Gương sáng từ nghị lực và ý chí
Triển khai Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ngành Giáo dục đã có nhiều giải pháp tạo chuyển biến về nhận thức với đội ngũ cán bộ, GV, SV, HS.
Em Linh Thị Hồng – HS Trường Tiểu học Ngọc Thanh C ( thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Gương sáng
Học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, nhiều HSSV đã tích cực tham gia các hoạt động học tập, phong trào và là tấm gương về đạo đức, lối sống, tinh thần đoàn kết, nhân ái, dũng cảm, trung thực, yêu đất nước, quê hương. Trong số đó, nhiều em đã tích cực tham gia và đạt thành tích xuất sắc trong các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Có những em đã đạt thành tích cao trong các cuộc thi về các môn văn hóa, khoa học -kỹ thuật, khởi nghiệp sáng tạo, văn nghệ, thể thao trong nước và quốc tế. Nhiều HSSV đã được kết nạp Đảng và là Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiêu biểu trong số các đảng viên là HSSV của cơ sở giáo dục mình đang học tập.
Em Linh Thị Hồng – HS lớp 4A2, Trường Tiểu học Ngọc Thanh C (thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) là người dân tộc Sán Dìu. Dù khuyết tật bẩm sinh, hai tay bị teo không thể cầm bút, nhưng vượt lên khó khăn, em kiên trì theo đuổi ước mơ đến trường. Trong nhiều năm liền, cô gái viết, vẽ bằng chân này đều được đánh giá hoàn thành xuất sắc các môn học, là tấm gương về nghị lực và ý thức học tập để bạn bè noi theo.
Em Nguyễn Châu Phương Trinh – HS lớp 8A2, Trường THCS thị trấn Giồng Trôm (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) đạt nhiều thành tích nổi bật trong các cuộc thi về Bác Hồ với thiếu nhi. Phương Trinh là đại diện Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc năm 2020. 7 năm liền, Phương Trinh đều đạt danh hiệu HS giỏi, được nhận nhiều bằng khen cho thành tích học tập, hoạt động phong trào.
Em Lê Nhật Minh – HS lớp 11C2A, Trường THPT chuyên Hùng Vương (tỉnh Gia Lai) là chủ nhân của nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học kĩ thuật trong nước và quốc tế, nhiều năm đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng. Em còn là “thủ lĩnh” trong nhiều hoạt động phong trào của Trường THPT chuyên Hùng Vương; tích cực tham gia và có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn, Hội, Đội.
Em Nguyễn Nhật Linh – SV chuyên ngành Cảnh sát Điều tra là trong 10 gương mặt SV tiêu biểu Học viện CSND năm học 2019 – 2020. Ngoài thành tích học tập xuất sắc, Linh còn là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giành nhiều giải thưởng: Giải Nhất cuộc thi Nghiên cứu khoa học dành cho SV Cảnh sát châu Á; Giải Nhì Olympic Tiếng Anh; Giải Nhất cuộc thi SV viết Chuyên đề nghiên cứu khoa học.
Em Lê Thị Thu Ngân – SV Khoa Đào tạo quốc tế – Trường Đại học Duy Tân đã tích cực tham gia các cuộc thi Đổi mới sáng tạo khởi nghiệp dành cho HSSV các cấp. Cùng bạn bè, em đã không ngừng nghiên cứu và tạo ra những dự án mang đến giá trị cộng đồng, góp phần giải quyết các vấn đề mà xã hội đang quan tâm như sức khỏe, giáo dục, môi trường.
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức của Bác
Video đang HOT
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam – Phùng Khánh Tài trao Bằng khen cho HSSV xuất sắc, tiêu biểu trong “Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020″. Ảnh: Thế Đại
Ông Bùi Văn Linh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) khẳng định: Các thành tích học tập, rèn luyện kể trên của HSSV là kết quả phần nào của công tác “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” mà ngành Giáo dục đã thực hiện trong những năm qua.
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Bộ GD&ĐT đã tổ chức quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị trong toàn ngành; ban hành Nghị quyết, Kế hoạch “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong ngành Giáo dục. Thực hiện Chỉ thị số 05 trở thành nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong từng năm học với nhiều hoạt động, giải pháp hiệu quả, thiết được đã được triển khai.
Các cơ sở giáo dục phổ thông đã tích hợp giảng dạy nội dung về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các môn khoa học xã hội thông qua bài học, những mẩu chuyện về cuộc đời của Bác để HS dễ tiếp nhận và tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống.
Từ năm học 2016 – 2017, Bộ GD&ĐT đưa vào giảng dạy bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống” dành cho HS từ lớp 2 – 12. Qua đó, HS không chỉ học được những bài học về đạo đức, lối sống của Bác, mà còn biết vận dụng, thực hành bài học đó vào cuộc sống thực tiễn của mình.
Với giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT đã phối hợp rà soát, bổ sung chương “Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giáo trình môn Tư tưởng Hồ Chí Minh dành cho SV ĐH, CĐ khối không chuyên ngành Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hàng năm, Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị các trường đào tạo để đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình, giáo trình mới và nhu cầu thực tế của cơ sở đào tạo.
Nội dung “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được lồng ghép trong hoạt động ngoại khóa, gắn với các phong trào thi đua, cuộc vận động của ngành Giáo dục. Nổi bật là cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Triển khai Chỉ thị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, ngành Giáo dục đã đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, lối sống, hành động, việc làm của từng cán bộ, GV, HSSV. Chất lượng GD-ĐT theo đó cũng được nâng lên.
Xác định học và làm theo Bác là nhiệm vụ thường xuyên, trách nhiệm của mỗi nhà trường, từng cán bộ, GV, ngành GD-ĐT Quảng Ninh đã đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05 gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”. – Bà Nguyễn Thị Thúy – Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh
Lê Nguyễn Minh Phương - Cô gái Việt đa tài ở "xứ sở kim chi"
Như bao người Việt khi mới bắt đầu cuộc sống ở một nước khác, Lê Nguyễn Minh Phương cũng đã gặp vô vàn khó khăn, nhưng với ý chí và nghị lực, cô đã chứng tỏ được năng lực của bản thân.
Chị Lê Nguyễn Minh Phương tại buổi vinh danh "Công dân danh dự Seoul" - Ảnh: NVCC
Ngày 13/11/2019, tại lễ vinh danh Công dân danh dự Seoul, trong 18 công dân nước ngoài được chọn, lần đầu tiên có một người Việt. Đó là Lê Nguyễn Minh Phương, 33 tuổi, quê Đà Nẵng, cô gái xinh đẹp đa tài đang giảng dạy tại trường Đại học Joongbu của Hàn Quốc.
Ngoài là giảng viên đại học, Phương còn tham gia sản xuất chương trình cho Đài phát thanh KBS, làm phiên dịch, MC tiếng Anh lẫn tiếng Hàn...
Như bao người Việt khi mới bắt đầu cuộc sống ở một nước khác, Lê Nguyễn Minh Phương cũng đã gặp vô vàn khó khăn, nhưng với ý chí và nghị lực, cô đã chứng tỏ được năng lực của bản thân và tự tin hòa nhập với cuộc sống mới ở Hàn Quốc.
Phương sinh ra ở Đà Nẵng trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, từ bé đã có duyên với rất nhiều giải thưởng tài năng và các chương trình truyền hình thiếu nhi. Đến năm cuối cấp hai, một biến cố lớn xảy ra khi ba mẹ ly hôn, kinh tế khó khăn tưởng như làm cho cô buông xuôi mọi thứ.
Nhưng rồi tình thương của mẹ đã giúp Phương dần ổn định tâm lý. Phương tập trung tự học tiếng Anh rồi sau đó, bắt đầu "chinh phục" tiếng Hàn và lựa chọn ngành này khi thi đại học với ước mơ trở thành giảng viên tiếng Hàn.
Trong 4 năm học đại học, ngoài giờ học ở trường, Phương luôn kín lịch đi dạy thêm vì ý thức được mình đã trở thành trụ cột kinh tế gia đình, là chỗ dựa cho mẹ. Dù vậy, cô vẫn cố gắng tranh thủ thời gian học và luôn đạt được những thành tích học tập cao cùng nhiều học bổng trong và ngoài nước.
Sau khi tốt nghiệp, Phương lựa chọn trở thành giảng viên đại học và kết hôn không lâu sau đó. Nhưng rồi do nhiều lý do không mong muốn, Phương quyết định ly hôn, chấp nhận một mình tự lực nuôi con.
Đúng lúc ấy, Phương lại nhận được thông báo về đợt thi học bổng của Chính phủ Hàn Quốc và quyết định thử sức. Khi nhận được học bổng, Phương phải đưa ra một quyết định khó khăn: sang Hàn Quốc học thạc sĩ khi con gái vẫn còn bé.
"Em sang Hàn Quốc từ cuối năm 2013 và bắt đầu chương trình học thạc sĩ. Khó khăn đầu tiên là phải nhanh chóng thích nghi với chương trình học tập mới hoàn toàn bằng tiếng Hàn và với cuộc sống mới. Bên cạnh đó, em còn phải lo cho con gái và mẹ. Khó khăn lớn nhất là vừa phải làm tốt vai trò người mẹ ở nhà vừa phải hoàn thành chương trình học ở trường," Phương tâm sự.
Dường như càng khó khăn thì cô gái trẻ giàu nghị lực càng cố gắng và quyết tâm. Vừa học vừa tích cực hoạt động, năm 2015, Phương đã được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc, được chọn đi phiên dịch cho một số đoàn công tác của các bộ ngành Việt Nam nhờ khả năng tiếng Anh lẫn tiếng Hàn cùng với trí nhớ rất tốt.
Từ những chuyến công tác, Phương được tiếp xúc với người đứng đầu của nhiều tập đoàn lớn Hàn Quốc như Samsung, LG, Hyundai, SK... và nhận lời mời phiên dịch cho những lần sau.
Bên cạnh nghề phiên dịch, hiện Phương còn giảng dạy tại trường Đại học Joongbu của Hàn Quốc. Cô cũng tìm nhân vật và dẫn chương trình "Chuyện từ Seoul" của đài KBS, mỗi tuần một số, đều đặn trong nhiều năm qua. Chương trình của Phương đã giới thiệu được hàng trăm người Việt nổi bật ở Hàn Quốc cũng như các sự kiện giao lưu văn hoá hai nước.
"Hiện nay em đang dạy tiếng Việt tại Đại học Joongbu ở miền Trung Hàn Quốc. Ngoài việc giảng dạy tại trường, em còn dạy ôn thi TOPIC (Kỳ thi năng lực tiếng Hàn) trực tuyến cho một công ty tại Hàn Quốc. Ngoài ra, em cũng được các kênh truyền hình VTV4 và VTC mời làm cộng tác viên nữa," Phương hồ hởi nói.
Tham gia nhiều công việc, hôm nào cũng phải thức khuya, luôn phải tranh thủ ngủ khi đi tàu điện ngầm, song lúc nào Phương cũng nhiệt tình và tận tâm. Chị Tạ Thị Thanh Thúy, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, cho biết: "Tôi biết Phương bắt đầu từ một chương trình do Ban Quản lý lao động thực hiện.
Đó là vào tháng 10/2019, chúng tôi tổ chức một chương trình giao lưu với người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc và khi đó Phương là người dẫn chương trình tiếng Hàn. Tôi thấy em rất tích cực tìm hiểu chuẩn bị từ nội dung kịch bản cũng như các nội dung liên quan đến người lao động để hoàn thành tốt vai trò là người dẫn chương trình của mình".
Chị Thúy kể tiếp: "Trong quá trình tiếp xúc sau đó tôi còn được biết em tham gia rất tích cực các hoạt động của Hội người Việt, Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc đồng thời cũng rất tích cực hỗ trợ Đại sứ quán khi có các đoàn cấp cao của Việt Nam sang thăm và làm việc với các cơ quan hữu quan của Hàn Quốc. Dần dần chúng tôi chơi với nhau như những người bạn và tôi biết thêm những thông tin khác.
Tôi rất ngưỡng mộ em khi biết em đang giảng dạy tại trường Đại học Joongbu, có một kênh Youtube riêng dạy ôn thi TOPIC cho người nước ngoài. Ngoài ra, Phương còn là một người phụ nữ rất tuyệt vời, nữ công gia chánh, bạn ấy làm bánh rất giỏi.
Có thể nói trong cả cuộc sống và công việc, Phương là một người phụ nữ rất hoàn thiện". Tháng 7/2019, Đài truyền hình quốc gia KBS đã thực hiện phóng sự với tiêu đề "Super woman đến từ Việt Nam" để nói về Minh Phương, dài hơn 50 phút.
Minh Phương (áo hồng) phiên dịch trong cuộc gặp giữa Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Uông Chu Lưu và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Joo-sun, tháng 6/2017 (Ảnh: N.P )
Để ghi nhận những đóng góp của Phương cho quan hệ Việt-Hàn, Hội đồng Thành phố Seoul đã trao tặng danh hiệu Công dân danh dự Seoul cho Lê Nguyễn Minh Phương. Lễ trao tặng đã được chính quyền thành phố Seoul tổ chức trang trọng tại tòa thị chính thành phố. Đây là hoạt động thường niên được chính quyền Seoul tổ chức từ năm 1958 và xét chọn kỹ lưỡng.
Phương là công dân Việt Nam đầu tiên có được vinh dự này. Là công dân danh dự, Phương được tham dự các sự kiện hoặc tư vấn về chính sách đối với người nước ngoài cho chính quyền thành phố Seoul.
Cô hy vọng những công việc này sẽ giúp người nước ngoài, trong đó có nhiều người Việt tại đây, có cuộc sống tốt hơn và cô có nhiều cơ hội hơn để quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè Hàn Quốc và các nước khác.
Chia sẻ niềm vui của Phương, chị Đỗ Thị Bích Ngọc, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, tâm sự chị cảm thấy rất vui khi được biết thông tin này bởi Phương là đại diện của đội ngũ trí thức Việt Nam sang Hàn Quốc nghiên cứu, học tập. Vinh dự này, theo chị Ngọc, sẽ giúp khơi gợi tinh thần học tập, cống hiến của các bạn sinh viên nói chung và sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc nói riêng.
"Trong những lần Phương đảm nhận vai trò phiên dịch cho các đoàn cấp cao của Việt Nam sang thăm và làm việc tại Hàn Quốc cũng như là người dẫn chương trình trong các hoạt động của Hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc, bạn ấy luôn rất nhiệt tình, thể hiện rõ tinh thần, nhiệt huyết của tuổi trẻ", chị Ngọc nhận xét.
Dự định sắp tới của Phương là hoàn thành luận án tiến sĩ tại trường Đại học Yonsei và tiếp tục công việc giảng dạy tại Đại học Joongbu, cũng như tiếp tục đảm nhận chuyên mục "Chuyện từ Seoul" của Đài KBS và thực hiện thêm nhiều bài giảng TOPIC hữu ích cho người Việt Nam tại Hàn Quốc.
Với tài năng và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, Lê Nguyễn Minh Phương đã để lại trong tâm trí bạn bè Hàn Quốc và Việt Nam một hình ảnh cô gái Việt đa tài, năng động và giàu nghị lực, rất đáng trân trọng./.
Học bổng nghị lực đến trường: Ước mơ của Tân 'đẩy thịt heo' thuê Tân nhỏ thó so với tuổi 18, nhưng trong em lúc nào cũng có ý chí và nghị lực mạnh mẽ. Chàng trai từng làm các công việc nặng nhọc: đẩy thịt heo, phụ hồ... muốn học hết cao đẳng để báo hiếu mẹ và bà ngoại. Tân ngồi học bài trong gian phòng nhỏ của mình và em trai - ẢNH: THÚY...