GV bị phân công làm thư viện nhưng không được hưởng phụ cấp, Hiệu trưởng nói gì?
Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Cái Bè, tỉnh Tiền Giang lên tiếng trước phản ánh của cô Phan Thị Kim Cúc nói rằng bị phân công làm thư viện nhiều năm.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh của cô Phan Thị Kim Cúc – giáo viên Trường trung học phổ thông Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, theo đó, cô Cúc bị phân công chuyên phụ trách thư viện, nhưng không được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo trong khoảng thời gian này.
Trường Cái Bè nợ phụ cấp, tính sai giờ dư của giáo viên
Cụ thể, cô Phan Thị Kim Cúc cho biết, nhà trường còn nợ cô 10 năm 6 tháng phụ cấp thâm niên nhà giáo cho quãng thời gian từ tháng 8/2005 đến 1/2/2016, là thời điểm mà nhà trường phân công cô Cúc chỉ chuyên phụ trách thư viện.
Tuy nhiên, cô Cúc cho rằng, bản thân có tiết dạy về thư viện cho học sinh, nên thỏa mãn điều kiện Nghị định 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
Theo cô Phan Thị Kim Cúc giải thích, cô là giáo viên có mã ngạch 15113 (quy đổi hiện nay là V.07.05.15) và có tiết dạy là sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Trường trung học phổ thông Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang (ảnh minh họa: P.L)
Đồng thời, cô Phan Thị Kim Cúc cũng cho rằng, nhà trường còn nợ của cô 2.833 giờ dạy dư cho quãng thời gian từ 1/2/2016 đến 30/5/2020, vì thời gian này cô tham gia dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp là 8 tiết/tuần, trực thư viện 10 buổi/tuần (tương đương 30 tiết/tuần).
Căn cứ vào hợp đồng lao động dài hạn của cô Cúc, thì cô chỉ phải dạy đủ tiết tiêu chuẩn là 17 tiết/tuần. Mà trực thư viện được quy đổi ra tiết là 3 tiết/1 buổi trực (theo hướng dẫn liên ngành giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang).
Cô Phan Thị Kim Cúc khẳng định, cô là giáo viên thì phải tính lương theo giáo viên mới đúng, còn quãng thời gian từ 1/2/2016 đến cuối tháng 5/2020, trường tính lương cho cô ở bậc nhân viên, không có giờ dư là sai so với hợp đồng lao động dài hạn đã ký với cô.
Hiệu trưởng nhà trường thông tin
Trước phản ánh này, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Bùi Văn Phi – Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã có giải thích liên quan đến vấn đề mà cô Phan Thị Kim Cúc phản ánh.
Video đang HOT
Thầy Phi cho biết, thầy vừa chuyển về Trường trung học phổ thông Cái Bè từ một trường trung học phổ thông khác trên cùng địa bàn huyện được 6 tháng, chỉ tiếp nhận và làm tiếp những công việc được nêu trong kết luận thanh tra số 11/KL-SGDĐT, do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang ký hồi tháng 12/2020.
Cô Phan Thị Kim Cúc có nguyện vọng chuyển công tác từ Trường trung học phổ thông An Hữu (tiền thân là Trường trung học phổ thông Phạm Thành Trung) về Trường trung học phổ thông Cái Bè vào năm 2005 đồng thời có nguyện vọng và đồng ý chuyên trách làm thư viện (lúc đó trường thiếu nhân viên phụ trách công việc này) nên trường mới phân công cho cô làm nhiệm vụ này.
Về sau này, khi Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang vào thanh tra trường, tìm hiểu thì mới có sự điều chỉnh về nhiệm vụ của cô Cúc.
Cô Phan Thị Kim Cúc không đứng lớp, không dạy nên không được hưởng phụ cấp, còn sau này khi đã có điều chỉnh nhiệm vụ của cô thì cô đã được hưởng phụ cấp đầy đủ.
Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang cũng đã xác định, từ tháng 2/2016 đến tháng 8/2020, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Cái Bè đã phân công cô Cúc trực tiếp đứng lớp giảng dạy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, kiêm nhiệm công tác thư viện, nhưng thời gian này nhà trường chưa kịp thời tính phụ cấp thâm niên cho cô Cúc, cụ thể:
Từ tháng 2/2016 đến tháng 3/2018 là 2 năm 2 tháng, cộng dồn với thời gian cô giảng dạy tại Trường trung học phổ thông Phạm Thành Trung 2 năm 10 tháng, thì cô Cúc mới được hưởng phụ cấp thâm niên lần đầu là 5% theo quy định kể từ ngày 1/4/2018.
Từ 1/4/2018 đến ngày 31/3/2019 là 1 năm, thời điểm này cô Cúc hưởng phụ cấp thâm niên là 5% theo quy định.
Từ ngày 1/4/2019 đến 31/3/2020 là 1 năm, thời điểm này cô Cúc hưởng phụ cấp thâm niên là 6% theo quy định.
Từ 1/4/2020 đến 31/8/2020 là 5 tháng, thời điểm này cô Cúc hưởng phụ cấp thâm niên là 7% theo quy định.
Như vậy, tổng thời gian mà cô Phan Thị Kim Cúc được tính phụ cấp thâm niên tính đến thời điểm 31/8/2020 là 7 năm 5 tháng.
Số tiền phải chi trả chế độ cho cô Cúc là 9.563.232 đồng tính đến thời điểm 31/8/2020 (chưa trừ nộp các khoản bảo hiểm theo quy định). Nhà trường chưa kịp thời tính chế độ phụ cấp thâm niên cho Cúc là chưa đúng quy định.
Trường tiểu học ở Sài Gòn có nhà vệ sinh học sinh trị giá 600 triệu đồng
Trường tiểu học Lương Định Của, quận 3 được cha mẹ học sinh trường tài trợ công trình nhà vệ sinh phụ huynh trị giá 600 triệu đồng, sạch đẹp, thoáng mát.
Trong những năm vừa qua, ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trường học, nhất là việc cải tạo các nhà vệ sinh dành cho học sinh sạch sẽ, thoáng mát, đạt chuẩn theo quy định.
Nhà vệ sinh trị giá 600 triệu đồng
Tại Trường tiểu học Lương Định Của, quận 3, khách đến với trường vào giờ ra chơi có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh, nếu học sinh có nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh quá đông, các em sẽ biết tự xếp hàng để tới lượt mình đi vào.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Đạt Sử - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường đầu tư, sửa chữa hai nhà vệ sinh chính (1 cho nam, 1 cho nữ) từ hè năm 2022.
Trong nhà vệ sinh gồm có các bồn rửa tay có xà phòng đầy đủ, hộp giấy được xếp ngăn nắp.
Toàn bộ kinh phí sửa chữa lần này lên đến 600 triệu đồng, là công trình do một số phụ huynh của trường tài trợ.
Nhà vệ sinh Trường tiểu học Lương Định Của, quận 3 vừa được cải tạo, sửa chữa (ảnh: P.L)
Sau khi sửa xong, hai nhà vệ sinh chính của học sinh đã rất sạch đẹp, thoáng mát, vệ sinh, không có mùi hôi, không gian an toàn và học sinh không còn cảm thấy sợ khi bước vào nhà vệ sinh.
Với mong muốn là làm những điều tốt nhất dành cho học sinh, từ nhiều năm nay, lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, chú ý đến vấn đề nhà vệ sinh dành cho học sinh.
Khi đưa vào sử dụng công trình nhà vệ sinh học sinh, các em đã không có bất cứ phàn nàn gì về chất lượng. Các em được giáo viên hướng dẫn cách sử dụng nhà vệ sinh sao cho bền, sạch và đúng cách.
Trường cử hai nhân viên phục vụ, thường xuyên túc trực tại hai nhà vệ sinh này để kiểm tra, lau chùi thường xuyên để nhà vệ sinh khi học sinh sử dụng luôn đảm bảo sạch, khô thoáng.
Cũng theo thầy Nguyễn Đạt Sử, trên các tầng lầu ở các lớp học cũng có các nhà vệ sinh nhỏ, để tiện cho học sinh sử dụng trong các giờ học.
Em Nguyễn Minh Tuấn, một học sinh lớp 5 của Trường tiểu học Lương Định Của, quận 3 cho hay, các nhà vệ sinh của trường từ khi sửa chữa đã sạch sẽ, thơm tho hơn rất nhiều, không còn mùi hôi.
8 nhân viên lao công phục vụ cho nhà vệ sinh học sinh
Tại Trường trung học phổ thông Nguyễn Du, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng nhà trường cho phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam biết, từ nhiều năm nay, nhà trường luôn quan tâm, chú ý đến chất lượng của các công trình vệ sinh, hoàn thiện đồng bộ với các phòng học, phòng chức năng trong nhà trường.
Trường Nguyễn Du có đến 18 nhà vệ sinh nam nữ khác nhau (cả ở tầng trệt và trên các tầng lầu), có nhiều buồng vệ sinh luôn đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, có cây xanh bên trong. Các bồn rửa tay cho học sinh luôn có đầy đủ nước rửa tay, có đồ đựng các vật dụng cá nhân của phụ nữ.
Bồn rửa tay của Trường Nguyễn Du luôn có đầy đủ nước rửa tay (ảnh: P.L)
Nhà trường cử hẳn 8 nhân viên lao công để thường xuyên lau chùi, dọn dẹp nhà vệ sinh thường xuyên từ 4 đến 5 lần mỗi ngày, đảm bảo các nhà vệ sinh luôn không có mùi hôi, để học sinh không sợ, ám ảnh khi bước vào nhà vệ sinh của trường.
Đầu tư các nhà vệ sinh hiện đại, có chất lượng tốt, nhưng ý thức sử dụng các thiết bị của học sinh phải luôn cao, nên bên cạnh việc bảo dưỡng, nhà trường luôn chú ý việc rèn luyện cho học sinh có thói quen sử dụng, bảo quản tốt nhà vệ sinh.
Những vật dụng trong nhà vệ sinh của trường rất hiếm khi bị hư hỏng. Nếu có thì nhà trường cũng sẽ xin chủ trương duyệt kinh phí mua sắm, sửa chữa từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
Nữ sinh Trường tiểu học Hòa Bình luôn vui vẻ bước vào nhà vệ sinh (ảnh: CTV)
Tại Trường tiểu học Hòa Bình, quận 1, cô Tống Thị Mai Hương - Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, để giữ gìn cho các nhà vệ sinh luôn sạch, trường bố trí 4 lao công và các bảo mẫu hỗ trợ dọn dẹp.
Các cô sẽ túc trực lau dọn vào các giờ cao điểm có đông học sinh, như giờ ra chơi, sau giờ ăn và khi học sinh ngủ dậy đầu giờ chiều. Các nhà vệ sinh của nhà trường sẽ luôn đảm bảo khô thoáng, sạch.
Ngoài ra, giáo viên còn hướng dẫn và nhắc nhở các em học sinh lưu ý sử dụng các nhà vệ sinh thật kỹ càng.
Nội dung giáo dục địa phương bắt buộc nhưng đến giờ nhiều nơi chưa xong tài liệu Do chưa có tài liệu chính thức nên nhiều trường trung học phổ thông chưa triển khai dạy Nội dung giáo dục địa phương. Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, bắt đầu từ năm học 2022-2023, Nội dung giáo dục địa phương sẽ là học phần bắt buộc đối với học sinh lớp 10. Tuy nhiên, do chưa có tài liệu...