểm này quán bar này cũng không mấy hoạt động.
Hãy đến thiên đường hoa tam giác mạch Hà Giang Cứ đến tháng 10 là người ta lại nô nức kéo nhau đi ngắm hoa tam giác mạch Hà Giang và chờ đón Lễ hội hoa Tam giác mạch thường niên tổ chức vào trung tuần tháng 11. Tam giác mạch, hay kiều mạch, lúa mạch đen (tiếng Anh là buckwheat), được trồng ở vùng núi cao phía Bắc Việt Nam. Loại cây...