GV ‘than’ chờ đợi mỏi mòn chế độ coi thi, chấm thi, Sở GD Bình Phước nói gì?
Giáo viên bậc trung học phổ thông của tỉnh Bình Phước hiện đang mỏi mòn chờ đợi chế độ coi thi, chấm thi.
Phản ánh đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều giáo viên tại Bình Phước nêu, giáo viên ngoài công tác giảng dạy, còn phải tham gia vào các hoạt động giáo dục khác dưới sự điều động của lãnh đạo cấp trên. Một trong những công việc mà giáo viên phải tham gia, đó chính là việc coi thi và chấm thi: Tuyển sinh vào lớp 10, thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi học sinh giỏi đối với lớp 9 và lớp 12.
Chờ đợi mòn mỏi chế độ coi thi, chấm thi
Tùy theo ngành giáo dục của mỗi địa phương, còn có kỳ thi Olympic về các môn văn hóa dành cho học sinh lớp 10, 11 nhằm tạo sân chơi, khuyến khích phong trào ôn luyện nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
Theo đó, hầu hết các hoạt động thi cử này đều có chế độ chi trả được thông qua bởi Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Trên cơ sở đó thì bộ phận tài chính sẽ hạch toán về kinh phí cho mỗi kỳ thi, nhằm chi trả cho những thành viên tham gia vào công tác coi thi, chấm thi.
Với ngành giáo dục của tỉnh Bình Phước, tổ chức các kỳ thi trong mỗi năm học cũng là hoạt động thường xuyên, giống như các địa phương khác trên cả nước. Nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc thành lập các hội đồng coi thi và chấm thi đi đến sự thành công.
Dưới sự điều động của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước (chủ yếu là giáo viên cấp trung học phổ thông và một số giáo viên cấp trung học cơ sở), các giáo viên có tên trong danh sách điều động sẽ được Ban Giám hiệu các trường tạo điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo công lệnh.
Tùy theo điều kiện kinh tế, nghị quyết về các khoản chi cho giáo dục sẽ được thông qua bởi Hội đồng nhân dân tỉnh. Vì vậy, khi được tham gia vào công tác coi thi, chấm thi, giáo viên sẽ được chi trả kinh phí theo quy định.
Học sinh của tỉnh Bình Phước tham gia kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi (ảnh minh họa: Báo Bình Phước online)
Tuy nhiên, năm học 2021 – 2022 và những tháng đầu của năm học 2022 – 2023, những giáo viên đã từng tham gia vào công tác coi thi, chấm thi, dưới sự điều động của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước vẫn chưa nhận được kinh phí theo quy định, dù thời gian đã kéo dài từ năm học trước đến năm học sau.
Nhiều giáo viên trên địa bàn tỉnh rất tâm tư, thậm chí bức xúc khi phải chờ đợi trong sự mòn mỏi để được nhận kinh phí.
Do năm học 2021 – 2022, cùng với cả nước, Bình Phước cũng chịu sự tác động rất nặng nề bởi dịch Covid-19, nên thay vì tổ chức kỳ thi học sinh giỏi dành cho cấp trung học phổ thông vào tháng 10 hoặc 11 như thường lệ, thì kỳ thi này phải dời sang tháng 4 của năm học.
Nhiều giáo viên trên toàn tỉnh cũng đã tham gia thực hiện tốt, góp phần cho sự thành công đối với một trong những hoạt động giáo dục quan trọng của tỉnh nhà.
Dẫu vậy, coi thi và chấm thi xong, giáo viên ra về mà không hề nhận được kinh phí và cũng không biết tại sao?
Video đang HOT
Cũng kỳ thi này, cuối tháng 11 và đầu tháng 12 năm nay, Sở Giáo dục Bình Phước tiếp tục tổ chức kỳ thi. Trong quá trình họp chuyên môn để chuẩn bị cho kỳ thi, nhiều giáo viên đã đem thắc mắc, và có cả sự bức xúc để hỏi lãnh đạo hội đồng thi, những vẫn không nhận được câu trả lời thuyết phục.
Thực ra, trưởng điểm thi cũng chỉ là hiệu trưởng hay phó hiệu trưởng của trường trung học phổ thông được Sở điều động, nên họ cũng không thể biết, và cũng không có thẩm quyền để mang lại cho giáo viên câu trả lời thỏa đáng nhất.
Và những giáo viên chấm thi học sinh giỏi cấp trung học phổ thông vừa kết thúc ngày 7/12/2022 vừa qua cũng âm thầm ra về, mà chưa biết đến bao giờ mới nhận được thù lao chấm thi.
Trước đó, vào tháng 6/2022, các trường học cấp trung học phổ thông trên toàn tỉnh cũng đã tiến hành kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 theo kế hoạch của Sở Giáo dục. Và nhiều giáo viên cấp trung học cơ sở, cùng với một số ít giáo viên cấp trung học phổ thông tham gia chấm kỳ thi này đến nay cũng chưa biết đến bao giờ mới nhận được kinh phí theo quy định.
Ngoài thù lao coi thi và chấm thi, giáo viên trên toàn tỉnh nhiều năm qua luôn phải chờ đợi kinh phí do Sở cấp sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, và được Sở trao giấy khen. Ngày 20/11, khi tham gia lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam, giáo viên chỉ nhận được giấy khen, còn tiền thưởng thì không rõ thế nào.
Khi giáo viên thắc mắc với Ban Giám hiệu nhà trường, vì sao kinh phí trả cho giáo viên lại chậm như vậy, thì được lãnh đạo nhà trường giải thích không có quyền trong việc này. Hỏi lãnh đạo Sở thì chỉ nhận được câu trả lời: Bao giờ có thì sẽ báo và cấp về!
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước nói gì về việc này?
Chiều ngày 14/12, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Trần Ngọc Thắng – Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước xác nhận, thông tin phản ánh của các thầy cô trong tỉnh là có.
Theo ông Trần Ngọc Thắng cho biết, tất cả các tiền, chế độ có liên quan đến công tác coi thi, chấm thi của tỉnh được chia ra làm hai giai đoạn về mặt thời gian:
Giai đoạn từ tháng 10/2021 cho đến trước tháng 7/2022: Khi tỉnh chưa ban hành nghị quyết để thực hiện Thông tư 69/2021/TT-BTC (Hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông), Sở đã làm dự toán, hiện đang làm thủ tục, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Tư pháp tỉnh, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước, làm thanh quyết toán cho các kỳ thi đã diễn ra xong rồi.
Ông Trần Ngọc Thắng khẳng định rằng, hiện tất cả đang làm thủ tục, vẫn phải chờ và sẽ xong trong thời gian tới.
Với các kỳ thi diễn ra từ tháng 7/2022 đến nay, có thêm phần phúc khảo của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, phúc khảo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì hiện đã có kinh phí. Trong tuần tới, các cơ quan chức năng của tỉnh sẽ làm thủ tục để thanh toán.
Còn các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, hiện cũng đang làm thủ tục, khi nào duyệt xong thì sẽ chi tiền ngay cho giáo viên.
Việc phản ánh của giáo viên liên quan đến chế độ khen thưởng, ông Trần Ngọc Thắng nói hiện cũng đang làm thủ tục để chi.
Theo ông Thắng cho hay, vẫn biết là các kỳ thi nằm trong hệ thống của ngành, nhưng sau khi dự toán còn trải qua các bước duyệt. Hiện Sở Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Sở Tài chính tỉnh Bình Phước để giải quyết các thủ tục còn vướng, nhưng nhìn chung cơ bản là sẽ xong trong tháng 12/2022.
Bao giờ Việt Nam có 1 hội đồng riêng chuyên ra đề và chấm thi VSTEP?
Một số trường ĐH được Bộ GD cấp phép tổ chức thi VSTEP, tuy nhiên vẫn tổ chức thi nội bộ để xét chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên.
Thực tế hiện nay, việc tổ chức thi và cấp phép chứng chỉ ngoại ngữ, đặc biệt liên quan đến xét chuẩn đầu ra tại các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta còn nhiều băn khoăn và chưa có sự thống nhất về chuẩn năng lực ngoại ngữ, tạo ra độ chênh lệch rất lớn về trình độ ngoại ngữ giữa sinh viên của các trường.
Chứng chỉ VSTEP được xây dựng nhằm trở thành một công cụ đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 - 5 cho đối tượng sau trung học phổ thông, được sử dụng trong phạm vi toàn quốc và hướng tới được quốc tế công nhận. Hiện chứng chỉ này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công nhận và cấp phép cho 25 trường đại học trên cả nước tổ chức thi và cấp chứng chỉ.
Tuy nhiên, trên thực tế, phạm vi và giá trị sử dụng của chứng chỉ này còn hạn chế và chưa đạt được như kỳ vọng ban đầu - đó là trở thành chứng chỉ được đại đa số người Việt Nam ưu tiên lựa chọn. Thay vào đó, các chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS, TOEFL,... (đối với tiếng Anh) vẫn là lựa chọn ưu tiên của nhiều học sinh, sinh viên.
Đáng nói hơn, thực tế một số trường đại học được Bộ Giáo dục cấp phép ủy quyền tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ VSTEP, tuy nhiên các đơn vị này vẫn tổ chức các kỳ thi nội bộ để xét chuẩn đầu ra cho sinh viên. Một số trường đại học có thể kể tên như trường Đại học Trà Vinh, trường Đại học Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,...
Thông báo thi chứng chỉ tiếng Anh nội bộ mới nhất của trường Đại học Trà Vinh. Ảnh chụp màn hình
Khác với giá trị sử dụng toàn quốc của chứng chỉ VSTEP, chứng chỉ tiếng Anh nội bộ chỉ sử dụng được trong phạm vi của đơn vị cấp hoặc đơn vị chấp nhận. Các chứng chỉ nội bộ cũng khó có thể kiểm soát, đánh giá khách quan các giá trị về mặt học thuật, chất lượng cụ thể ra sao. Thực tế cũng đã có không ít phản ánh về tính minh bạch, khách quan của kỳ thi cấp chứng chỉ nội bộ tại một số cơ sở giáo dục đại học.
Rất khó để VSTEP phổ biến ở Việt nam khi các trường đại học vẫn tổ chức thi nội bộ
Bàn về vấn đề trên, thầy Lê Thanh Tú Nhân - giáo viên giảng dạy và luyện thi VSTEP tại Đà Nẵng đặt câu hỏi về chất lượng đối với các chứng chỉ nội bộ dùng để xét chuẩn đầu ra cho các học viên, sinh viên:
"Theo tôi biết hiện nay các đơn vị do Bộ cấp phép tổ chức đã và đang làm khá tốt quy trình tổ chức thi và cấp chứng chỉ. Tuy nhiên, một số đơn vị khác vẫn tổ chức các kì thi cấp chứng nhận nội bộ - không theo đúng tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và vẫn được khá nhiều thí sinh chọn đi thi. Chứng nhận này có bài thi giống VSTEP và làm rất nhiều thí sinh hiểu nhầm khi đăng kí, ngoài ra khâu tổ chức và cấp chứng nhận rất đơn giản, đôi khi qua loa và làm mất giá trị của bài thi này.
Rất nhiều thí sinh đã thi đạt điểm số tương đối cao trong khi năng lực Tiếng Anh còn khiêm tốn. Nếu có thể thì VSTEP của Bộ cần phải được quán triệt là chứng chỉ và kì thi duy nhất tại Việt Nam được công nhận, các nơi khác muốn tổ chức phải thông qua Bộ và làm đúng quy trình đánh giá".
Hiện nay, giá trị sử dụng của chứng chỉ VSTEP còn hạn chế và chưa đạt được như kỳ vọng ban đầu. Ảnh minh họa: B.S
Theo thầy Nhân, so với các hình thức thi trước đó tại nước ta như chứng chỉ A, B, C, thì VSTEP có nhiều tương đồng với các chứng chỉ quốc tế được cả thế giới công nhận như IELTS, TOEFL, qua đó mang ưu điểm vượt trội.
Một trong những ưu điểm có thể thấy rõ là bài thi tập trung vào việc đánh giá kĩ năng sử dụng Tiếng Anh của thí sinh như Nghe - Nói - Đọc - Viết. Thí sinh muốn có một số điểm tốt thì không chỉ phải nâng cao vốn từ hay ngữ pháp mà còn phải rèn luyện kỹ năng phát âm, cách giao tiếp hay diễn đạt ngôn ngữ trong văn viết.
"Thí sinh đạt điểm VSTEP cao chắc chắn phải qua quá trình luyện tập lâu dài và có trình độ Tiếng Anh tốt. Điểm hạn chế của VSTEP có lẽ là ở Việt Nam chưa có 1 hội đồng riêng chuyên ra đề và chấm thi VSTEP, đề thi vẫn có sự khác biệt về độ khó (dù không nhiều) của từng đơn vị tổ chức.
Ngoài ra cách phân loại thí sinh qua điểm số cũng chưa thật rõ ràng vì bài thi chỉ phân loại được 3 cấp bậc (3-4-5), một thí sinh đạt điểm 4 đôi khi trình độ không khác biệt với thí sinh điểm 5.5, hay thí sinh điểm 7 không chênh lệch nhiều trình độ so với thí sinh điểm 8; nếu so sánh với 1 bài thi tương tự là IELTS, thí sinh 7.0 sẽ có trình độ cao hơn khác biệt với với 6.0", thầy Nhân chia sẻ thêm.
Làm sao đưa VSTEP trở thành chứng chỉ được học sinh, sinh viên mong muốn
Thầy Lê Thanh Tú Nhân cho rằng, khâu tổ chức và cấp chứng nhận các chứng chỉ tiếng Anh nội bộ rất đơn giản, đôi khi qua loa và làm mất giá trị của bài thi này. Ảnh: NVCC
Vậy cơ hội nào cho chứng chỉ nội VSTEP? Rõ ràng, chúng ta phải tốn rất nhiều nguồn lực để xây dựng và đưa vào sử dụng chứng chỉ VSTEP, tuy nhiên mức độ phủ sóng của chứng chỉ này vẫn chưa đạt hiệu quả so với tiềm năng và kỳ vọng ban đầu.
Thầy Nhân cho rằng, việc đưa chứng chỉ VSTEP vươn ra thị trường quốc tế là không quá cần thiết và điều này cũng không dễ vì các vấn đề còn tồn đọng của nó (như đã đề cập ở trên). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng chúng ta hài lòng với chất lượng bài thi hiện tại.
Để tạo được uy tín đối với xã hội, nâng cao chất lượng trình độ tiếng Anh của học sinh, sinh viên,... cũng là một trong những cách để nâng cao uy tín của các chứng chỉ nội, thầy Nhân cho rằng cần chuẩn hóa hơn trong cách ra đề và chấm bài thi. Cụ thể:
"Nếu có thể điều chỉnh lại cách tính điểm và quan trọng hơn là xây dựng một hội đồng chất lượng chuyên phụ trách việc ra đề và chấm đề để điểm số VSTEP trở nên khách quan và chính xác, bài thi này sẽ vô cùng hữu ích và giúp các thí sinh tiết kiệm được nhiều chi phí khi đi thi đánh giá năng lực tiếng Anh.
Các trường và cơ quan, công ty tại Việt Nam cũng có thêm 1 cơ sở để đánh giá năng lực của người học, qua đó tiết kiệm nhiều thời gian, công sức khi tuyển sinh hay tìm ứng viên. Việc đưa VSTEP trở thành 1 chứng chỉ chuẩn và được sử dụng chính thức tại Việt Nam, được các học sinh, sinh viên mong muốn có được đã là thành công lớn và thể hiện đúng mục đích của bài thi này".
Ngoài ra, hiện nay rất nhiều đơn vị lấy chứng chỉ IELTS làm tiêu chí tuyển sinh chính, trong khi ngôn ngữ chỉ là phương tiện, còn mục đích xét tuyển là lựa chọn người có năng lực kiến thức, là nền tảng cho quá trình học tập, đào tạo tiếp theo. Một số trường mới đây cũng đã thông báo sử dụng chứng chỉ VSTEP để xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển đại học năm 2023.
Thầy Nhân cho rằng dù việc sử dụng chứng chỉ VSTEP hay thậm chí một số chứng chỉ đã được công nhận toàn cầu như IELTS để xét tuyển thẳng đại học đều không phù hợp.
"Sẽ hợp lý hơn nếu chứng chỉ này được xem là 1 trong các yếu tố ưu tiên bên cạnh năng lực kiến thức. Thay vào đó, các trường nên khuyến khích và tạo môi trường để các em học thêm, rèn luyện ngoại ngữ trong quá trình giảng dạy.
Hiện nay Việt Nam vẫn là quốc gia đang phát triển, nên việc biết thêm 1 ngoại ngữ khi ra trường sẽ mang đến cho các em rất nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp và cống hiến cho đất nước".
Thi HGS: 1 thầy cô 'đóng' 2-3 vai, lại nặng thành tích, khó tránh GV sân si Sẽ bất công vô cùng nếu sự việc không được phát hiện, cô giáo P. sẽ có nhiều học sinh đạt giải, sở giáo dục, nhà trường sẽ tôn vinh cá nhân cô. Những ngày qua, sự việc cô giáo V.T.M.P., giáo viên môn Tin học Trường trung học phổ thông chuyên Lê Thánh Tông (Quảng Nam) ra đề thi học sinh giỏi...