Hạ chuẩn giảng viên dạy nghiệp vụ sư phạm
Bộ GD-ĐT vừa có thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do bộ ban hành năm 2008.
Theo đó, chuẩn giảng viên tham gia giảng dạy nghiệp vụ sư phạm phải có trình độ thạc sĩ trở lên, có ít nhất năm năm giảng dạy trong lĩnh vực chuyên môn của chương trình bồi dưỡng thay vì phải có bằng tiến sĩ cùng kinh nghiệm từ năm năm như trước.
Ngoài ra, điều kiện dự tuyển vào các lớp nghiệp vụ sư phạm cũng được mở rộng hơn khi chỉ yêu cầu người theo học có bằng ĐH hoặc CĐ thay vì phải tốt nghiệp ĐH hệ chính quy, sinh viên tốt nghiệp ĐH các ngành ngoài sư phạm phải đạt loại khá trở lên và cán bộ nghiên cứu phải có từ năm năm kinh nghiệm như trước…
HÀ BÌNH
Theo tuổi trẻ
Tại sao"nói không" với liên thông, tại chức?
Trao đổi với PV, ông Đỗ Văn Chinh, Phó Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: "Để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giáo viên người tốt nghiệp hệ liên thông sẽ thi tuyển làm giáo viên hệ THCS".
Ngày 12/9, Sở GD-ĐT Hà Nội thông báo tuyển viên chức cho các trường công lập 2012 với khẳng định chỉ tiếp nhận hồ sơ dự tuyển của những người tốt nghiệp hệ chính quy của trường đại học sư phạm hoặc khoa sư phạm của các trường đại học công lập đúng chuyên ngành đăng ký và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Video đang HOT
Kết hợp xét tuyển và thi sát hạch
Ông nói rõ hơn về chủ trương tuyển dụng viên chức của sở năm nay?
Thầy trò Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong lễ khai giảng năm học 2012-2013
Ông Đỗ Văn Chinh: Việc tuyển dụng này thực hiện theo Nghị định 29 của Chính phủ năm 2012 (NĐ) về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Đây là năm đầu tiên sở thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên cho các trường trực thuộc sở.
Việc tuyển dụng giáo viên khối mầm non, tiểu học, THCS cho các quận huyện của thành phố đã thực hiện xong. Hiện sở đang chuẩn bị tiến hành tuyển viên chức cho các trường THPT, GDTX, TT kỹ thuật thực hành, TCCN.
Theo tinh thần của NĐ, điểm mới của công tác tuyển dụng năm nay là có thêm phần phỏng vấn, thực hành (soạn giáo án) ngoài xét kết quả học tập. Điều này tạo thuận lợi cho việc sát hạch và kiểm tra năng lực thực tế của các thí sinh.
Với điểm mới này, công tác tuyển dụng của sở năm nay có gặp khó khăn gì?
Các công việc này thực ra sở đã làm từ nhiều năm trước. Chúng tôi cũng có những đợt sát hạch đội ngũ giáo viên. Do đó không có khó khăn gì.
Hội đồng tuyển dụng là các trường. Họ đã làm quen với công tác này. Số lượng tuyển dụng năm nay cũng vừa phải nên rất thuận lợi trong khâu tổ chức.
Học liên thông sẽ thi giáo viên THCS
Việc chỉ tuyển người tốt nghiệp đại học chính quy mà không tuyển hệ liên thông của sở năm nay xuất phát từ lý do gì, thưa ông?
Giáo viên có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến một lớp học sinh, ở đây là tương lai của thủ đô.
Với người học liên thông, sở có ý kiến rất rõ ràng rằng họ đều được thi tuyển làm giáo viên THCS vì gốc của anh là cao đẳng sư phạm, chất lượng đào tạo sẽ tốt hơn. Sau đó, nếu có bằng đại học, giáo viên sẽ được xem xét để nâng ngạch. Năm nay lượng tuyển giáo viên THCS khá lớn với 377 chỉ tiêu.
Một vấn đề cũng là khó khăn khi để xét tuyển giáo viên khối THPT cần tính điểm trung bình toàn khóa (hệ đại học). Kết quả của người học liên thông (3 năm cao đẳng, 2 năm liên thông đại học) rất khó tính.
Liệu việc tuyển dụng này xuất phát từ thực tế chất lượng giáo dục hệ liên thông hiện nay chưa đảm bảo?
Chất lượng phải tùy cơ sở đào tạo. Người học liên thông cũng rất nhiều người giỏi, nếu xét cụ thể từng cá nhân. Nhưng một sinh viên được đào tạo sư phạm chính quy, học thẳng lên sẽ chắc chắn và đúng đối tượng.
Nói tóm lại, quyết định tuyển viên chức này của Sở GD-ĐT Hà Nội nhằm từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Thưa ông, làm như thế nào để chống các tiêu cực trong khâu tuyển dụng?
Theo NĐ vừa ban hành, việc xét tuyển phải căn cứ vào điểm học tập trung bình toàn khóa, điểm tốt nghiệp cộng với điểm thực hành. Ở đây, kiểm tra sát hạch chỉ là một trong những nội dung quan trọng trong xét tuyển.
Hơn nữa, việc soạn giáo án, sở đã quy định và hướng dẫn cụ thể biểu chấm chi tiết. Biểu này sẽ lưu lại để kiểm tra.
Đặc biệt để tránh tiêu cực, điểm học tập và tốt nghiệp của thí sinh sẽ chưa nộp ngay. Cứ sát hạch đã, soạn giáo án rồi thi giảng đi và niêm phong điểm này lại. Sau đó thí sinh mới nộp điểm học tập và tốt nghiệp để tính tổng điểm và xét tuyển từ cao xuống thấp, đến hết chỉ tiêu, đảm bảo tính khách quan, trung thực của kỳ thi tuyển.
Xin cảm ơn ông!
Theo VNN
Tuyển dụng giáo viên ở Hà Nội: Ứng viên phải có bằng chính quy Tuyển viên chức cho các trường công lập năm 2012 ở Hà Nội chỉ tiếp nhận hồ sơ dự tuyển của những người tốt nghiệp hệ chính quy của trường ĐH Sư phạm hoặc khoa Sư phạm của các trường ĐH công lập đúng chuyên ngành đăng ký và có chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm. Ngoài ra, thí sinh đăng ký dự...