Hạ chuẩn sẽ giúp thêm nhiều người dễ kiếm được danh tiến sĩ để làm “quan”

Theo dõi VGT trên

Nguy hiểm hơn, nghiên cứu sinh và thầy hướng dẫn có thể dễ dàng “tác động” vào quá trình xét duyệt đăng bài trên tạp chí trong nước, tạo kẽ hở cho tiến sĩ rởm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quy chế về đào tạo tiến sĩ để thay thế quy chế năm 2017. Với quy chế mới, có nhiều ý kiến cho rằng đó là bước “thụt lùi”.

Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Trần Hữu Sơn – Viện trưởng viện Văn hóa dân gian ứng dụng, ông Sơn chia sẻ:

“Việc “ hạ chuẩn” đào tạo Tiến sĩ theo quy chế mới 2021 là không đúng với sự phát triển của khoa học, muốn phát triển thì rất cần sự hòa nhập với quốc tế, bây giờ bỏ bớt các công trình nghiên cứu quốc tế đi thì làm sao phát triển được khoa học?.

Quy định cho phép nghiên cứu sinh có bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên. Theo tôi, quy định này đi ngược lại xu hướng hội nhập của khoa học Việt Nam, “hạ chuẩn” so với Quy chế cũ năm 2017.

Những bài báo in tạp chí khoa học trong nước cũng đáng khuyến khích, nhưng việc quản lý chưa chặt dẫn đến tình trạng lộn xộn, không có thực chất. Phần lớn các tạp chí nghiên cứu trong nước được xuất bản bởi các trường đại học, cá nhân tôi cho rằng quy trình duyệt bài còn lỏng lẻo, thậm chí có phần tuỳ tiện.

Tôi biết một tác giả có đến 3 bài đăng trong cùng một số báo, còn có khá nhiều người không viết được nhưng lại đi thuê, thậm chí có những bài báo quốc tế cũng đi thuê viết.

Nguy hiểm hơn, nghiên cứu sinh và thầy hướng dẫn có thể dễ dàng “tác động” vào quá trình xét duyệt đăng bài trên tạp chí trong nước, tạo kẽ hở cho việc ra đời các tiến sĩ rởm. Còn nếu nói đăng các bài báo nghiên cứu ở các tạp chí trong nước là để góp phần nâng cao chất lượng các tạp chí đó, tôi cho đó là ngụy biện”.

Hạ chuẩn sẽ giúp thêm nhiều người dễ kiếm được danh tiến sĩ để làm quan - Hình 1

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn – Viện trưởng viện Văn hóa dân gian ứng dụng. Ảnh: NVCC.

Nhiều ý kiến cho rằng tạp chí nước ngoài cũng có thể “can thiệp” được để nghiên cứu sinh đăng bài? Ông Sơn cho biết: “Tạp chí nước ngoài mà “can thiệp” được thì đó chỉ là những tạp chí lá cải, thậm chí họ còn có dịch vụ tổ chức các chuyến du lịch, hội thảo trá hình để từ đó giúp nghiên cứu sinh đăng được bài báo quốc tế trên những loại tạp chí như vậy.

Video đang HOT

Còn những tạp chí quốc tế có uy tín, để mà đăng được một bài báo trên đó là thực sự khó khăn, đòi hỏi đề tài có chất lượng thật sự. Những tạp chí này họ không “quen biết” ai, không ai can thiệp được, họ có nhưng người phản biện uy tín và nghiên cứu sinh cũng không được biết. Như vậy những bài báo đó mới thật sự chất lượng.

Một nhà nghiên cứu khoa học về lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, thì ông ta phải có những đề tài nghiên cứu thế nào, sách chuyên khảo ra làm sao, có bao nhiêu bài báo quốc tế, bài trong nước? Ngoài ba vấn đề đó, các nghiên cứu của ông có tác dụng gì cho khoa học, xã hội? Đây là vấn đề thiết thực, là gốc, còn đề tài “luyên thuyên” thì không có tác dụng, mà hiện tượng này hiện nay khá phổ biến”.

Học Tiến sĩ với mục đích làm “quan”?

Ông Sơn nêu quan điểm: “Làm quản lý và làm khoa học khác nhau, đừng lấy danh tiến sĩ khoa học để làm quản lý, lấy danh tiến sĩ với mục đích làm “quan”.

Tôi thấy rất phổ biến hiện nay có việc một số cán bộ đang là lãnh đạo, lại đi “làm thêm” tiến sĩ là không chuẩn, bởi những vị này lấy đâu ra thời gian? Bản thân tôi đã làm tiến sĩ nên tôi quá hiểu, bởi thời gian vài năm trời chỉ có nghiên cứu, vậy nên những vị lãnh đạo kia “đóng cửa” công việc suốt mấy năm liền để làm tiến sĩ hay sao? Tôi cho đó là sai.

Việc làm tiến sĩ mất rất nhiều thời gian, từ học lý thuyết, cập nhật thêm kiến thức, rồi nghiên cứu… vậy mà vị lãnh đạo đó vừa giải quyết công việc chuyên môn, lại vừa làm tiến sĩ. Đó là nói dối”.

Có giáo sư hướng dẫn hàng chục nghiên cứu sinh cùng một lúc, chưa kể có tiến sĩ về kinh tế lại đi hướng dẫn nghiên cứu sinh về Lịch sử, về vấn đề này, ông Sơn nếu quan điểm: “Đó là sai, bản thân tôi cũng đã hướng dẫn nghiên cứu sinh, đã là hướng dẫn phải hiểu sâu về vấn đề đó, phải am hiểu tường tận thì mới có thể góp ý.

Nguyên tắc, mình hướng dẫn thì không được phép làm hộ cho nghiên cứu sinh, mà chỉ hướng dẫn cách làm. Vậy mà hướng dẫn lại không có chuyên ngành thì hướng dẫn cái gì? Đây là kiểu cái gì cũng biết nhưng không vấn đề nào sâu.

Hơn nữa, hàng chục luận án tiến sĩ cùng một lúc thì người hướng dẫn làm sao có đủ thời gian, 1 đến 2, thậm chí hướng dẫn đến 3 học trò cùng một lúc đã là quá nhiều. Muốn hướng dẫn một luận án thường phải đọc rất nhiều tài liệu, tự học chuyên sâu, học hơn cả học trò thì mới hướng dẫn được”.

Hạ chuẩn sẽ giúp thêm nhiều người dễ kiếm được danh tiến sĩ để làm quan - Hình 2

Nếu quy chế mới quy định chuẩn đầu ra thấp, sau 10 hay 15 năm tới, khi những lứa tiến sĩ này tốt nghiệp, liệu chất lượng tiến sĩ của chúng ta sẽ thế nào?. Ảnh minh họa: Tùng Dương.

Ông Sơn nhấn mạnh: “Tôi thấy việc Bộ ra quy chế mới là “hạ cấp”, có ý kiến cho rằng do “sơ xuất”, nhưng theo tôi đây là hợp thức hóa tiến sĩ hạ cấp, là lợi ích nhóm. Có thể nói nếu như quy chế này thì đã cung cấp công cụ pháp lý để cho các nhóm lợi dụng, sử dụng danh tiến sĩ để làm “quan”.

Điều nữa, phải siết chặt việc học tiến sĩ bởi không ít cán bộ, công chức hiện nay đua nhau đi học tiến sĩ, nếu những vị đó chuyển sang nghiên cứu khoa học thì hãy thôi làm lãnh đạo. Còn làm giám đốc sở, quản lý nhà nước thì cần phải đi học quản lý hành chính công, chứ không phải cố “gắn mác” tiến sĩ ngành chung chung.

Theo tôi, nếu không cải tiến hơn thì cũng nên kế thừa những điểm tiến bộ về chuẩn đầu ra theo quy chế năm 2017, nghiên cứu sinh phải công bố tối thiểu hai bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án, trong đó một bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục tạp chí ISI/Scopus, hoặc công bố tối thiểu hai báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, hoặc hai bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.

Yêu cầu luận án tiến sĩ có công bố quốc tế là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để có tiến sĩ thật. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên giữ yêu cầu công bố quốc tế trong khoa học xã hội và nhân văn, bởi quy định này không cao so với khu vực.

Ngành Khoa học xã hội nhân văn và tất cả ngành khác hoàn toàn có thể đáp ứng được bởi yêu cầu về chuẩn ngoại ngữ với tiến sĩ theo khung bậc 8 trình độ năng lực quốc gia là rất cao, như tiếng Anh phải là B2, bậc 4/6. Có thể nâng chuẩn với một số ngành Khoa học tự nhiên, Công nghệ.

Nhưng ở quy chế mới là chuẩn đầu ra về chuyên môn, ngoại ngữ và hội nhập quốc tế đều thấp hơn. Chính vì vậy, việc cần phải sửa đổi quy chế mới vừa ban hành là thực sự góp phần nâng cao chất lượng khoa học công nghệ, chất lượng đội ngũ trí thức Việt Nam. Đây là điều mấu chốt.

Nếu quy chế mới quy định chuẩn đầu ra thấp, sau 10 hay 15 năm tới, khi những lứa tiến sĩ này tốt nghiệp, liệu chất lượng tiến sĩ của chúng ta sẽ thế nào? Điều này có thể gây ra hệ lụy cho chất lượng đào tạo đại học và sau đại học của Việt Nam”.

Quy chế đào tạo tiến sĩ 2017 "chạm đúng long mạch" không cải tiến, đừng cải lùi

Với bối cảnh Việt Nam, tôi thấy yêu cầu của Thông tư 08/2017 là hoàn toàn vừa sức, là một bước đệm cần thiết trước khi chúng ta có những yêu cầu cao hơn.

LTS: Tiếp nối những trao đổi gần đây của giới học thuật về Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành, nghiên cứu sinh Nguyễn Thành từ Đài Loan, Trung Quốc gửi tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết liên quan đến chủ đề này này.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài viết tới độc giả, văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả, tiêu đề bài viết do Tòa soạn đặt lại.

Hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học và đào tạo tiến sĩ là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong gần 20 năm trở lại đây. Và Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT về đào tạo tiến sĩ (gọi tắt là Quy chế 2017) có thể nói là một trong những văn bản tiến bộ, cập nhật nhất.

Cụ thể, theo Quy chế 2017, nghiên cứu sinh muốn tốt nghiệp bên cạnh 01 bài báo công bố trong các tạp chí trong nước, cần phải có 01 bài báo được đăng trên các Tạp chí ISI/Scopus. Bài báo ISI/Scopus này có thể được thay thế bằng 02 bài đăng trên các hội thảo quốc tế. Yêu cầu tương tự cũng được áp dụng với giáo viên hướng dẫn.

Từ trải nghiệm cá nhân, tôi thấy quy chế này thực ra là vẫn còn yêu cầu quá thấp so với các trường đại học tại Đài Loan, là nơi tôi đã học Thạc sĩ và hiện đang học nghiên cứu sinh. Các trường đại học thuộc khối Khoa học xã hội như Kinh tế, Quản trị ... tại Đài Loan thường yêu cầu học viên cao học đã phải có 01 bài báo quốc tế, còn nghiên cứu sinh thì thường có yêu cầu tối thiểu 01 bài ISI (tức là còn khó hơn Scopus). Một số trường top đầu thậm chí còn yêu cầu cao hơn, 2 bài ISI hoặc 01 bài ISI trong nhóm Q2 trở lên ở bậc tiến sĩ. Đối với các ngành Khoa học tự nhiên và Công nghệ thì yêu cầu trên còn cao hơn nhiều.

Mặc dù vậy, với bối cảnh Việt Nam, tôi thấy yêu cầu của Thông tư 08 là hoàn toàn vừa sức, là một bước đệm cần thiết trước khi chúng ta có những yêu cầu cao hơn (ví dụ có thể bỏ 02 hội thảo quốc tế thay thế được bài ISI/Scopus).

Quy chế đào tạo tiến sĩ 2017 chạm đúng long mạch không cải tiến, đừng cải lùi - Hình 1

Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và thời đại

Tuy nhiên trong Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành thì lại hoàn toàn bỏ đi yếu tố bắt buộc về công bố quốc tế, kể cả bài hội thảo quốc tế. Điều này dẫn đến một thực tế là khi áp dụng Thông tư này, chúng ta có thể có nhiều tiến sĩ ra trường mà hoàn toàn không nói, viết, trao đổi được với các học giả quốc tế bằng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác. Như vậy, nói Thông tư 18 là bước thụt lùi như nhiều chuyên gia đã lên tiếng quả là không sai.

Cũng có những ý kiến cho rằng, theo Thông tư 18, nghiên cứu sinh phải làm việc như cán bộ cơ hữu tại trường đại học thì kết quả đầu ra sẽ rất yên tâm. Tôi cho là đây là nhận xét rất "thơ ngây". Tại Đài Loan, tất cả các giảng viên đều có phòng riêng, nghiên cứu sinh thì có phòng làm việc chung (mỗi người 1 bàn), chưa kể nếu ở các ngành có thực nghiệm thì sẽ có phòng lab để cho nghiên cứu sinh lên làm việc.

Nhưng ở Việt Nam thì giảng viên còn không có chỗ ngồi riêng, văn phòng khoa phần lớn chỉ là 1 bàn làm việc chung, vừa là bàn họp, vừa là chỗ ngồi uống nước. Giờ thêm nghiên cứu sinh làm việc cơ hữu thì chắc chắn không có chỗ ngồi. Giáo viên hướng dẫn và nghiên cứu sinh muốn gặp nhau thì chắc chỉ còn cách ... ra quán nước.

Cũng có những ý kiến cho rằng, không cần yêu cầu đầu ra với nghiên cứu sinh, mà chỉ cần các thầy hướng dẫn và Hội đồng thật nghiêm túc thì chất lượng nghiên cứu sinh sẽ tự nhiên tốt. Điều này đúng, nhưng với điều kiện tất cả các thầy hướng dẫn và hội đồng phải ở trình độ quốc tế rất cao (ví dụ mỗi người là tác giả chính của 10 bài ISI/Scopus trở lên).

Nếu làm được như thế thì rõ ràng Thông tư của Bộ cũng chả cần yêu cầu nghiên cứu sinh phải có công bố quốc tế làm gì, vì nếu Bộ không yêu cầu thì thầy cũng sẽ yêu cầu. Tuy vậy, nếu làm cách này thì chắc số người đủ điều kiện hướng dẫn nghiên cứu sinh ở mỗi ngành chắc chỉ còn ... đếm trên đầu ngón tay.

Với những phân tích trên, có thể thấy, Thông tư 08 năm 2017 về đào tạo tiến sĩ rất phù hợp, yêu cầu không quá cao với cả nghiên cứu sinh lẫn thầy hướng dẫn, nhưng vẫn đảm bảo tính hội nhập quốc tế. Các trường hay viện có đào tạo tiến sĩ có thể căn cứ vào đây mà từng bước đổi mới hoạt động đào tạo, chuẩn bị cơ sở vật chất phù hợp. Nói như lời của chương trình Shark Tank Việt Nam, có thể nói Thông tư 08 đã "chạm đúng long mạch" giúp Việt Nam có thể hội nhập quốc tế về nghiên cứu khoa học và đào tạo tiến sĩ. Rất tiếc, Thông tư 18 thay thế đã không tiếp nối được tinh thần đó.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!
06:14:12 22/12/2024
Bé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCMBé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCM
08:20:00 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'
07:17:20 22/12/2024
Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Mỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mêMỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mê
06:03:01 22/12/2024
Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."
09:18:47 22/12/2024
Từng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối nămTừng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối năm
06:55:23 22/12/2024
Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"
07:07:16 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lô vũ khí cuối cùng gửi Ukraine của Tổng thống Biden gồm những gì?

Lô vũ khí cuối cùng gửi Ukraine của Tổng thống Biden gồm những gì?

Thế giới

12:04:24 22/12/2024
Gói viện trợ theo chương trình USAI có thể là một trong những bước đi cuối cùng mà Mỹ thực hiện nhằm hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Thời trang

12:01:10 22/12/2024
Khi những ngày xuân đang dần về gần, một trong những lựa chọn không thể bỏ qua để khoe sắc chính là chiếc áo yếm - biểu tượng của sự duyên dáng, thanh lịch và một chút cổ điển nhưng vẫn rất thời thượng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar

Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar

Sao thể thao

11:39:31 22/12/2024
Hai em nhỏ được Thủ tướng Phạm Minh Chính bế trên SVĐ Việt Trì, Phú Thọ là những gương mặt thân quen làng bóng đá.
Thành phần kem chống nắng nào cần có và cần tránh?

Thành phần kem chống nắng nào cần có và cần tránh?

Làm đẹp

11:18:23 22/12/2024
Ngoài có mặt trong kem chống nắng, Titan dioxide còn được dùng trong các sản phẩm khác như phấn nén, đồ trang điểm có SPF, mỹ phẩm làm trắng hoặc kem dưỡng da.
Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"

Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"

Netizen

11:08:34 22/12/2024
Một cụ 86 tuổi, nguyên là hiệu trưởng trường Trung học quyết tâm kết hôn cùng mối tình đầu của mình trong sự chúc phúc của con cháu và bạn bè.
Từ trường tiết lộ tòa nhà gấp đôi Nhà Trắng dưới lòng đất Iraq

Từ trường tiết lộ tòa nhà gấp đôi Nhà Trắng dưới lòng đất Iraq

Lạ vui

11:05:43 22/12/2024
Dấu tích thủ đô tráng lệ 2.700 tuổi của Vương quốc Assyria đã được tìm thấy bởi một nhóm khảo cổ quốc tế, nhờ máy đo từ trường.
Ngắm loạt tòa nhà ốp kín mặt tiền bằng pin điện mặt trời

Ngắm loạt tòa nhà ốp kín mặt tiền bằng pin điện mặt trời

Sáng tạo

11:04:24 22/12/2024
Tòa nhà 8 tầng có 1.182 tấm pin quang điện trên mặt tiền, thu thập ánh sáng mặt trời và chuyển thành điện. Hệ thống này thu được năng lượng nhiều hơn 50 lần so với các tấm pin mặt trời trên mái nhà tại các khu dân cư.
4 con giáp nóng tính nhưng làm việc cực kỳ đáng tin cậy, năm Ất Tỵ 2025 vươn mình thăng tiến, tiền về dồi dào

4 con giáp nóng tính nhưng làm việc cực kỳ đáng tin cậy, năm Ất Tỵ 2025 vươn mình thăng tiến, tiền về dồi dào

Trắc nghiệm

11:04:12 22/12/2024
Trong cuộc sống, mỗi người đều có tính cách và khí chất riêng biệt. Điều thú vị là, nóng tính không đồng nghĩa với việc làm người không đáng tin, và bốn con giáp dưới đây là minh chứng rõ ràng nhất.
Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'

Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

11:03:27 22/12/2024
Trong công diễn 4 Chị đẹp đạp gió , diva Mỹ Linh gây bất ngờ khi thể hiện màn nhào lộn, ke đầu còn nữ ca sĩ Minh Tuyết chứng tỏ bản thân với màn đu dây hát bolero.
Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu

Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu

Sao châu á

10:57:25 22/12/2024
Song Hye Kyo gây sốc với tạo hình nữ tu sĩ trong bộ phim Dark Nuns ; Jang Nara khóc khi nhận giải thưởng lớn ở SBS Drama Awards.
Sony biết lúc nào người chơi đang phẫn nộ?

Sony biết lúc nào người chơi đang phẫn nộ?

Mọt game

10:52:10 22/12/2024
Việc các game thủ cảm thấy nóng mặt khi bị game làm khó đã không còn là chuyện hiếm gặp. Dù vậy, đôi khi nếu có xả giận thì cơ hội vượt ải vẫn là cực kỳ khó khăn, khiến cơn giận ngày càng gia tăng mà gây ức chế, bực bội.