GV trường THPT Đồng Hòa nói gì về “Bài giảng đạo đức”
Ngay sau khi nội dung cuốn “ Bài giảng đạo đức dành cho học sinh THPT Đồng Hòa” được đưa lên mạng đã khiến dư luận hết sức xôn xao. Các giáo viên đang giảng dạy tại trường THPT Đồng Hòa đều xác nhận cuốn tài liệu này có thật và đã được giảng từ nhiều năm nay.
Theo thông tin VTC News được biết, cuốn ” Bài giảng đạo đức” được phát hành đầu năm học, thư viện nhà trường phát hành trực tiếp cho học sinh cùng với sách giáo khoa. Các giáo viên chủ nhiệm sẽ phải dạy cuốn bài giảng này vào các tiết sinh hoạt cuối tuần.
Nhiều giáo viên tại trường THPT Đồng Hòa cho biết, do thấy cuốn bài giảng không có giá trị nên chống đối bằng cách cho học sinh tự nghiên cứu, về nhà chép thu hoạch. Các giáo viên sẽ chấm điểm theo kiểu chữ đẹp hay xấu sau đó nộp cho Ban chấp hành đoàn trường kết quả để xếp loại đạo đức học sinh và thi đua của lớp. Tuy nhiên, khi được hỏi về tác giả của cuốn ” Bài giảng đạo đức”, nhiều giáo viên trong trường tỏ ra nghi ngại và không muốn chia sẻ.
Hầu hết các học sinh đều chép lại nội dung cuốn “Bài giảng đạo đức” một cách rập khuôn, sáo rỗng
Giáo viên K (THPT Đồng Hòa) cho biết, dù biết cuốn ” Bài giảng đạo đức” hết sức “vô vị” nhưng vì do cấp trên yêu cầu nên vẫn phải thực hiện. Theo giáo viên này, các học sinh trong lớp khi học “Bài giảng đạo đức” thì đều không chị đọc và suy nghĩ mà chủ yếu ngồi chép lại nội dung cuốn tài liệu.
“Tất nhiên giáo dục đạo đức phải là yếu tố hàng đầu nhưng phải phù hợp. Đến lứa tuổi này (học sinh cấp 3-pv) mà vẫn còn giáo dục cách đi đứng như thế nào, không được nhổ bọt… thì không còn phù hợp nữa. Nhà trường yêu cầu giáo viên phải chấm điểm các bài thu hoạch này của học sinh nhưng thực tế những bài thu hoạch này để từ năm này qua năm khác không để làm gì. Thực tế các học sinh cũng không thu hoạch được gì!” Giáo viên K chia sẻ chân thành.
Còn theo giáo viên H (THPT Đồng Hòa), cuốn “Bài giảng đạo đức” lại có nhiều điểm “buồn cười”. Bản thân giáo viên H khi còn làm công tác chủ nhiệm cũng đã đọc qua cuốn tài liệu này chỉ 1 lần và sau đó cho học sinh tự chép trên lớp và viết bài thu hoạch. Theo giáo viên này, hầu hết các học sinh đều tỏ ra không thích học các nội dung đã nêu trong cuốn tài liệu.
Những bài thu hoạch dường như không có giá trị
Video đang HOT
Liệu có cần duy trì cuốn tài liệu không có nhiều giá trị đối với học sinh ?
Chia sẻ về mục đích phát hành cuốn bài giảng này, giáo viên T. (THP Đồng Hòa) đã phân trần: “Đối học sinh thì chương trình này không bắt buộc mà chỉ động viên các cháu học. Ví dụ về quan hệ lối sống với ông bà cha mẹ, chào hỏi, cách xử xự văn minh lịch sự…Ở đây chỉ là giáo dục cho các cháu ngoài thời gian ở trên lớp thì về nhà phải đối xử với ông bà cha mẹ như thế nào, ra ngoài cư xử như thế nào. “
Giáo viên T. cũng phủ nhận số tiền 20 nghìn đồng mà các phụ huynh cho rằng phải bỏ ra để mua cuốn bài giảng này. Số tiền mà học sinh phải đóng là 10 nghìn đồng để phô tô tập bài giảng này.
Khi PV đặt câu hỏi liệu đây có phải là công trình luận văn thạc sỹ của cô hiệu trưởng như nhiều phụ huynh đã phản ánh thì giáo viên T đã quả quyết: “Đây chỉ là sưu tầm của nhà trường, không qua một kiểm định nào cả, chỉ với mục đích cho các cháu biết hơn trong việc xử xự chứ không bắt buộc các cháu học. Còn việc cho các cháu viết bài thu hoạch một phần để các cháu nhận thức, một phần rèn luyện cho các cháu kỹ năng làm văn”.
“Đây không phải là công trình biên soạn của cô hiệu trưởng, mà chỉ là sưu tầm của nhà trường để giáo dục học sinh vì đặc trưng học sinh trường em hơi nghịch, cá biệt”. Giáo viên T chia sẻ.
Khi được PV hỏi đánh giá như thế nào về nội dung quyển sách và ai là người chịu trách nhiệm biên soạn thì giáo viên T cũng từ chối trả lời câu hỏi này.
Theo VTC
Bài giảng đạo đức "cười ra nước mắt" của 1 trường THPT Hải Phòng
Nhiều bậc phụ huynh đã rất bức xúc khi phát hiện ra một cuốn sách mang tên "Tập bài giảng đạo đức" dành cho học sinh Trường THPT Đồng Hòa (Kiến An, Hải Phòng) có nhiều nội dung ngô nghê, kiến thức sai trầm trọng.
Chị L. (Kiến An, Hải Phòng) có con gái năm nay bước vào lớp 10 tại trường THPT Đồng Hòa đã bị bị sốc khi phát hiện ra các nội dung được sử dụng trong một cuốn sách do nhà trường phát hành.
Cô con gái chị L. đang cắm cúi chép bài đạo đức bỗng nhiên gọi mẹ để hỏi: "Tiên học lễ, hậu học văn" sao lại giải thích thế này hả mẹ và đưa cho mẹ cuốn sách được trường bán và giảng dạy tại trường.
Khi cầm cuốn sách và đọc toàn bộ, chị L. cũng không thể tin đây là một cuốn tài liệu dành cho học sinh THPT.
Bài giảng đạo đức dành cho học sinh THPT Đồng Hòa (Kiến An, Hải Phòng) gây xôn xao cư dân mạng.
Cuốn sách gồm 16 bài giảng đạo đức, mỗi bài được dạy trong một tuần và các em học sinh. phải chép bài thu hoạch để thầy cô chấm điểm.
Sau khi xem toàn bộ cuốn sách, chị L. rút ra kết luận: "Bố cục của mỗi bài lộn xộn, cách hành văn và ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, sai kiến thức cơ bản. Tác giả không phân biệt được thành ngữ, tục ngữ, ca dao hay những câu châm ngôn, những câu nói đời thường. Tât cả đều quy về tục ngữ! Tiêu đề mỗi bài giảng có lẽ chỉ phù hợp cho học sinh tiểu học!".
Chị L. đưa ra hàng loạt các ví dụ để chứng minh sự thiếu chuẩn mực của cuốn sách.
Ngay bài đầu tiên, với tiêu đề "Cách cư xử lúc ra đường và ở nơi công cộng" tác giả đưa ra nội dung như sau: "Tục ngữ có câu: "Tiên học lễ, hậu học văn". Câu này cho thấy mỗi học sinh phải học lễ, học văn hóa. Các em phải có ý thức tự trọng, giữ gìn danh dự để người khác không thể chê trách được"!.
Bài "Cách cư xử với anh chị em trong gia đình" có đoạn: "Nếu làm em thì phải biết kính trọng anh chị, phải biết giúp đỡ anh chị những việc trong nhà những việc vừa sức với mình như tục ngữ có câu: "Chị ngã em nâng"!
Bài "Trang phục khi ra đường": "Khi ra đường ta phải ăn mặc kín đáo, giản dị theo truyền thống của nhân dân ta, không ăn mặc lố lăng, lòe loẹt, hở hang. Tục ngữ có câu: "Đói cho sạch, rách cho thơm", vì vậy quần áo phải được giặt sạch, là phẳng!"
Bài "Tình yêu": "Tình yêu đôi lứa là đề tài vĩnh hằng?!" và "Xã hội thời xa xưa trọng nam khinh nữ, người con gái không được học hành, phải lo việc nhà, việc đồng áng, lo dệt vải, thêu thùa may vá. Tuổi thọ của con người hồi ấy trung bình chỉ 40-45. Vì vậy thời xa xưa người ta lập gia đình rất sớm, nam cỡ 16 tuổi, nữ cỡ 13 tuổi. (Nữ thập tam, nam thập lục)?
Chị L. cũng băn khoăn mãi về nội dung dạy học cho học sinh trung học phổ thông, trình độ của người viết và mục đích việc phát hành cuốn "sách"này và cho rằng nội dung giảng dạy tại trường THPT thì phải là sách giáo khoa, tài liệu chính thức của Bộ GD&ĐT được qua kiểm duyệt, sách ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, nội dung phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi
"Đọc hết cuốn "Tập bài đạo đức trên", tôi thực sự sốc và cảm thấy mình, con mình như bị sỉ nhục. Trường hết chương trình để dạy sao? Giảng dạy đạo đức cho học sinh trung học phổ thông chẳng lẽ lại chỉ thế này?", chị L. bức xúc chia sẻ.
Theo VTC News
'Thư viện thông minh' cho học sinh vùng khó khăn Mô hình thư viện thông minh với đầu sách in và tài liệu đọc, các thiết bị thư viện hiện đại, hệ thống quản lý thông minh và hoạt động đào tạo - khuyến đọc sẽ được bố trí tại 15 điểm trường THCS thuộc 4 vùng miền khó khăn. Nằm trong khuôn khổ dự án toàn cầu dành cho trẻ em mang...