Hà Giang đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
Bộ Giáo dục và Đào tạo sắp có quyết định chính thức công bố tỉnh Hà Giang đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Theo kết quả kiểm tra, khảo sát của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang trên toàn tỉnh tại thời điểm tháng 10/2011 về công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, kết quả khảo sát đã đáp ứng đúng, đủ những tiêu chuẩn đạt phổ cập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể:
Gần 100% học sinh tiểu học ở Hà Giang đi học đúng độ tuổi
Số đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 là: 195/195, đạt tỉ lệ 100%. Số trẻ em 6 tuổi (sinh năm 2005) học lớp 1 năm học 2011-2012 là: 15200/15265, đạt tỉ lệ 99,57 %. Số trẻ em 11 tuổi (sinh năm 2000) hoàn thành chương trình tiểu học năm học 2010-2011: 11357/13073, đạt tỉ lệ 86,87%. Số học sinh học 9 – 10 buổi/tuần là: 33187/76705, đạt tỉ lệ 43,26%.
Kết quả kiểm tra, khảo sát của đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo sát với kết quả báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang gửi về Bộ (Ảnh Thu Hòe)
Video đang HOT
Toàn tỉnh Hà Giang có 6466 giáo viên tiểu học, trong đó số giáo viên đạt chuẩn trở lên là 6465, đạt tỉ lệ 99,98%; số giáo viên có trình độ trên chuẩn: 2847, đạt tỉ lệ 44,03%. Tỉ lệ giáo viên/lớp đạt 1,34 (6466/4813).
Hệ thống trường tiểu học đã được xây dựng và phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Toàn tỉnh có 184 trường tiểu học và 40 trường PTCS có lớp tiểu học, trong đó có 28 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, đạt 15,21%. Cơ sở vật chất, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học của cấp học.
Ông Nguyễn Viết Chuyên, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang trong chuyến công tác, kiểm tra chương trình Công nghệ tiếng việt 1 ở trường Tiểu học Tam Sơn (Quản Bạ). (Ảnh Thu Hòe)
Kết quả này đối chiếu với Thông tư số 36/2009/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Hà Giang đã đủ những điều kiện để được công bố đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 tại thời điểm tháng 10 năm 2011.
Ngày 26/12, Đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Tiến sĩ Phạm Ngọc Định, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học làm trưởng đoàn đã có chuyến công tác, làm việc tại tỉnh Hà Giang để kiểm tra tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi.
Sau 4 ngày làm việc (từ 26/12 -30/12), đoàn kiểm tra đã làm việc với Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của tỉnh Hà Giang, trực tiếp đến làm việc tại 10 huyện và TP Hà Giang, làm việc với 11 đơn vị cấp xã; dự giờ thăm lớp, khảo sát học sinh, kiểm tra cơ sở vật chất tại 17 trường tiểu học…
Phó Vụ trưởng, Vụ Giáo dục Tiểu học, Phạm Ngọc Định đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của giáo dục Hà Giang.
“Kết quả kiểm tra thực tế của đoàn đã cho kết quả sát với kết quả Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang báo cáo lên Bộ. Do đó, Bộ sẽ sớm có công bố chính thức về chuyện Hà Giang đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Đây là một sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của ngành giáo dục Hà Giang nói chung và giáo dục tiểu học ở Hà Giang nói riêng…”, ông Phạm Ngọc Định cho biết.
Nhận thức của người dân được nâng cao, tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi ngày càng tăng . (Ảnh Thu Hòe)
Ông Sèn Chỉn Ly, Trưởng ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục tỉnh Hà Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo, sâu sát đến từng cán bộ để làm tốt hơn công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân và một số cán bộ về công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và có giải pháp tích cực để duy trì, củng cố, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đặc biệt quan tâm đến các xã có thể không đạt chuẩn vào năm 2012 và các năm tiếp theo…”
Ông Nguyễn Viết Chuyên, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang chia sẻ: “Đây là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực không mệt mỏi trong 12 năm qua của giáo dục Hà Giang nói chung và giáo dục tiểu học Hà Giang nói riêng. Hà Giang đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi có ý nghĩa chính trị – xã hội vô cùng quan trọng. Đó cũng là một bước tiến, đánh dấu cho sự phát triển của ngành giáo dục tỉnh…”
Theo GDVN
Bộ Giáo dục công bố 12 sự kiện của năm
12 sự kiện mà Bộ GD-ĐT điểm lại năm qua cho thấy, toàn ngành đang nỗ lực cải thiện chất lượng giáo dục từ mầm non cho đến ĐH. Từ việc ra nghị quyết "đổi mới căn bản toàn diện" cho đến xây dựng chiến lược, hoàn thiện các văn bản pháp quy đến chú trọng nâng chất từ bậc học mầm non, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận...hứa hẹn khởi sắc của giáo dục đào tạo năm 2012 và các năm tiếp theo. Dưới đây là các sự kiện được Bộ GD-ĐT lựa chọn công bố chiều 30/12.
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đồng thời nhấn mạnh: Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng phối hợp tổ chức một số cuộc hội thảo, làm việc với các nhà khoa học, các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, các trường đại học và viện nghiên cứu khoa học để tổ chức xây dựng Đề án Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.
2. Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn.
Với mục tiêu tổng quát là: Nâng cao trình độ dân trí một cách toàn diện, mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, tiến tới phổ cập giáo dục trung học ở những nơi có điều kiện; Cơ bản xóa mù chữ và ngăn chặn tái mù chữ ở người lớn; Đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở đi đôi với phát triển mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông gắn với dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
HS Trường Tiểu học Đồng Văn 1, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Lê Anh Dũng
3. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 nhận được sự quan tâm góp ý của toàn xã hội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học, lấy ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, nhiều tổ chức chính trị - xã hội, các nhà khoa học, nhà quản lí giáo dục. Nhiều phương tiện truyền thông đã liên tục đăng tải ý kiến của các nhà giáo, cán bộ quản lý và các tầng lớp nhân dân góp ý hoàn thiện dự thảo Chiến lược.
4. Dự thảo Luật giáo dục đại học được đông đảo các tầng lớp nhân dân, các nhà khoa học, nhà giáo và cán bộ quản lý quan tâm nghiên cứu, góp ý và đã được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII.
5. Tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
Ngành Giáo dục đã kết hợp hài hòa giữa "chống" và "xây" bằng việc tổ chức sáng tạo các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong nhà trường nhằm xây dựng được môi trường sư phạm lành mạnh, thiết lập trật tự, kỷ cương trong nhà trường và trong thi cử, làm chuyển biến căn bản ý thức tự giác học tập của học sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tổng kết bốn năm thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Từ năm học 2011-2012, việc thưc hiên Chỉ thị số 33 cua Thu tương Chinh phu gắn với các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành, trở thành hoạt động thường xuyên trong mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục.
6. Tiếp tục triển khai đổi mới quản lý giáo dục đào tạo theo hướng tăng cường phân cấp gắn với nâng cao trách nhiệm.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 quy định trách nhiệm quản lí nhà nước về giáo dục , Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo (Thông tư số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV), qua đó thay đổi cơ bản công tác quản lí giáo dục ở các cấp, bảo đảm phân cấp triệt để nhưng thống nhất, tập trung và thông suốt trong hệ thống.
Bộ giáo dục và Đào tạo tiếp tục đổi mới quản lí giáo dục đại học theo hướng: Đổi mới việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT); Đổi mới việc mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của các cơ sở đào tạo (Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT và số 08/2011/TT-BGDĐT).
7. Ban hành nhiều chính sách về phát triển giáo dục đối với những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Cụ thể là:
Chính sách phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề của các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 1951/QĐ-TTg ngày 02/11/2011, số 1033/QĐ-TTg ngày 30/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ).
Chính sách phụ cấp thâm niên cho các nhà giáo được đánh giá có tác dụng động viên người thầy. Ảnh: Lê Anh Dũng
8. Giáo dục mầm non tiếp tục được quan tâm, thông qua việc ban hành các chính sách hỗ trợ nhà giáo (Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg và số 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); Trẻ em mầm non được hỗ trợ ăn trưa (Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC); Hỗ trợ cho học sinh bán trú (Thông tư liên tịch số 65/2011/TTLT-BGGĐT-BTC-BKHĐT).
9. Ban hành phụ cấp thâm niên cho nhà giáo (Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ), theo đó nhà giáo đủ 5 năm giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
10. Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (Đề án 322).
Sau 10 năm thực hiện Đề án, đã có 4.590 ngươi đi hoc đai hoc va sau đai hoc tai 832 cơ sơ đao tao ơ 34 nươc đa va đang đao tao cho trên 150 trương đại học, cao đẳng môt lưc lương đang kê giang viên co trinh đô sau sau đại học cho cac trương trong điêm. Đôi ngu giang viên nay dân kê nhiêm công viêc cua lơp can bô trươc đây, gop phân nâng cao chât lương cua cac trương đại học va gop phân thưc hiên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nươc.
11. Các đoàn học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế đạt kết quả cao, với 23/23 thí sinh dự thi đạt giải, trong đó có 2 Huy chương Vàng, 05 Huy chương Bạc, 15 Huy chương Đồng và 1 Bằng khen.
Đặc biệt, với việc giành 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng, đội tuyển Olympic Tin học Việt Nam đứng trong tốp 15 đoàn có kết quả cao trên tổng số 82 nước và vùng lãnh thổ tham gia. Đây là kết quả cao nhất, là sự tiến bộ vượt bậc cả về số lượng và chất lượng huy chương qua 7 lần tham gia kỳ thi Olympic Tin học quốc tế.
12. Thực hiện Nghị quyết số 50/2010/QH12 của Quốc hội, Bộ giáo dục và Đào tạo tăng cường thanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và các cơ sở liên kết đào tạo với nước ngoài, xử lý nghiêm các vi phạm. Qua đó, đã đình chỉ tuyển sinh (năm 2012) 03 trường và 12 ngành thuộc 4 trường khác; cảnh báo 03 trường chưa có đất, 04 trường chưa xây dựng được cơ sở đào tạo độc lập ; quyết định xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động tuyển sinh, đào tạo đối với 4 đơn vị liên kết đào tạo với nước ngoài trái pháp luật.
Theo VNN
Bộ Chính trị ra Chỉ thị về phổ cập giáo dục mầm non Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị:...