“Hạ điểm sàn không phải để lấp chỉ tiêu”

Theo dõi VGT trên

Tuyển sinh kéo dài nhưng đến nay nhiều trường kêu đã cạn nguồn tuyển. Trong khi đó, trước động thái cho phép hạ điểm sàn ở các trường ĐH khu vực Tây Nam bộ, Tây nguyên, Tây Bắc khiến nhiều trường bối rối.

Trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ:

- Năm nay bộ đã tạo mọi điều kiện chủ động cho các trường như kéo dài thời gian xét tuyển, không giới hạn nguyện vọng, không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn đợt trước… Bộ chỉ còn giữ lại hai điều kiện bảo đảm chất lượng tuyển sinh: đề thi và điểm sàn. Mặc dù số lượng thí sinh trên điểm sàn rất lớn, song việc các trường khó khăn về tuyển sinh, thậm chí có trường còn kêu khó hơn mọi năm, là có thật.

* Đó có phải là lý do để bộ vừa quyết định hạ điểm sàn cho các trường ĐH khu vực Tây Nam bộ, Tây nguyên, Tây Bắc? Việc hạ điểm sàn dường như lại đang khiến nhiều trường gặp rối vì thí sinh liên tục rút hồ sơ để tìm cơ hội mới, chuẩn bị cho bằng cấp cao hơn. Bộ có lường trước việc này?

- Bộ hạ điểm sàn cho ba khu vực khó khăn không phải để lấp chỉ tiêu cho các trường mà nhằm tạo điều kiện để các vùng này có nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo bài bản, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế địa phương.

Bộ dự đoán được xu thế chuyển dịch người học từ trường CĐ lên ĐH hay từ trường trung cấp lên CĐ, song số lượng này không nhiều. Số lượng học sinh bị trượt hoặc chưa đủ điểm học ĐH định ở nhà ôn lại nay nộp hồ sơ vào ĐH, CĐ chiếm số lượng lớn hơn nhiều.

Hạ điểm sàn không phải để lấp chỉ tiêu - Hình 1

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga – Ảnh: Nguyễn Khánh

* Vậy lý do nào khiến tình trạng tuyển sinh nhiều trường lại trở nên “thê thảm” hơn cả những năm trước khi bộ nói đã tạo điều kiện tự chủ hết mức cho cơ sở?

- Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ, đến thời điểm hiện nay, cơ cấu đào tạo các ngành kinh tế, quản lý chỉ chiếm 20% quy mô đào tạo, nhưng thực tế hiện con số này đã đạt 38%, nghĩa là gần gấp đôi quy hoạch. Bộ GD-ĐT đã nhiều lần cảnh báo thí sinh về tình trạng “khủng hoảng thừa” nhân lực nhóm ngành này. Trong tình hình sản xuất, kinh doanh có khó khăn nên số doanh nghiệp thành lập mới không nhiều, nhu cầu nhân lực các ngành quản lý không còn nhiều như trước.

Mùa tuyển sinh năm 2012 đã có chuyển biến lớn trong lựa chọn ngành nghề. Số thí sinh đăng ký ngành kinh tế, quản lý giảm đến 10% so với năm trước. Theo cách tính số tuyệt đối thì sự sụt giảm còn mạnh mẽ hơn khi năm nay số thí sinh dự thi ĐH, CĐ cũng giảm gần 10% nữa. Trong khi các trường ĐH mới thành lập, các trường ngoài công lập lâu nay chủ yếu chú trọng đào tạo những ngành kinh tế, quản lý vì không phải đầu tư nhiều như các ngành kỹ thuật công nghệ. Đúng là một thời cứ mở ngành đào tạo kinh tế, quản lý là có sinh viên, nay rõ ràng nhu cầu đó đã bão hòa. Tình trạng cũng tương tự như ngành tiếng Anh, ngành công nghệ thông tin… trước đây.

Video đang HOT

* Nhưng lãnh đạo nhiều trường cho rằng một trong những nguyên nhân khiến các trường khó tuyển sinh là do mạng lưới trường ĐH hiện nay không hợp lý. Có trường kêu vì có quá nhiều trường công lập trên cùng địa bàn nên thí sinh không mặn mà với trường ngoài công lập?

- Vấn đề không hẳn là sự phân bố trường ĐH mà là sự phân bố ngành nghề giữa các trường. Nếu có sự phân công rõ ràng về ngành nghề đào tạo, tránh chồng chéo giữa các trường trên địa bàn, mỗi trường đầu tư chuyên sâu một số lĩnh vực mà mình có thế mạnh thì hoàn toàn không lo thiếu nguồn tuyển. Số thí sinh trên điểm sàn còn nhiều, nhưng các em không lựa chọn ngành các trường còn thừa chỉ tiêu do ngành nghề không phù hợp hay nhà trường chưa có uy tín để thu hút thí sinh.

Với tình hình kinh tế hiện nay, học phí các trường ngoài công lập không phải thấp so với mức thu nhập của người lao động, nên các gia đình cũng phải tính toán rất kỹ trong việc đầu tư cho con cái. Song vấn đề cơ bản nhất vẫn là thị trường lao động. Khi những khóa sinh viên trước không tìm được việc làm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý lựa chọn trường, ngành của thí sinh. Thị trường lao động bây giờ cũng rất khác, nguồn cung lao động lớn nên người sử dụng lao động có nhiều sự lựa chọn theo những tiêu chí chất lượng riêng.

* Dường như có sự khập khiễng quá mức giữa nhu cầu đào tạo và nhu cầu xã hội khiến các trường rơi vào thế bị động, không thể xoay xở cho đủ người học?

- Đúng là có những bất cập khiến thị trường lao động và thực tế đào tạo của các trường chưa có sự phối hợp chặt chẽ vì trước đây chúng ta chưa có quy hoạch nhân lực cụ thể. Trước đây các trường đào tạo theo năng lực của mình, ít quan tâm đến nhu cầu của xã hội. Những năm gần đây, bộ đã có chủ trương đào tạo theo nhu cầu, gắn kết đào tạo với thị trường việc làm.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực đến năm 2020. Trên cơ sở đó các bộ, ngành, địa phương cũng đã lập quy hoạch phát triển cho ngành, địa phương mình. Dựa vào kết quả quy hoạch phát triển nhân lực, Bộ GD-ĐT đang lập phương án quy hoạch lại mạng lưới các trường ĐH cho phù hợp, tránh sự khập khiễng giữa nguồn cung và nhu cầu lao động.

* Quy hoạch mạng lưới ĐH mới mà Bộ GD-ĐT đang xây dựng sẽ làm thay đổi mạng lưới ĐH hiện nay theo hướng nào, thưa Thứ trưởng?

- Hiện tại cả nước có 414 trường ĐH, CĐ và 1/3 trong số này là các trường nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng (147 trường) và khoảng 1/5 số trường nằm ở vùng Đông Nam bộ (88 trường). Còn lại, các vùng duyên hải miền Trung, Tây nguyên, Tây Bắc… số trường còn hạn chế.

Quy hoạch mạng lưới trường ĐH, CĐ bám sát quy hoạch phát triển nhân lực đến năm 2020 theo nguyên tắc nơi nào đang thừa sẽ dừng việc thành lập trường mới.

Thứ hai, trong năm năm qua, hệ thống giáo dục ĐH phát triển quá nóng về ngành kinh tế, quản lý mà không tập trung các ngành khoa học xã hội nhân văn, kỹ thuật công nghệ nên phải điều chỉnh lại cơ cấu ngành nghề.

Thứ ba là mục tiêu 450 SV/vạn dân đến năm 2020 quá cao so với nguồn lực đầu tư của xã hội cho giáo dục – đào tạo khiến chất lượng đào tạo không đảm bảo.

Trong chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2020, bộ đã đề xuất giảm chỉ tiêu này xuống còn 350-400 SV/vạn dân. Việc cho phép thành lập trường ĐH mới sắp tới sẽ không còn chạy theo mục tiêu phát triển quy mô mà sẽ căn cứ vào điều kiện đảm bảo chất lượng, yêu cầu cơ cấu ngành nghề, mật độ hiện có của các trường ĐH, khả năng đầu tư cơ sở vật chất, chủ trương cấp đất cho giáo dục ở địa phương, khả năng tìm kiếm, thu hút giáo viên…

Theo tuổi trẻ

Chính sách đặc thù không nhằm để tuyển đủ chi tiêu

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga với Dân trí xung quanh việc Bộ GD-ĐT vừa ban hành quyết định thực hiện một số chính sách đặc thù trong tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy từ năm 2012 đối với các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.

Phóng viên: Khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn, Thứ trưởng có nói là nguồn tuyển năm nay dư thừa cho các trường. Đối các vùng khó như Tây Nguyên và Tây Nam Bộ thì hệ số dịch chuyển lớn hơn so với mọi năm rất nhiều nên chắc chắn sẽ không gặp khó khăn trong tuyển sinh. Tuy nhiên trên thực tế thì ngược lại, vậy nguyên nhân ở đây là gì?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Trước hết tôi phải khẳng định điểm sàn năm nay xác định là hoàn toàn hợp lý. Nó được thể hiện ở chỗ hệ số dịch chuyển là tốt. Chẳng hạn như khối A hệ số dịch chuyển là 1,8 trong khi đó mọi năm chỉ ở mức 1,5. Do đó số lượng thí sinh (TS) dư trên sàn rất là nhiều.

Chính sách đặc thù không nhằm để tuyển đủ chi tiêu - Hình 1
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga. (Ảnh P.T)

Bên cạnh đó, năm nay các vùng có thể tự cân đối lại với nhau. Có nghĩa những TS thi vào những trường trong khu vực đó chưa trúng tuyển NV1 đủ lấp đầy chỉ tiêu vào các trường còn thiếu chỉ tiêu. Đặc biệt là Tây Nam Bộ có sự chuyển biến rất là tốt. Chỉ có Tây Bắc là hơi đuối một chút.

Câu hỏi đặt ra là tại sao đến thời điểm này nhiều trường vẫn chưa tuyển được HS? Theo quan điểm của tôi thì có rất nhiều lý do. Một là có thể trường chưa đủ uy tín để hút được TS. Hai là những ngành nghề đào tạo của các trường này không phải là "nóng" nữa. Ba là trong tình hình kinh tế các gia đình cũng khó khăn nên việc cho con đi học vào những ngành mà sau này cảm thấy khó tìm được việc làm nên họ chần chừ và cân nhắc. Một vấn đề quan trọng khác là các thông tin về tuyển dụng trong thời gian qua cũng gây tác động tâm lý nhất định đến gia đình TS.

Riêng đối với mình thì thấy nguyên nhân chính đối với các trường không tuyển được TS liên quan đến ngành nghề. Đa số các trường không tuyển được đều đào tạo ngành kinh tế quản lý, đây là những ngành không còn được thu hút mạnh so với vài năm về trước. Chẳng hạn ngay cả trường đào tạo về kinh tế quản lý được coi là đầu đàn của cả nước là ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Kinh tế thuộc ĐH Đà Nẵng hàng năm chỉ gọi NV1 là dư ngay lập tức nhưng năm nay chỉ đạt được 75-85%. Chứng tỏ khối kinh tế quản lý hiện nay không còn sức hút mạnh nữa.

Trong khi đó, những trường mới thành lập hoặc các trường ngoài công lập thì lại đa số đào tạo các ngành này thôi. Do đó khi TS không "ưa chuộng" nữa thì ngay lập tức các trường này bị ảnh hưởng. Như vậy ở phải xác định là TS không đi học chứ không phải nguồn tuyển không có.

Chúng ta đưa ra mức điểm sàn là nhằm mục đích đảm bảo chất lượng đầu vào. Bộ GD-ĐT cũng rất quyết tâm khi bỏ điểm c điều 33 trong quy chế tuyển sinh. Tuy nhiên, vừa qua chúng ta lại đưa ra chính sách đặc thù trong tuyển sinh dành cho 3 khu vực khó khăn có thể lấy điểm chuẩn thấp hơn điểm sàn. Điều này có gì đó bất ổn?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Khi chúng ta bỏ điểm c điều 33 quy chế tuyển sinh là nhằm mục đích hạn chế cơ chế "xin - cho". Khi mình quy định như vậy thì không phải những trường đóng ở địa bàn khó khăn mà ngay cả những chưa đóng ở vùng thuận lợi nhưng khó tuyển sinh cũng xin vận dụng nên dẫn đến điểm chuẩn quá thấp so với điểm sàn quy định. Năm nay chúng ta bỏ cơ chế "xin - cho" nhưng không có nghĩa là bỏ toàn bộ. Chúng ta phải tìm một cơ chế thay thế đối với những vùng kinh tế khó khăn, vùng khó tuyển. Đặc biệt là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.

Ở các vùng này thì điều kiện học tập còn nhiều khó khăn nên trình độ HS không thể sánh bằng với những vùng thuận lợi. Nói cách khác về cơ bản thì mặt bằng không thể đạt mức chung nên chúng ta phải tạo một cơ chế phù hợp để cho các em vào học.

Khi bỏ điểm c điều 33 quy chế tuyển sinh thì trong các cuộc họp Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ thì Bộ GD-ĐT cũng có đề xuất họ nghiên cứu một quy chế mới để thay thế. Nghĩa làm ngay khi làm sửa đổi quy chế đã có sự chỉ đạo rồi chứ không phải mình bị động vì chuyện này. Bộ GD-ĐT cũng đã lường trước được các trường thuộc 3 vùng này sẽ gặp nhiều khó khăn. Bản thân Ban chỉ đạo cũng đã nghiên cứu và hỏi ý kiến các tỉnh thành trong các khu vực. Cuối cùng thì họ đề xuất là nên áp dụng một cơ chế đặc thù để cho Tây Nguyên, Tây Bắc và Tây Nam Bộ có cơ chế tuyển sinh phù hợp.

Cũng phải nhấn mạnh ở đây là việc này không có nghĩa là chỉ giúp cho các trường tuyển đủ chỉ tiêu mà nó còn giúp cho các địa phương vùng kinh tế khó khăn có thể tuyển được người đi đào tạo để nâng cao trình độ lao động ở đây. Bởi theo quyết định 1033 của Thủ tướng Chính phủ về vùng Tây Nam Bộ thì đến 2015 thì số lượng SV/1 vạn dân là 190 mà hiện nay họ chỉ mới ở mức 110-120. Qua đó thấy họ còn cách chỉ tiêu này rất là xa.

Theo cơ chế đặc thù mà Bộ GD-ĐT thì các trường ĐH, CĐ có trụ sở chính đặt tại các tỉnh, thành phố trong ba khu vực khó khăn được xét tuyển bổ sung đối với các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ ba năm trở lên tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực và có kết quả điểm thi ĐH (hoặc CĐ) hệ chính quy (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực) dưới điểm sàn ĐH (hoặc CĐ) không quá 1 điểm. Quy định này được áp dụng năm nay và những năm kế tiếp. Vậy theo Thứ trưởng liệu cơ chế này có tạo nên tiêu cực khi thí sinh chạy hộ khẩu?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Vấn đề này Bộ GD-ĐT cũng đã nghĩ đến và lường trước được. Để được hưởng chính sách này đòi hỏi TS phải học ít nhất 3 năm THPT ở vùng khó khăn. Nghĩa là các em phải sinh sống ở đây. Bộ mong muốn rằng khi các cháu về các vùng khó khăn này, học và sinh sống tại đây và khi lên học ĐH lại tiếp tục như vậy thì sẽ gắn bó với vùng đó để ở lại làm việc.

Trên thực tế, đa số các cháu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ khi xuống các thành phố lớn để học thì rất ít cháu quay trở về. Cơ chế này tạo ra để cho các cháu có thể học và sinh sống tại chỗ để có thể góp sức xây dựng quê hương. Bên cạnh đó, cũng sẽ thu hút được các TS ở các vùng lân cận đến đây học tập và công tác.

Với cơ chế đặc thù đưa ra thì liệu các trường thuộc 3 vùng khó khăn này có tuyển đủ chỉ tiêu năm nay hay không khi mà hiện nguồn tuyển rất là hạn hẹp, thậm chí là đã hết?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Việc năm nay các trường thuộc các vùng này có tuyển được đủ chỉ tiêu hay không thì chuyện đó không quan trọng. Vấn đề là ở chỗ số lượng các cháu HS đạt được trình độ để có thể đi học được có đông hay không thôi. Các trường có thể tăng lên chút ít không cần đủ chỉ tiêu nhưng số lượng các cháu đi học tăng lên để sau này các cháu có thể tốt nghiệp quay về làm việc ở những khu vực này. Vấn đề này mới là điều cần phải quan tâm chứ không phải cơ chế đưa ra để lấp đầy chỉ tiêu cho các trường.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

S.H (thực hiện)

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạnChở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạn
15:13:07 22/02/2025
Clip: Xe bán tải bị đâm nát trên đường tại Sơn La, bé gái trong xe không ngừng hoảng loạn kêu cứu "bố ơi"Clip: Xe bán tải bị đâm nát trên đường tại Sơn La, bé gái trong xe không ngừng hoảng loạn kêu cứu "bố ơi"
17:06:21 22/02/2025
Nghi vấn hai mẹ con bị sát hại ở Bình DươngNghi vấn hai mẹ con bị sát hại ở Bình Dương
17:03:15 22/02/2025
NSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷNSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷ
16:00:08 22/02/2025
Phim Hoa ngữ gây sốc vì có rating cao nhất lịch sử cả nước, nam chính hack tuổi quá đỉnh 20 năm trẻ mãi không giàPhim Hoa ngữ gây sốc vì có rating cao nhất lịch sử cả nước, nam chính hack tuổi quá đỉnh 20 năm trẻ mãi không già
14:43:23 22/02/2025
Bức ảnh trích xuất camera khiến bà mẹ bị cư dân mạng chỉ trích dữ dội: Cô ăn mặc đẹp nhưng hành động lại quá xấu xí!Bức ảnh trích xuất camera khiến bà mẹ bị cư dân mạng chỉ trích dữ dội: Cô ăn mặc đẹp nhưng hành động lại quá xấu xí!
16:59:48 22/02/2025
Sau 8 năm ly hôn Gia Bảo, Thanh Hiền hạnh phúc bên người mới điển trai, là nhân viên văn phòngSau 8 năm ly hôn Gia Bảo, Thanh Hiền hạnh phúc bên người mới điển trai, là nhân viên văn phòng
17:21:30 22/02/2025
Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạcRổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc
16:06:06 22/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cứu sống cụ ông 97 tuổi

Đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cứu sống cụ ông 97 tuổi

Sức khỏe

18:53:31 22/02/2025
Suy giảm lưu lượng máu lên não khiến người bệnh dễ rơi vào tình trạng lú lẫn, té ngã, tăng nguy cơ đột quỵ. Khó thở, đau tức ngực xảy ra khi nhịp tim không đủ duy trì huyết động, làm trầm trọng hơn bệnh lý nền như suy tim, bệnh mạch vàn...
Lại thêm drama: Xuất hiện 1 nhân vật đặc biệt vội bay từ Hàn Quốc đến "cứu" chồng Từ Hy Viên

Lại thêm drama: Xuất hiện 1 nhân vật đặc biệt vội bay từ Hàn Quốc đến "cứu" chồng Từ Hy Viên

Sao châu á

18:41:47 22/02/2025
Cuộc sống của Koo Jun Yup rơi vào bế tắc, cô đơn sau khi Từ Hy Viên qua đời. Anh còn nảy sinh mâu thuẫn với nhà vợ.
Trứng quý như vàng, dịch vụ cho thuê gà đẻ nở rộ tại Mỹ

Trứng quý như vàng, dịch vụ cho thuê gà đẻ nở rộ tại Mỹ

Lạ vui

18:16:32 22/02/2025
Dịch cúm gia cầm độc lực cao bùng phát ở Mỹ đã khiến trứng gà trở nên khan hiếm, đẩy giá của loại thực phẩm cơ bản này lên cao.
Hành động của một đứa trẻ khiến người dân cả khu chung cư nửa đêm phải dậy khắc phục: Đi làm về mệt còn ôm "bụng" tức!

Hành động của một đứa trẻ khiến người dân cả khu chung cư nửa đêm phải dậy khắc phục: Đi làm về mệt còn ôm "bụng" tức!

Netizen

18:16:11 22/02/2025
Nuôi dạy con chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Ai cũng mong muốn con mình ngoan ngoãn, lễ phép, nhưng thực tế lại thường chẳng giống như kỳ vọng.
Sao nam Vbiz tiết lộ nguyên nhân ô tô rơi xuống vực 40m: "Nếu nước sâu, xe lật thêm 1 vòng nữa thì chết"

Sao nam Vbiz tiết lộ nguyên nhân ô tô rơi xuống vực 40m: "Nếu nước sâu, xe lật thêm 1 vòng nữa thì chết"

Sao việt

17:54:40 22/02/2025
Hoàng Mập đã lên tiếng cho biết người gặp nạn là các con, anh không xuất hiện trong chiếc bán tải kia. Theo lời nam nghệ sĩ, nguyên nhân xe rơi xuống độ cao 40m là do trời mưa, sạt lở.
Trúng độc đắc 2 ngày cuối tuần (22 và 23/2), 3 con giáp lộc lá xum xuê, làm ăn thịnh vượng

Trúng độc đắc 2 ngày cuối tuần (22 và 23/2), 3 con giáp lộc lá xum xuê, làm ăn thịnh vượng

Trắc nghiệm

17:53:37 22/02/2025
Cuối tuần luôn là thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, nhưng nếu bạn biết cách tận dụng cơ hội, nó có thể trở thành thời điểm bùng nổ tài lộc và thành công trong công việc.
"20 con tôm, 1kg thịt bò, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa", không nhầm đâu, đó là một bữa của Ánh Viên

"20 con tôm, 1kg thịt bò, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa", không nhầm đâu, đó là một bữa của Ánh Viên

Sao thể thao

17:29:31 22/02/2025
Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên mặc dù đã giải nghệ nhưng những gì nữ VĐV làm được cho thể thao Việt Nam luôn được nhắc đến.
Xác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình Dương

Xác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình Dương

Pháp luật

17:10:22 22/02/2025
Chiều 22/2, Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã xác định được đối tượng sát hại 2 mẹ con trong một ngôi nhà tại khu phố An Hòa, phường Hòa Lợi, TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản

Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản

Thế giới

16:28:48 22/02/2025
Starlink cung cấp kết nối internet quan trọng cho Ukraine và được coi là công cụ thiết yếu đối với quân đội nước này đặc biệt là trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga đang leo thang căng thẳng.
Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Tin nổi bật

15:57:48 22/02/2025
Nhiều bệnh nhân chấn thương nặng trong vụ tai nạn xe giường nằm tông ô tô đầu kéo được chuyển về Hà Nội tiếp tục điều trị