GV đứng lớp nêu bất cập sách Ngữ văn 12 hiện hành, mong sách mới không lặp lại
Nội dung chương trình môn Ngữ văn 12 hiện hành thiết kế chưa hợp lí, còn nhầm lẫn một số kiến thức.
Trong quá trình dạy học môn Ngữ văn lớp 12, người viết nhận thấy, nội dung chương trình trong cuốn sách hiện hành (Chương trình 2006) thiết kế còn chưa hợp lí, kể cả một số kiến thức còn sai lạc.
Tác giả chia sẻ các vấn đề mong góp thêm một tiếng nói với các tác giả sách biên soạn Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn cân nhắc để sách giáo khoa Ngữ văn 12 hoàn chỉnh hơn.
Học cách viết bài văn nhưng đề ra đoạn văn
Sách Ngữ văn 12, tập 1 (Chương trình 2006), Phan Trọng Luận – Tổng Chủ biên, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, có các bài học: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí; Viết bài làm văn số 1 (nghị luận xã hội); Nghị luận về một hiện tượng đời sống; Viết bài tập làm văn số 2 (nghị luận xã hội).
Nội dung các bài học hướng dẫn học sinh cách viết bài văn nghị luận xã hội. Tuy vậy, đề kiểm tra định kì (giữa kì, cuối kì) và đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông yêu cầu học sinh viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), vậy hướng dẫn của sách có hợp lí?
Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ văn năm 2022. (Ảnh: moet.com.vn)
Bởi, kĩ năng viết bài văn và đoạn văn là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, bố cục bài văn gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài – phần thân bài triển khai nhiều luận điểm.
Còn bố cục đoạn văn, về hình thức, có thể viết theo các cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng-phân-hợp. Nội dung đoạn văn chủ yếu triển khai một khía cạnh, một nội dung hay luận điểm.
Hơn nữa, đề kiểm tra, đề thi yêu cầu học sinh viết một đoạn văn 200 chữ (khoảng 2/3 tờ giấy thi) khiến bài viết khó sâu sắc, cách làm bài thường theo công thức, dẫn đến nội dung bài viết quy cũ, nhàm chán.
Thực tế chấm thi tốt nghiệp môn Ngữ văn hàng năm cho thấy, thí sinh thường viết hơn 200 chữ (khoảng một mặt giấy thi), dĩ nhiên giám khảo chỉ quan tâm bài viết hay hoặc dở, không ai đếm chữ để cộng, trừ điểm cả.
Đề viết luận (nghị luận xã hội) yêu cầu viết tối thiểu 500 chữ thì mới đánh giá đúng năng lực của thí sinh. Vậy nên, có thể kéo dài thời gian thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ văn từ 120 phút lên 150 phút, giúp thí sinh viết bài luận được chỉnh chu hơn.
Sắp xếp bài học chưa hợp lí
Bài Luật thơ sắp xếp ở tuần thứ 8 và Luật thơ (tiếp theo) ở tuần 10 (học kì 1) là chưa hợp lí. Bài Luật thơ gồm các nội dung: Khái quát về luật thơ; Một số thể thơ truyền thống; Các thể thơ hiện đại; Luyện tập.
Video đang HOT
Bài Luật thơ cần được sắp xếp ở tuần học thứ nhất để học sinh vận dụng những tri thức này vào đọc hiểu các tác phẩm/ đoạn trích (tuần 7, 8, 10): Tây Tiến (Quang Dũng); Việt Bắc (Tố Hữu); Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) và các bài đọc thêm (thơ).
Hơn nữa, bài Luật thơ lẽ ra phải được giảng dạy kĩ chứ không phải khuyến khích học sinh tự học. Phần đọc hiểu đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ văn nhiều năm qua thường hỏi về thể thơ (dao động từ 0,5 đến 0,75 điểm).
Tương tự, các bài: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm; Thực hành một số phép tu từ cú pháp cần được dạy ở tuần đầu, thay vì sắp xếp ở tuần 11, 12 (học kì 1).
Ví dụ, bài tập 3 (điệp âm, điệp vần, điệp thanh) minh họa bằng một đoạn thơ trong bài T ây Tiến (Quang Dũng). Nếu học sinh được học những kiến thức này ở tuần đầu thì các em sẽ phân tích, cảm nhận bài thơ được sâu sắc hơn.
Cần nói thêm, các bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm; Thực hành một số phép tu từ cú pháp, học sinh chưa được học ở các lớp dưới. Sách giáo khoa yêu cầu thực hành mà bỏ qua lí thuyết gây khó khăn cho học sinh, nhiều em không hiểu được những phạm vi kiến thức này.
Hay, bài Quá trình văn học và phong cách văn học phân bố ở tuần 15, gần cuối học kì 1, bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học, phân bố tận cuối học kì 2 là chưa phù hợp. Cần đưa hai bài học này lên tuần 1, 2 ở học kì 1 để học sinh hiểu thêm một số nội dung liên quan đến lí luận văn học, áp dụng vào các bài làm văn sẽ tốt hơn.
Một số nhầm lẫn về kiến thức
Chú thích (4) bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu), trang 11 ghi phách: một loại cây thân gỗ, nở hoa vàng vào đầu mùa hè – là chưa đúng.
Chú thích rừng phách trong sách giáo khoa. (Ảnh: Cao Nguyên)
Bài viết “Về cây phách trong câu thơ Tố Hữu” ngày 2/5/2020 đăng trên Báo Tuyên Quang có nội dung:
“Phách là một loại cây phổ biến trong rừng Tuyên Quang cũng như một vài tỉnh miền núi Việt Bắc. Vỏ của rễ cây có thể dùng ăn trầu. Chừng tháng 7, tháng 8, cây phách nở hoa màu tím. Đến rừng Tân Trào vào khi ấy, ngoái nhìn sang bên cánh rừng Hồ Nà Nưa, bạn sẽ thấy từng vạt rừng màu tím ngắt – ấy là màu hoa phách.
Chính tác giả Việt Bắc – nhà thơ Tố Hữu trong hồi ký Nhớ lại một thời – hồi ký – Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2000 cũng đã cho biết rõ sắc vàng trong câu thơ Ve kêu rừng phách đổ vàng không phải là màu vàng của hoa như những người soạn sách nhiều năm lầm tưởng, mà là màu vàng của lá”. (*)
Hiện nay vẫn có nhiều giáo viên nhầm lẫn khi giảng cho học sinh: phách là một loại cây thân gỗ, nở hoa vàng vào đầu mùa hè, như chú thích trong sách giáo khoa.
Hay, nội dung câu hỏi số 2 (hướng dẫn học bài) bài Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), trang 15, tập 2, ghi: Ấn tượng của anh (chị) về tính cách của nhân vật A Phủ (qua hành động đánh nhau với A Sử, lúc bị xử kiện và khi về làm dâu gạt nợ ở nhà thống lí Pá Tra).
Câu hỏi liên quan đến nhân vật A Phủ trong sách giáo khoa. (Ảnh: Cao Nguyên)
A Phủ không “về làm dâu gạt nợ ở nhà thống lí Pá Tra”, chính xác phải là Mị. Cần sửa lại: … qua hành động đánh nhau với A Sử, lúc bị xử kiện và khi về làm nô lệ ở nhà thống lí Pá Tra.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý học sinh một số nội dung kiến thức như đã đề cập khi dạy bài bài Việt Bắc (Tố Hữu) và bài Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), để học sinh hiểu đúng, tránh những cách hiểu lầm đáng tiếc.
Nội dung quan điểm trong bài viết thể hiện góc nhìn của tác giả Cao Nguyên. Để làm sáng tỏ vấn đề, đảm bảo khách quan và đa chiều, Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng mời các thầy cô, các tác giả có liên quan viết bài phân tích làm rõ, bài viết xin gửi về email: toasoan@giaoduc.net.vn.
Đổi mới kiểm tra Ngữ văn: Giáo viên cần tôn trọng các cách hiểu của học sinh
Muốn đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn, cách dạy và học cũng phải đổi mới cho lính hoạt, kích thức sự sáng tạo của học trò.
Theo Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học đối với môn Ngữ văn, giáo viên cần tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.
Tại nhiều trường phổ thông, các thầy cô bộ môn Ngữ văn đã và đang đổi mới phương pháp dạy học trên lớp để hạn chế tối đa những khó khăn ban đầu cho các em học sinh khi thực hiện yêu cầu về cách kiểm tra, đánh giá mới.
Đề kiểm tra có sự phân loại học sinh
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về cách ra đề kiểm tra Ngữ văn theo chương trình mới, cô Đặng Thị Thanh Ngân, giáo viên Ngữ văn, Trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội chia sẻ:
"Căn cứ vào yêu cầu kiểm tra, đánh giá theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, căn cứ Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH, căn cứ vào thực tế tình hình giảng dạy và đối tượng học sinh Trường Trung học phổ thông Kim Liên, tổ Ngữ văn nhà trường đã cùng nhau xây dựng ma trận câu hỏi và cấu trúc đề kiểm tra giữa học kì 1 kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Theo đó, cấu trúc đề kiểm tra Ngữ văn cho học sinh Trường Trung học phổ thông Kim Liên theo yêu cầu, kiểm tra đánh giá mới có đầy đủ các mức độ đánh giá năng lực của học sinh học sinh từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng và vận dụng cao. Trong đó sự phân loại học sinh thể hiện ở những câu hỏi yêu cầu vận dụng cao chiếm tỉ lệ 10 - 20%".
Tiết thao giảng môn Ngữ văn của giáo viên Trường Trung học phổ thông Kim Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội. Ảnh:Trường Trung học phổ thông Kim Liên
Bên cạnh đó, cô Ngân cũng cho biết thêm về những nguồn tài liệu quan trọng giúp tổ Ngữ văn của Trường Trung học phổ thông Kim Liên ra đề kiểm tra.
"Trong cuộc họp tổ chuyên môn, tổ Ngữ văn của Trường Trung học phổ thông Kim Liên đã cùng nhau trao đổi cũng như nghiên cứu về cách ra đề kiểm tra Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho các em học sinh.
Trong đó, chúng tôi đánh giá tài liệu quan trọng nhất chính là các hướng dẫn trong cuộc họp giáo vụ đầu năm học do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức vào tháng 8/2022 vừa qua.
Chúng tôi cũng nghiên cứu các tài liệu tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa Ngữ văn 10 bộ Cánh diều.
Các câu hỏi tự đánh giá sau mỗi bài học trong sách giáo khoa và hướng dẫn ôn tập cuối kì cũng là một nguồn tài liệu tham khảo. Ngoài ra, chúng tôi cũng trao đổi và sưu tầm các đề minh họa từ các đồng nghiệp ở các trường khác để có đề kiểm tra phù hợp và tốt nhất cho các em".
Cô Ngân cùng các thầy cô trong tổ Ngữ văn và lãnh đạo nhà trường tin rằng, các em học sinh của trường sẽ nhanh chóng hòa nhịp được với chương trình mới, phương pháp mới với những cách thức ra đề mới bởi đặc thù của học sinh Trường Trung học phổ thông Kim Liên đa số đều là những em khá, giỏi và rất năng động, sáng tạo.
Tôn trọng các cách hiểu của học sinh để kích thích sáng tạo
Cũng chia sẻ về cách giảng dạy theo chương trình mới, thầy giáo Phan Văn Huấn, giáo viên Ngữ văn, Trường Trung học phổ thông Lê Văn Thiêm, quận Long Biên, Hà Nội nêu quan điểm:
"Theo chương trình mới, với yêu cầu về cách dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn thì tôi nghĩ rằng giáo viên sẽ vất vả hơn rất nhiều. Bởi không phải giáo viên nào cũng có thể thích ứng với yêu cầu dạy học của chương trình mới ngay, do đã quá quen với cách dạy học theo chương trình trước đây. Tuy nhiên, chương trình mới sẽ giúp học sinh sáng tạo, bớt "máy móc" về tư duy bởi không còn cần phải học thuộc, học tủ hay học vẹt từng chữ, từng đoạn nữa".
Thầy Huấn cho rằng, quan trọng nhất trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải rèn luyện cho các sinh kỹ năng tự học và tìm tòi nghiên cứu, từ kỹ năng này sẽ giúp các em hình thành được năng lực học và làm văn, các kỹ năng đó chính là "chìa khóa vạn năng" để mở mọi cánh cửa văn chương.
Bên cạnh đó, thầy Huấn cũng cho rằng, mỗi giáo viên cần xây dựng phiếu học tập cho học sinh theo 3 lớp câu hỏi: hiểu và biết; phân tích và lí giải; liên hệ và vận dụng. Hệ thống câu hỏi phải hay và nhất quán theo thể loại. Mỗi thể loại cần xây dựng một bộ kỹ năng riêng.
Khi xây dựng bộ kỹ năng phải đảm bảo hai yếu tố là đáp ứng được việc dạy tác phẩm theo thể loại và học sinh vẫn có khả năng cảm thụ, bình giảng chi tiết đặc sắc theo hướng chuyên sâu.
Ví dụ, khi dạy thể loại truyện, cần xây dựng các bộ kỹ năng sau cho học sinh: tóm tắt, phân tích cốt truyện; tình huống truyện; bình giảng các chi tiết tiêu biểu; phân tích, đánh giá nhân vật; phân tích các yếu tố nghệ thuật; rút ra bài học, thông điệp; tổng kết nội dung. Hay dạy thể loại thơ thì cần có bộ kỹ năng: thể thơ, tác dụng; phân tích ý thơ; bình giảng câu thơ đặc sắc; phân tích đặc sắc nghệ thuật; thông điệp; cách đọc thơ.
Cũng theo thầy Huấn, để mỗi tiết học Ngữ văn được thành công thì giáo viên nên cho học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, cảm nhận của mình sau khi đọc văn bản và giáo viên cần tôn trọng cách nghĩ, cách hiểu của học sinh.
Sau đó giáo viên mới chia sẻ cách hiểu của mình, của những hướng dẫn bài giảng thì học sinh sẽ có sự so sánh, có sự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Từ cách dạy này, các em cũng học được nhiều kỹ năng và thói quen: sáng tạo, bày tỏ quan điểm...
Sau mỗi buổi học, giáo viên nên kiểm tra đánh giá học sinh theo bộ kĩ năng đã xây dựng và cố gắng có những câu hỏi mở thật thú vị để kích thích các em học sinh sáng tạo.
Lớp học có 42 học sinh đạt trên 9 điểm Ngữ văn: Bí quyết của cô giáo Để Văn học đến với học sinh một cách tự nhiên, cô Nguyễn Thị Hoài Thu, giáo viên Trường Trung học phổ thông Quang Trung, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng tìm cách cho các em tiếp cận môn học rất thực tế. Cô Nguyễn Thị Hoài Thu trong giờ Ngữ văn. (Ảnh: Minh Thu/TTXVN) Với phương pháp dạy Ngữ văn sáng tạo, hơn...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Khán giả bình phim Việt: Tôi đã khóc khi xem 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'
Hậu trường phim
22:21:46 08/04/2025
Bố chồng có lương hưu 60 triệu/tháng nhưng ở với ông vừa tròn tháng là tôi xây xẩm mặt mày, đành dọn ra ở riêng gấp
Góc tâm tình
22:20:01 08/04/2025
Ngọc Lan 'dọa' ngừng mai mối cho chàng trai với lý do bất ngờ
Tv show
22:19:09 08/04/2025
'Đường tăng' Giang Hoa kiệt quệ vì bệnh tật và cuộc sống tuổi 63
Sao châu á
22:14:03 08/04/2025
Chủ shop nổi tiếng vừa livestream vừa khóc: Sinh được 15 ngày thì làm việc, con 8 tháng chưa nghỉ ngày nào!
Netizen
21:59:24 08/04/2025
Sự hết thời của một ngôi sao: "Center quốc dân" bị ghẻ lạnh vì scandal tình ái, danh tiếng lao dốc không phanh
Nhạc quốc tế
21:54:42 08/04/2025
Nam NSƯT sở hữu biệt thự mặt tiền 300m2 ở Bình Chánh, nhà hàng bề thế Quận 7, U60 viên mãn bên vợ 3
Sao việt
21:48:31 08/04/2025
Phim Hàn hay điên đảo đang viral khắp MXH: Kịch bản được khen logic đến tận cùng, nói không với tình tiết "mất não"
Phim châu á
21:05:39 08/04/2025
Ô tô rú ga nhưng không chạy, chồng đến hỗ trợ vợ không may tông chết người
Pháp luật
21:04:08 08/04/2025
TPHCM khuyến cáo người dân mở cửa kính khi pháo lễ 30/4 bắn đạn thật
Tin nổi bật
20:56:53 08/04/2025