Hà Giang dồn sức tổ chức an toàn Kỳ thi tốt nghiệp THPT
Buổi thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đợt 1 tại Hội đồng thi Sở GD&ĐT Hà Giang diễn ra tốt đẹp, các điều kiện an toàn phòng dịch covid-19 được đảm bảo.
Thí sinh tại Hội đồng thi Sở GD&ĐT Hà Giang sau buổi thi Ngữ văn. Ảnh Bá Hải
Nỗ lực tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh
Tổng hợp nhanh của Ban Thư ký Hội đồng thi Sở GD&ĐT Hà Giang cho thấy có trên 99,5% thí sinh trong tổng số 5.567 đăng kí dự thi có mặt tham gia thi bài thi Ngữ văn. Chỉ có 23 thí sinh vắng thi, trong đó có 3 thí sinh được miễn thi là đối tượng khuyết tật, 11 thí sinh bỏ thi đã có đơn xác nhận và một số lý do khác.
Tỷ lệ thí sinh tham gia thi gần 100% trong năm nay là rất cao, bởi với Hà Giang, tỉnh miền núi đi lại rất khó khăn cùng nhiều điều kiện, hoàn cảnh ảnh hưởng đến việc thi cử của thí sinh.
Có được điều này, theo đánh giá của Ban chỉ đạo Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 tỉnh Hà Giang, là do sự vào cuộc quyết liệt để phối hợp, hỗ trợ ngành giáo dục tổ chức kỳ thi của các sở, ngành, đoàn thể, của cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố; cũng như sự chung tay, góp sức, dành những điều kiện tốt nhất cho thí sinh đi thi của nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.
Thanh niên tình nguyện phát sữa miễn phí cho thí sinh tại điểm thi Trường PTDTNT THCS&THPT huyện Bắc Quang. Ảnh: Bá Hải
Đơn cử như Sở Y tế Hà Giang, cơ quan này là đóng vai trò chủ chốt trong đảm bảo các điều kiện dự phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là an toàn kỳ thi trong tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến mới. Hà Giang nằm trong số các tỉnh không có thí sinh trong vùng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên 100% thí sinh ĐKDT của tỉnh đều thi đợt 1.
Theo Sở Y tế Hà Giang, cơ quan này đã xây dựng kế hoạch và huy động nhân lực trong ngành, đảm bảo khâu chăm sóc sức khỏe cho các ban giúp việc cho Hội đồng thi: Ban In sao đề thi, Ban làm phách; Sở đã thành lập các tổ bảo vệ sức khỏe cho cán bộ coi thi và học sinh tham gia kỳ thi tại các 29 điểm thi.
Đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát về công tác an toàn thực phẩm các địa điểm tổ, chức thi; Xây dựng phương án phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác tại các điểm thi cũng như trực sẵn sàng đảm bảo cấp cứu y tế tại mỗi địa phương.
Thanh niên tình nguyện đo thân nhiệt và bơm dung dịch rửa tay sát khuẩn cho thí sinh. Ảnh: Bá Hải
Vì điều kiện giao thông của tỉnh thường xảy ra sự cố khi thời tiết xấu, mưa lũ lớn nên Sở giao thông Vận tải Hà Giang đã có phương án đảm bảo giao thông với phương châm bốn tại chỗ “Lực lượng tại chỗ – Chỉ huy tại chỗ – Vật tư, hậu cần tại chỗ – Thiết bị tại chỗ”; Để khi có sự cố xảy ra làm ách tắc giao thông, mất ATGT khẩn trương bố trí nhân lực, vật tư, thiết bị máy móc tổ chức khắc phục ngay; đáp ứng nhu cầu đi lại an toàn, tạo điều kiện thuận lợi thông xe nhanh nhất để các thí sinh đến địa điểm thi đúng lịch.
Kỳ thi diễn ra trong những ngày nắng nóng nên Điện lực tỉnh đã có phương án đảm bảo và ưu tiên các phụ tải tại các địa điểm làm việc của các Ban của Hội đồng thi, các điểm thi. Tại đây, Điện lực tỉnh bố trí nhiều phương án cấp điện và cả nguồn điện dự phòng máy phát điện.
Video đang HOT
Công an tỉnh đã huy động và giao nhiệm vụ cụ thể, từng vị trí cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng tham gia các khâu, quy trình làm thi, đảm bảo hoạt động của các ban giúp việc của Hội đồng thi diễn ra an toàn, bảo mật, đúng quy chế, đặc biệt là khâu in sao đề, bảo quản đề thi, vận chuyển đề thi, bài thi và bàn giao, bảo vệ khu vực bảo quản bài thi, chấm thi bảo mật tuyệt đối, an toàn cháy, nổ.
Dành những điều kiện tốt nhất cho thí sinh đi thi
Sự vào cuộc quyết liệt cúa cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố trong tỉnh để chung tay tổ chức an toàn, thành công kỳ thi tại tỉnh thể hiện ở việc thành lập Ban chỉ đạo thi cấp huyện; huy động nhân lực, vật tư y tế đảm bảo phòng dịch cũng như các khâu phục vụ công tác coi thi.
Đội xe ôm tình nguyện đưa đón thí sinh của ĐTNCS Hồ Chí Minh huyện Bắc Quang. Ảnh: Bá Hải
Tại huyện Bắc Quang, Nhà giáo Hoàng Thị Thu Hiền – Trưởng Phòng GD&ĐT, Phó Trưởng BCĐ thường trực cho biết: có 6 điểm thi đặt tại các trường THPT trên địa bàn huyện Bắc Quang: Tân Quang, Việt Vinh, Hùng An, Đồng Yên, Kim Ngọc và Trường PTDTNT THCS&THPT huyện Bắc Quang; Với tổng số 1.321 thí sinh thi tại 74 phòng thi.
Để đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19, tất cả các điểm thi đều được phun khử khuẩn từ 1-2 đợt trước ngày thí sinh làm thủ tục dự thi. Tùy từng quy mô mỗi điểm thi, bố trí từ 6-8 máy đo thân nhiệt; Sở Y tế cấp phát đủ vật tư sát khuẩn, khẩu trang y tế cho công tác phòng dịch.
Mỗi điểm thi bố trí 3 cán bộ y tế trực sơ, cấp cứu, xử lý các tình huống đột xuất, khẩn cấp cũng như các phương án dự phòng khi thí sinh có biểu hiện ho, sốt, khó thở…
Thanh niên tình nguyện của huyện đoàn, lực lượng tình nguyện tại chỗ thường xuyên có mặt từ 15-20 đoàn viên tại điểm thi để phát nước uống, sữa, khẩu trang, bút miễn phí. Huyện đoàn cũng bố trí đội xe ôm tình nguyện tại các điểm thi để hỗ trợ thí sinh không có phương tiện, thí sinh đến thi muộn.
Chuẩn bị nước uống, sữa miễn phí cho thí sinh. Ảnh: Bá Hải
Để đảm bảo thí sinh có mặt tại điểm thi, lực lượng hỗ trợ đều lưu nhiều số điện thoại, địa chỉ thí sinh ở để kịp thời liên lạc nếu thấy em nào vắng đầu buổi thi; 100% phụ huynh học sinh phải cam kết có giải pháp để thí sinh có mặt dự thi, nếu ở xa được hỗ trợ địa chỉ nhà ở quanh trường.
Công tác đưa đón, bố trí chỗ nghỉ gần trường thi cũng được BCĐ thi cấp huyện đặc biệt lưu ý không để xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như các yếu tố dịch tễ ảnh hưởng xấu đến cán bộ coi thi và các cán bộ làm nhiệm vụ thi khác.
Lực lượng công an được bố trí 3 vòng bảo vệ tại mỗi điểm thi; vòng ngoài có dân phòng, an ninh phường, cán bộ quân đội, vòng trong bảo vệ khu vực trường thi, và vòng bảo vệ khu vực, tủ bảo quản đề thi, bài thi; Đảm bảo không khí trường thi yên tĩnh cho thí sinh làm bài thi, không để tình trạng mất an ninh trật tự an toàn giao thông tại điểm thi.
Mỗi thí sinh đến thi đều được nhắc nhở tuân thủ nguyên tắc 5K cũng như đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn trước khi vào phòng thi.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Đảm bảo công bằng giữa 2 đợt thi tốt nghiệp cho thí sinh
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, nội dung đề thi tốt nghiệp THPT năm nay nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Hôm nay 6/7, hơn 1 triệu thí sinh trên các nước bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, đây là năm thứ hai kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức (trước đó là kỳ thi THPT quốc gia). Hai năm qua, kỳ thi trải qua khó khăn khách quan do dịch bệnh COVID-19.
Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng, sự vào cuộc của toàn ngành giáo dục, kỳ thi năm 2020 thành công tốt đẹp là tiền đề, kinh nghiệm quan trọng để tổ chức kỳ thi năm 2021.
- Trong bối cảnh dịch diễn biến khó lường thế này thì khó khăn lớn nhất của kỳ thi năm nay là gì thưa ông?
Khó khăn lớn nhất năm nay vẫn là việc phải làm sao vừa ứng phó được với dịch bệnh, đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, cán bộ giáo viên, vừa tổ chức kỳ thi nghiêm túc, khách quan, công bằng.
Các phương án, kịch bản tổ chức kỳ thi được Bộ GD&ĐT xây dựng từ rất sớm và điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của dịch bệnh. Năm nay, vai trò chủ động của các địa phương được thể hiện rõ nét trong các quyết định về phương án tổ chức kỳ thi trên địa bàn. Điều này giúp học sinh, phụ huynh yên tâm hơn, không bị động trong kế hoạch thời gian tổ chức thi.
Qua kiểm tra thực tế tại các địa phương, có thể thấy, năm nay công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã được các tỉnh/thành phố thực hiện chủ động hơn - do có kinh nghiệm từ năm trước. Hầu hết các tỉnh/thành phố đều ban hành Chỉ thị về việc tổ chức kỳ thi, thành lập Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, cấp huyện do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện làm trưởng ban.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ.
- Thứ trưởng từng nhắc tới sự chủ động của các địa phương trong công tác chuẩn bị cho kỳ thi năm nay. Vậy cụ thể, Bộ GD&ĐT chỉ đạo và các địa phương linh hoạt thực hiện những biện pháp nào để đảm bảo an toàn cho thí sinh và người tham gia, thưa Thứ trưởng?
Nếu như năm 2020, dịch bệnh COVID-19 chỉ xuất hiện ở một số địa phương, thì năm nay diện tác động của dịch bệnh đã rộng hơn. Đến thời điểm này, theo thống kê hơn 50 tỉnh/thành phố trong cả nước ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh, trong đó một số địa phương như TP.HCM, Bắc Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên... có số lượng ca nhiễm bệnh lớn.
Ngày 17/6, Bộ GD&ĐT ban hành công văn về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Theo đó, thông báo chủ trương sẽ tổ chức đợt thi thứ 2 cho đối tượng thí sinh không thể tham dự kỳ thi vào các ngày 7 và 8/7 do bị ảnh hưởng của dịch bệnh.
Bộ GD&ĐT sẽ quyết định thời gian tổ chức thi kỳ đợt 2 và ban hành hướng dẫn tổ chức đợt thi này trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố.
Từ công văn của Bộ GD&ĐT, các địa phương chủ động rà soát, thống kê số lượng học sinh trong diện F0, F1, F2 và lên phương án tính toán để tổ chức các đợt thi. Một số địa phương quyết định vẫn cho học sinh F1, F2 thi cùng 1 đợt tại các điểm thi riêng và đảm bảo các biện pháp an toàn; các địa phương khác lại quyết định tổ chức đợt 2 cho các thí sinh diện F1, F2.
Sự linh hoạt của các địa phương còn thể hiện ở chỗ, có thể cho học sinh F2 dự thi đợt 1 nếu các em có nguyện vọng và được trải qua các vòng xét nghiệm đảm bảo về an toàn phòng dịch.
Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19, các địa phương đều bố trí điểm thi dự phòng và các phòng thi dự phòng ở mỗi điểm thi để sử dụng khi cần thiết. Đồng thời, bố trí tối thiểu 2 cán bộ y tế (những kỳ thi trước chỉ bố trí 1 cán bộ y tế) ở mỗi điểm thi và huy động lực lượng làm công tác ứng trực để xử lý các tình huống đột xuất.
Năm nay rất nhiều tỉnh/thành phố tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ thí sinh, cán bộ, giáo viên làm thi; một số địa phương còn ưu tiên tiêm vaccine cho những đối tượng này.
Nhiều giải pháp về phân luồng, phân tuyến nhằm siết chặt an toàn trường thi cũng đã được các địa phương chuẩn bị để thực hiện trong những ngày tổ chức kỳ thi. Chính vì vậy, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp song các em học sinh và những cán bộ làm thi có thể yên tâm để bước vào kỳ thi quan trọng này.
- Do ảnh hưởng của COVID-19, thí sinh thi năm nay phải trải qua nhiều đợt học online trong năm học lớp 11 và 12. Với đặc thù đó của thí sinh năm 2021, Bộ GD&ĐT chỉ đạo công tác xây dựng đề thi thế nào để vừa đáp ứng các mục tiêu của kỳ thi nhưng vẫn phù hợp với điều kiện học tập thực tế của thí sinh?
Năm nay là năm thứ 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp; những học sinh tham gia kỳ thi năm nay cũng trải qua 2 năm học chịu tác động của dịch bệnh. Để đảm bảo phù hợp với tình hình năm học, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo xây dựng đề thi phù hợp với lứa học sinh này.
Trước đó, cuối tháng 3, Bộ GD&ĐT xây dựng và công bố đề thi tham khảo của 15 môn thi, qua đó giúp các nhà trường, giáo viên, học sinh có định hướng phù hợp trong dạy, học, ôn tập để chuẩn bị tham gia kỳ thi.
Theo đó, nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Các nội dung kiến thức được tinh giản do tác động của dịch COVID-19 (năm học 2019-2020 và 2020-2021) không được đưa vào đề thi tham khảo năm nay.
Tinh thần và định hướng này sẽ tiếp tục được thể hiện trong đề thi chính thức của cả 2 đợt thi tới đây.
Thí sinh tham gia thi tót nghiệp THPT.
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021 diễn ra trong vài ngày tới và trước mắt nhiều địa phương vẫn còn đợt thi thứ 2, Thứ trưởng đề nghị gì với các địa phương - nơi sẽ chịu trách nhiệm toàn diện tổ chức kỳ thi này?
Thời gian qua, các địa phương vào cuộc rất quyết liệt và quyết tâm để chuẩn bị các điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Công tác chuẩn bị chủ động, tích cực của các địa phương sẽ là một trong những yếu tố quyết định cho thành công của kỳ thi. Qua kiểm tra tại các địa phương, các đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đã ghi nhận và đánh giá cao sự chuẩn bị này.
Tuy nhiên, thi cử là việc không thể chủ quan, đặc biệt kỳ thi lại được tổ chức trong hoàn cảnh khó khăn với diễn biến phức tạp của dịch bệnh thì càng không thể lơ là, mất cảnh giác. Bất cứ sai sót nào cũng có thể ảnh hướng tới toàn bộ nỗ lực chung.
Vì vậy, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương tiếp tục quán triệt thí sinh, người tham gia tổ chức thi nghiêm túc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch; nắm chắc diễn biến dịch bệnh, lường trước các tình huống phát sinh, bình tĩnh xử lý, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho thí sinh và những người tham gia tổ chức thi.
Cùng với việc tăng cường phối hợp đồng bộ, chặt chẽ và thường xuyên trong chỉ đạo, tổ chức và chia sẻ thông tin về kỳ thi với UBND cấp tỉnh, các bộ ngành liên quan, Bộ GD&ĐT cũng đã xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện để tổ chức đợt 2 của Kỳ thi trên cơ sở đề nghị của các địa phương.
Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương ngoài cập nhật đầy đủ tình hình thí sinh sẽ tham dự đợt thi thứ 2, cũng sẽ tiếp tục chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để tổ chức kỳ thi đợt 2, đảm bảo an toàn, nghiêm túc khách quan và công bằng.
Trân trọng cám ơn Thứ trưởng!
Trong mọi tình huống, bảo đảm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT thành công tốt đẹp Chiều 1-7, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dẫn đầu Đoàn kiểm tra số 4 của Ban Thường vụ Thành ủy kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) tại huyện Phú Xuyên. Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong kiểm tra thực tế tại Trường THPT...