Hà Đông có 21 giáo viên hợp đồng được đặc cách, vẫn thiếu 600 viên chức giáo dục
Đó là thông tin được ông Vũ Ngọc Phụng – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết tại cuôc giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức.
Ngày 11/2, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức giao ban báo chí.
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Hà Đông (Hà Nội) đã thông tin tóm tắt về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020.
Ông Vũ Ngọc Phụng – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hà Đông (Hà Nội) trả lời tại họp báo. Ảnh: Đ.T
Tại cuộc họp, đại diện Ủy ban nhân dân quận Hà Đông cho biết, vừa qua, quận đã triển khai tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019 theo chỉ tiêu và kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội được phê duyệt tại quyết định số 1076/QĐ-UBND.
Theo đó, tổng chỉ tiêu tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019 của quận là 504 người (483 giáo viên, 21 nhân viên).
Video đang HOT
Việc thi tuyển theo đúng quy định qua 2 vòng thi. Đơn vị chức năng đã phê duyệt danh sách trúng tuyển là 372 thí sinh.
Tính đến ngày 15/1/2020, Ủy ban nhân dân quận đã ban hành quyết định tuyển dụng đối với 369 viên chức trúng tuyển đủ điều kiện, trên tổng số 504 chỉ tiêu được giao, đạt 73,2%.
Tại cuộc họp, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đặt câu hỏi với lãnh đạo quận Hà Đông: “Trong số 372 thí sinh trúng tuyển viên chức giáo dục vừa qua có bao nhiêu trường hợp là giáo viên hợp đồng được đặc cách theo hướng dẫn công văn số: 5378/BNV-CCVC của Bộ Nội vụ?”.
Trả lời câu hỏi của phóng viên, ông Vũ Ngọc Phụng – Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hà Động cho hay: “Hà Đông vừa qua tuyển dụng được 372 viên chức trong ngành giáo dục nhưng thực tế Quận vẫn đang thiếu rất nhiều.
Giáo dục của quận còn thiếu khoảng hơn 600 viên chức nữa, bởi theo thông báo của ngành giáo dục quận thì thiếu khoảng gần một nghìn từ giáo viên đến cán bộ quản lý, nhân viên…
Hiện mới tuyển được 372 chứng tỏ còn thiếu khoảng hơn 600.
Việc tuyển chọn vừa qua được thực hiện đúng như quy định của Thành phố.
Hà Đông không có trường hợp nào giáo viên làm nhiều năm mà không được đóng bảo hiểm xã hội.
Trong 372 viên chức được tuyển dụng của ngành giáo dục thì có 21 trường hợp được đề nghị xét đặc cách”.
Về chỉ tiêu năm 2020 trong lĩnh vực giáo dục, quận Hà Đông phấn đấu có thêm một trường công lập đạt chuẩn quốc gia và 11 trường công nhận lại chuẩn quốc gia. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 75% (69/92 trường)
Đỗ Thơm
Theo giaoduc.net.vn
Buộc thôi việc 2 viên chức giáo dục dùng bằng giả
Hai nữ nhân viên học đường đã dùng bằng giả để xin việc và trúng tuyển sau đó.
Chiều 27-12, UBND huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) - cho biết Thanh tra huyện này đã vào cuộc xác minh và buộc thôi việc 2 nữ nhân viên của một trường cấp 2 dùng bằng giả để tham gia tuyển dụng viên chức giáo dục.
Hai nữ nhân viên là bà Phạm Thị Lan (SN 1989) - nhân viên y tế học đường và bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (SN 1985) - nhân viên thiết bị trường học Trường THCS Sơn Thủy.
Trường THCS Sơn Thủy - nơi xảy ra vụ việc
Trước đó, UBND huyện Lệ Thủy tiến hành thanh tra việc "sử dụng bằng giả" đối với bà Lan khi dùng bằng tốt nghiệp trung cấp ngành Y sỹ y học cổ truyền và bà Thủy dùng bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tin học ứng dụng có dấu hiệu làm giả để tham gia xét tuyển.
Theo giải trình của bà Lan thì có học tại Trường Cao đẳng Phương Đông (Đà Nẵng) - chuyên ngành "Điều dưỡng đa khoa" nhưng vì đề án tuyển dụng của trường không tuyển điều dưỡng nên đã mua bằng Trung cấp Y sỹ y học cổ truyền loại giỏi để nộp hồ sơ xét tuyển và đã trúng tuyển.
Còn bà Thủy thừa nhận bản thân tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh (Nghệ An) chuyên ngành Tin học ứng dụng xếp loại khá. Tuy nhiên, đã mua bằng tốt nghiệp loại giỏi để nộp hồ sơ xét tuyển và trúng tuyển.
Thanh tra huyện Lệ Thủy sau đó đã có công văn đề nghị các trường cấp bằng tốt nghiệp cho 2 trường hợp bà Phạm Thị Lan và bà Nguyễn Thị Thanh Thủy đối chiếu, xác minh và khẳng định 2 bằng tốt nghiệp mà 2 nhân viên này sử dụng là bằng giả.
H. Phúc
Theo nld.com.vn
Thi tuyển giáo viên: Không nên cứng nhắc Hình thức thi viên chức được coi là để chuẩn hóa lực lượng GV, đặc biệt là nhằm phục vụ cho việc triển khai Chương trình GDPT mới. Tuy nhiên, thi tuyển hay xét tuyển là vấn đề đặt ra khi qua thi tuyển nhiều giáo viên hợp đồng lâu năm sẽ khó có cơ hội vào nghề. Giáo viên hợp đồng tại...