GV trường Phú Mỹ bị phân công đi làm đúng ngày lễ 2/9, Hiệu trưởng nói gì?
Giáo viên Trường tiểu học Phú Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương được hiệu trưởng phân công tham gia vào hoạt động phố ẩm thực trong 2 ngày là 1,2/9/2022.
Dịp lễ vẫn phải đi làm
Ngày 30/8, một giáo viên cung cấp thông tin cho Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam biết, giáo viên Trường tiểu học Phú Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương vừa được nhà trường phân công tham gia vào hoạt động phố ẩm thực trong hai ngày 1,2/9/2022.
Theo bảng phân công này, có một số giáo viên của trường được phân công tham gia trong hai ngày nói trên, đảm nhận một số nhiệm vụ như trang trí, giữ quán sau trang trí, nấu ăn, bán hàng, người phụ bán.
Phân công giáo viên tham gia phổ ẩm thực của trường Phú Mỹ dịp lễ 2/9 (ảnh: GVCC)
Từ 16h ngày 2/9, giáo viên được phân công bán và phụ bán hàng cần tập trung tại Bến Bạch Đằng để làm công việc.
Bán xong thì cần dọn dẹp vệ sinh trước khi ra về. Phân công nhiệm vụ của giáo viên này được hiệu trưởng nhà trường ký tên, đóng dấu đỏ của trường.
Giáo viên thắc mắc rằng, ngày 1,2/9 là ngày nghỉ lễ Quốc khánh của tất cả mọi người. Việc phân công giáo viên tham gia vào các hoạt động không phải là hoạt động giáo dục trọng tâm, nhưng không có chế độ hỗ trợ gì thì có được phép hay không?
Video đang HOT
Đây là kế hoạch, lễ lớn của địa phương
Ngày 31/8/2022, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Lê Thị Hồng Châu – Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho biết, có thông tin giống như giáo viên đã phản ánh.
Phong trào này là của thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, nằm trong chương trình khánh thành phố ẩm thực trên đường Bạch Đằng nhân dịp lễ 2/9 năm nay.
Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Dầu Một phân công 15 đơn vị tham gia vào phố ẩm thực nhân ngày khánh thành này, trong đó chỉ có 5 trường tiểu học nằm trên địa bàn thành phố.
Do đây là kế hoạch của địa phương, số lượng giáo viên của trường ở độ tuổi trẻ trung khá nhiều, năng nổ nên được phân công tham gia.
Ngoài hoạt động giáo dục, thì đây cũng không phải là lần đầu tiên đội ngũ giáo viên tham gia vào các hoạt động của địa phương.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động này, giáo viên có thể được phục vụ ăn sáng, ăn trưa, nước uống, còn muốn có kinh phí thêm để hỗ trợ cho thầy cô tham gia, nhà trường sẽ phải xin ý kiến chỉ đạo từ Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Dầu Một.
Được biết, tuyến đường Bạch Đằng nối dài ven sông Sài Gòn, đoạn qua phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương sẽ chính thức được khánh thành, đưa vào sử dụng từ ngày 2/9 sắp tới đây.
Dự án đường Bạch Đằng nối dài có tổng chiều dài 970m, gồm một tuyến chính và hai tuyến nhánh.
Các phân khu nằm trong phố đi bộ Bạch Đằng sẽ là: Khu văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí, khu bán hàng tổng hợp, khu ẩm thực, ăn uống, hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ.
Để quận 1 được như Singapore: Quy hoạch tạo ra giá trị khu trung tâm
Với gợi mở học tập Singapore trong quản lý trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, thì cần giải pháp quy hoạch không gian, dịch vụ tạo ra giá trị cho khu trung tâm được các chuyên gia cho là một trong những giải pháp cốt lõi quận 1 cần nghiên cứu.
Lượng khách khổng lồ nhưng thiếu bãi giữ xe, nhà vệ sinh là khiếm khuyết cần bổ sung tại khu vực bến Bạch Đằng - Ảnh: MINH DUY
Tuổi Trẻ Online tiếp tục giới thiệu một trong những góp ý của doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ phục vụ du khách khu trung tâm và chuyên gia để quận 1 (TP.HCM) được như Singapore.
Theo đại diện doanh nghiệp này, quận 1 cần quy hoạch không gian, dịch vụ khu trung tâm để đạt được mục tiêu vừa bảo đảm dịch vụ phục vụ nhu cầu du khách, bảo đảm mỹ quan, giải quyết căn cơ nạn hàng rong chèo kéo khách gây nhếch nhác bộ mặt đô thị. Cụ thể:
Trước tiên, quận 1 cần nghiên cứu giá trị tổng thể khu trung tâm để định hướng không gian kiến trúc gắn liền với dịch vụ khu vực này.
Khu trung tâm có trục Nguyễn Huệ - Lê Lợi - chợ Bến Thành là trục phố đi bộ thu hút nhiều du khách cũng như các hoạt động văn hóa, giải trí, dịch vụ. Trục này rất quan trọng trong hiện tại cũng như tương lai.
Tiếp theo, cần quy hoạch tổng thể không gian gắn với dịch vụ đi theo trục trung tâm để từ đó tính toán mở thêm không gian, sắp xếp các khu vực dịch vụ mang lại giá trị.
Chẳng hạn, khu vực bến Bạch Đằng có thể mở lại các cầu tàu, giống như nhiều cánh cửa mở ra sông, vừa tạo cảnh quan kiến trúc vừa tạo thêm không gian bố trí dịch vụ thu hút du lịch đường thủy, tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, kinh doanh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền như Thái Lan. Các đường nhánh cần quy hoạch gắn liền trục trung tâm như đường Ngô Đức Kế, Nguyễn Thiệp, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Bình (đường sách)... kéo đến các đường nhánh hai bên chợ Bến Thành.
Bên cạnh đó, rà soát tất cả không gian này sẽ tính toán tổng diện tích có thể sử dụng để bố trí các không gian cần thiết cho hoạt động văn hóa, dịch vụ, ẩm thực... Đồng thời, quận cũng rà soát, thống kê lại các thành phần kinh tế nào đang ở trên khu vực này, có bao nhiêu lao động, nguồn gốc ra sao, người ở quận 1 hay quận khác...
Từ kết quả rà soát quận sẽ tính toán được khu vực cụ thể nào thì bố trí dịch vụ nào. Tổng diện tích công cộng, vỉa hè sẽ bố trí phù hợp cho các hộ dân sử dụng kinh doanh, diện tích nào thì địa phương đấu thầu hoặc giao cho các đơn vị (như công ty công ích, trung tâm du lịch...) khai thác thương mại, diện tích nào tái bố trí cho lực lượng bán hàng rong. Và rất quan trọng cần không gian bố trí bãi đỗ xe, giữ xe.
Trên cơ sở quy hoạch, bố trí phù hợp không gian và dịch vụ thì các hộ dân, doanh nghiệp sẽ quyết định các dịch vụ, mặt hàng phù hợp theo quy hoạch và quy luật thị trường. Các du khách cần dịch vụ nào tại khu trung tâm thì cũng sẽ tự "phân luồng" tìm đến khu vực cụ thể.
Cuối cùng, địa phương cần ban hành các quy định, quy chế để bảo đảm các hoạt động được vận hành suôn sẻ, bảo đảm được trật tự, vệ sinh môi trường. Bên cạnh tuyên truyền, tăng cường tính tự chủ, tự quản của các hộ, đơn vị kinh doanh thì địa phương cũng quán xuyến, nhắc nhở, giám sát để các hoạt động được nề nếp quy củ.
Đồng tình với hiến kế của doanh nghiệp trên, tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu cũng cho rằng vai trò quy hoạch, điều phối của địa phương trong việc khai thác, chia sẻ hài hòa lợi ích từ không gian công cộng, vỉa hè cho tất cả các nhóm cộng đồng là rất quan trọng để tạo ra trật tự cho khu vực trung tâm.
Ví dụ, chính quyền địa phương cần quy hoạch rõ khu vực nào được bán cái gì, chiều rộng của vỉa hè bao nhiêu thì được thuê bao nhiêu mét vuông vỉa hè và bày quầy hàng diện tích bao nhiêu, bán trong khung giờ nào, sau khi bán xong phải trả lại nguyên trạng vệ sinh sạch sẽ...
Nếu địa phương làm tốt việc quy hoạch thì mọi người đều có quyền lợi từ vỉa hè và cộng đồng trách nhiệm trong việc bảo vệ trật tự đô thị, vệ sinh môi trường.
Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Vũ Nguyễn Quang Vinh, phó chủ tịch UBND quận 1, cho hay quận 1 đang nghiên cứu xây dựng đề án quản lý trật tự, vệ sinh môi trường khu trung tâm theo chỉ đạo của chủ tịch UBND TP. Trên cơ sở đó quận cũng đang tính toán giải pháp tổng thể như đáp ứng tốt các dịch vụ, nhu cầu cần thiết của du khách tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng tại quận 1; sắp xếp, chuyển đổi công việc cho người bán hàng rong...
100 người mẫu dạo bước trên sàn runway là cầu tàu dài 120 m ở bờ sông Sài Gòn Chiều Chủ nhật 26/6, nhiều hành khách đi buýt sông vô cùng thích thú khi được xem trực tiếp phần trình diễn thời trang đặc sắc Walking On The River tại bến Bạch Đằng. Những màn trình diễn tự tin, chuyên nghiệp, thần thái của các người mẫu trên sàn runway độc đáo đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của du...