Guồng quay chuyển đổi số hối hả với giáo dục Đồng bằng sông Cửu Long
Xây dựng tài liệu, học liệu số và lộ trình chuyển đổi số ngành Giáo dục được nhiều địa phương vùng ĐBSCL khẩn trương thực hiện.
Ngành Giáo dục các địa phương đang tập trung nguồn lực chuyển đổi số.
Chuyển đổi số hỗ trợ quản lý giáo dục
Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre vừa đưa vào hoạt động Trung tâm Điều hành thông minh ngành GD&ĐT (Trung tâm EDU IOC). Trung tâm EDU IOC có chức năng phục vụ công tác quản lý, điều hành, kiểm tra, thanh tra, giám sát, đồng thời cung cấp các báo cáo, thống kê; cảnh báo, dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục.
Đây là hệ thống hỗ trợ cơ quan quản lý giáo dục giám sát các chỉ tiêu giáo dục, thông qua các biểu đồ thống kê trực quan, đa dạng, hình thành cơ sở dữ liệu ngành, phục vụ cho các hoạt động điều hành của Sở GD&ĐT. Trung tâm cũng phục vụ cho các cấp quản lý giáo dục, sẵn sàng để kết nối liên thông với Trung tâm điều hành thông minh IOC của UBND tỉnh Bến Tre.
Theo Sở GD&ĐT Bến Tre, Trung tâm EDU IOC là công trình trọng điểm của ngành GD&ĐT, có ý nghĩa quan trọng để cán bộ công chức, viên chức của ngành quyết tâm thực hiện thành công Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy và kế hoạch chuyển đổi số của UBND tỉnh.
Theo ông Bùi Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre, Trung tâm EDU IOC đi vào hoạt động là sự kiện quan trọng, mở ra phong cách làm việc, điều hành mới cho công tác quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh, từ cách làm truyền thống, sang cách làm việc, điều hành dựa trên dữ liệu số, góp phần chuyển đổi số thành công, nâng cao chất lượng giáo dục địa phương.
Đây cũng là nền tảng, cơ sở cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành. Trong đó, bắt đầu từ việc phát huy vai trò của người đứng đầu các đơn vị trong chỉ đạo triển khai, tạo động lực thúc đẩy, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên trong quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý.
Công tác vận hành, khai thác Trung tâm IOC được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 (từ tháng 9/2022 đến 1/2023) tập huấn, hướng dẫn việc cập nhật dữ liệu học kỳ 1 năm học 2022 – 2023 trên hệ thống quản lý trường học (vnEdu) về trường, lớp, nhân sự, học sinh để đồng bộ dữ liệu về Trung tâm IOC; rà soát dữ liệu Trung tâm IOC đảm bảo đầy đủ, chính xác; cập nhật kết quả học tập, rèn luyện cuối học kỳ 1 năm học 2022 – 2023 trên hệ thống vnEdu để đồng bộ dữ liệu về Trung tâm IOC; rà soát các thống kê, báo cáo về toàn bộ dữ liệu trường lớp, nhân sự, học sinh của Trung tâm IOC đảm bảo đầy đủ, chính xác đảm bảo vận hành, khai thác có hiệu quả.
Giai đoạn 2 (từ ngày tháng 1/2023 đến 5/2023) đánh giá kết quả vận hành, khai thác ở giai đoạn 1, phân tích điểm mạnh, điểm yếu nhằm tăng cường các hoạt động rà soát khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh, hoàn chỉnh giải pháp kỹ thuật, công nghệ đảm bảo vận hành, khai thác hiệu quả hơn ở học kỳ 2 và cuối năm học 2022 – 2023.
Khi đưa vào sử dụng, Trung tâm IOC giúp Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT có cái nhìn toàn cảnh về tình hình giáo dục tại địa phương và tính toán được kế hoạch phát triển giáo dục từng năm, từng giai đoạn 5 năm tới. Đồng thời, qua đó sẽ từng bước ứng dụng các công nghệ AI hỗ trợ quản lý giáo dục một cách hiệu quả, phù hợp yêu cầu, điều kiện thực tế của cơ quan quản lý giáo dục và các trường học.
Một giao diện của Trung tâm Điều hành thông minh ngành GD&ĐT (Trung tâm EDU IOC) Bến Tre.
Học, làm việc hiệu quả trên môi trường số
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng, năm học 2022 – 2023, toàn tỉnh có 481 trường (trong đó có 40 trường THPT, 109 trường THCS, 201 trường tiểu học, 131 trường mầm non). Hiện tất cả các trường đã triển khai nền tảng quản trị nhà trường, tạo môi trường làm việc và tương tác trực tuyến cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và hướng đến là người học.
Ngành Giáo dục Sóc Trăng đang cập nhật, hoàn thiện cơ sở dữ liệu của Bộ GD&ĐT về mạng lưới trường, lớp học, người học (kết quả của quá trình học tập, rèn luyện; hồ sơ sức khỏe); đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị trường học, tài chính – đầu tư, nước sạch, nhà vệ sinh trường học, công tác y tế trường học.
Cuối năm học 2021 – 2022, trên cơ sở dữ liệu ngành của Bộ GD&ĐT, tỉnh Sóc Trăng đã số hóa các dữ liệu gồm 481 trường, 8.259 lớp, 256.347 học sinh, 1.073 cán bộ quản lý, 14.168 giáo viên và 1.933 nhân viên.
Tận dụng chuyển đổi số, năm học 2021 – 2022, Sở GD&ĐT Sóc Trăng tổ chức cho thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh lớp 10 bằng hình thức trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.
Phòng GD&ĐT, trường THPT ở Sóc Trăng đã sử dụng Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành trong việc liên thông trao đổi văn bản điện tử, gửi – nhận văn bản có ký số giữa các cơ sở giáo dục, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Các cơ sở giáo dục đã lựa chọn giải pháp phần mềm dạy học trực tuyến phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực hiện, giúp học sinh học chủ động hơn…
Video đang HOT
Tại tỉnh Tiền Giang, năm học 2021 – 2022, kỳ thi tốt nghiệp THPT có 10.099/15.266 thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến, với 32.287 lượt đăng ký nguyện vọng. Tất cả các khâu từ đăng ký dự thi, xét tốt nghiệp và đăng ký phương thức xét tuyển vào các trường đại học đều được thực hiện trực tuyến thông qua hệ thống tuyển sinh của GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia, giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực và các chi phí phát sinh khác.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, ngành Giáo dục Tiền Giang tập trung ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GD&ĐT giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030″; Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong ngành; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học để đảm bảo quản lý, làm việc hiệu quả trên môi trường số.
Chuyển đổi số là 'chìa khóa' để Đại học Huế phát triển thành đại học quốc gia
Chuyển đổi số hiện đang trở thành một vấn đề sinh tồn , cần thiết đối với mỗi cơ sở giáo dục, đòi hỏi các nhà giáo dục phải thích nghi và áp dụng.
LTS: Là đại học vùng đang trên đường phát triển thành đại học quốc gia, Đại học Huế đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong đào tạo, nghiên cứu, quản trị đại học... Trong đó, thực hiện quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ nhằm hướng đến mô hình đại học thông minh. Vậy thực tiễn triển khai quá trình này ở Đại học Huế ra sao?
Để giải đáp những băn khoăn đó, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư Lê Anh Phương - Giám đốc Đại học Huế.
Phóng viên: Được biết, Đại học Huế đang trên con đường phát triển trở thành đại học quốc gia. Trong bối cảnh nền giáo dục toàn cầu đang thay đổi từng ngày, chuyển đổi số được xem là "chìa khóa" để mở ra thành công cho các trường đại học, N hà trường đã, đang và sẽ làm gì để thích ứng với xu thế đó, thưa Phó Giáo sư ?
Phó Giáo sư Lê Anh Phương: Gần đây, vấn đề chuyển đổi số đang trở thành cấp thiết đối với tất cả các hoạt động kinh tế xã hội. Giáo dục cũng không nằm ngoài yêu cầu phát triển này. Thậm chí, chuyển đổi số hiện đang trở thành một vấn đề sinh tồn, cần thiết đối với mỗi cơ sở giáo dục, đòi hỏi các nhà giáo dục phải thích nghi và áp dụng các công nghệ, phương pháp và tư duy số.
Phó Giáo sư Lê Anh Phương - Giám đốc Đại học Huế cho rằng, quá trình chuyển đổi số đòi hỏi sự phát triển đồng bộ về nền tảng công nghệ, tài chính, nhân lực.
Đối với Đại học Huế, việc ứng dụng công nghệ thông tin hay có thể nói là bước đầu chuyển đổi số đã được nghiên cứu và ứng dụng từ rất lâu: e-learning, học liệu số, đào tạo trực tuyến, quản lý thông tin qua hệ thống, hệ hỗ trợ quyết định ... được Đại học Huế triển khai khoảng gần 20 năm về trước.
Tuy nhiên, các hệ thống, nền tảng, dữ liệu còn cát cứ, rời rạc, manh mún, chưa tập trung và chưa có tính kết nối trong toàn Đại học Huế. Cho đến khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nhu cầu chuyển đổi số trở nên bức thiết.
Từ nhu cầu thực tế, Đại học Huế trong những năm qua đã đẩy nhanh, đẩy mạnh các hoạt động quản trị thông qua môi trường mạng, cụ thể bằng các hướng dẫn, quy trình, quy định về dạy, học, bảo vệ luận văn, luận án, các hoạt động hội họp... được tổ chức online, sử dụng chữ ký số, chữ ký điện tử...
Mô hình đại học thông minh đang dần hình thành, với mục tiêu nâng cao hiệu lực hiệu quả quản trị, nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ cho sự phát triển.
Không chỉ là ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, Đại học Huế xây dựng kế hoạch dài hạn trong đó ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số;
Xây dựng các chương trình, mô hình liên kết, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyển đổi số, hằng năm cho ra trường từ 3.000 - 5.000 sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin phục vụ công cuộc phát triển nền kinh tế số, xã hội số.
Phóng viên: Thưa ông, quá trình chuyển đổi số không phải là điều dễ dàng khi cần phải có một nền tảng vững chắc về tài chính, công nghệ, nhân lực. Vậy Đại học Huế đối mặt với những khó khăn đó như thế nào?
Phó Giáo sư Lê Anh Phương: Đúng là như vậy. Quá trình chuyển đổi số đòi hỏi sự phát triển đồng bộ về nền tảng công nghệ, tài chính, nhân lực. Tuy nhiên chúng tôi vẫn xác định yếu tố nhân lực là hàng đầu.
Đại học Huế - đơn vị đăng cai tổ chức hội thảo "Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh mới" của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
Nhân lực ở đây được hiểu là yếu tố con người tham gia vào quá trình chuyển đổi số, từ cấp lãnh đạo cho đến người dùng là giảng viên, sinh viên. Việc thay đổi tư duy của người dùng là một vấn đề khó khăn nhất.
Tài chính hay công nghệ có thể nỗ lực tìm kiếm thì sẽ có. Còn tư duy, nhận thức và năng lực của người dùng của cả hệ thống cần thời gian để thay đổi.
Đó là nhận thức về tầm quan trọng của công nghệ và việc chuyển đổi số trong giáo dục. Quá trình đó không chỉ đơn thuần là việc sử dụng một số công nghệ như phương tiện mà có thể là các yếu tố thay đổi quá trình dạy học, tạo ra một hệ sinh thái hiện đại, ví dụ như: trợ lý học tập ảo; trường học ảo; hệ thống dạy học và đánh giá năng lực người học trực tuyến; mạng lưới kết nối giáo dục toàn cầu; lớp học/trường học không biên giới;...
Nhận thức không đầy đủ về tầm quan trọng của chuyển đổi số sẽ là một rào cản lớn cho động cơ cải tiến.
Đó còn là tâm lý e ngại đổi mới, chưa sẵn sàng thích nghi trước những can thiệp của công nghệ vào đời sống, trạng thái lo lắng hoặc thiếu tự tin trước tác động của công nghệ tới đời sống. Đó là năng lực ứng dụng và tích hợp công nghệ.
Chẳng hạn như, một giáo viên không chỉ sử dụng một vài phần mềm hay ứng dụng đơn giản để trình chiếu bài giảng của mình, mà còn cần phải có nhiều năng lực công nghệ khác như phân tích đặc điểm học sinh, kết nối học sinh ngay cả khi học trực tiếp và học trực tuyến; thiết kế, tổ chức, quản lý và đánh giá quá trình giáo dục; tự học, tự nghiên cứu và hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn nghiệp vụ.
Tức là, công nghệ trở thành một thành tố của quá trình giáo dục, năng lực công nghệ trở thành một năng lực quan trọng không thể thiếu.
Đại học Huế cùng với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện buổi giao lưu về chuyển đổi số.
Với người học, các kỹ năng: giao tiếp, khả năng học tập độc lập, đạo đức và trách nhiệm, làm việc nhóm và tính mềm dẻo, các kỹ năng tư duy như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, tính sáng tạo.. việc hoạch định chiến lược, các yêu cầu kỹ năng này cần được thay đổi theo yêu cầu của từng giai đoạn.
Ngoài ra, trong bối cảnh chung hiện nay, bên cạnh vấn đề kinh phí để hoàn hoàn thiện hạ tầng mạng mới, đầu tư lớn về tài chính và nhân lực thì hành lang pháp lý về sở hữu trí tuệ, an ninh thông tin cũng là những thách thức khi thực hiện chuyển đổi số.
Phóng viên: Hiện nay, Đại học Huế có 8 trường đại học, 1 viện nghiên cứu thành viên; các khoa, phân hiệu trực thuộc. Với đặc điểm là đa ngành, đa lĩnh vực như Y Dược, Luật, Nông lâm, Sư phạm, Nghệ thuật, Kinh tế, Ngoại ngữ, Khoa học, Du lịch...
Vậy thưa thầy, quá trình chuyển đổi số ở mỗi đơn vị trực thuộc sẽ diễn ra như thế nào và có gặp trở ngại gì không, bởi mỗi ngành nghề đào tạo lại mang những đặc tính khác nhau?
Phó Giáo sư Lê Anh Phương: Phải khẳng định rằng, chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học là sự thay đổi về cách thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả quản trị, nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách khai thác ứng dụng công nghệ và dữ liệu, chuyển đổi một số hoạt động cốt lõi thông qua công nghệ và nền tảng số.
Sinh viên Đại học Huế với ứng dụng công nghệ để thực hiện chuyển đổi số trong giảng dạy, học tập.
Quá trình này không làm thay đổi mô hình, không phụ thuộc vào đặc điểm đa ngành, đa lĩnh vực của Đại học Huế cũng như các đơn vị thành viên, thuộc và trực thuộc.
Chuyển đổi số tác động lên các hoạt động quản trị ở cấp Đại học Huế, các hoạt động cốt lõi như: Duy trì đào tạo thích ứng với nhu cầu người học cả trực tiếp và trực tuyến bằng việc biên soạn bài giảng, tài liệu và sẵn sàng chia sẻ; Xây dựng dữ liệu dùng chung; Cơ sở vật chất, đường truyền đảm bảo;
Phương pháp giảng dạy đảm bảo chất lượng; Cung cấp cơ hội cho người học tiếp cận với môi trường thực tế, trải nghiệm thực tiễn, phương pháp giải quyết vấn đề, hòa nhập môi trường thực tế;
Xây dựng đội ngũ có thể đáp ứng yêu cầu công nghệ; Xây dựng dữ liệu cho nghiên cứu khoa học: mạng lưới nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các dữ liệu dùng chung cho nghiên cứu; Phát triển học liệu số; Phân tích dữ liệu...
Từ những nền tảng dữ liệu đó, công tác quản lý điều hành của toàn hệ thống Đại học Huế được dễ dàng hơn, từ việc phân tích các dữ liệu sẽ hỗ trợ việc ra các quyết định trong điều hành.
Đại học Huế đã triển khai tốt công sở số trong đại dịch vừa qua; tiếp tục đẩy mạnh số hóa dữ liệu, bao gồm cả việc số hóa nguồn học liệu phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo, cũng như số hóa dữ liệu trong công tác quản lý giáo dục các cấp.
Việc số hóa dữ liệu, xây dựng trung tâm dữ liệu số chính là tiền đề quan trọng nhất trong việc chuyển đổi số toàn diện trong Đại học Huế.
Trong thời gian tới, Đại học Huế thành lập Viện Chuyển đổi số và Học liệu - Đại học Huế. Đây là một đơn vị sẽ thực hiện chức năng tham mưu, nghiên cứu, triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào tất cả các hoạt động của Đại học Huế.
Trong đó sẽ có nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực y học, sinh học và chuyển đổi số trong các lĩnh vực đặc thù khác nhau, hướng đến người học là gần 50 ngàn học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Phóng viên: Trong bài phát biểu của thầy khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Đại học Huế, Phó Giáo sư có nói rằng: "C húng ta muốn nhìn thấy Đại học Huế phát triển như thế nào và theo định hướng nào?". Vậy Nhà trường đang hướng đến mô hình đại học như thế nào trong tương lai? Và trong mô hình ấy, chuyển đổi số có tầm quan trọng và ý nghĩa như thế nào?
Phó Giáo sư Lê Anh Phương:Tầm nhìn của Đại học Huế được xác định trong chiến lược phát triển là hướng đến một hệ thống đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, tiên phong, trọng điểm của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và xếp hàng đầu châu Á, nhóm 500 thế giới vào năm 2045.
Ảnh minh họa.
Đại học Huế kiên định mục tiêu và định hướng phát triển thành đại học quốc gia theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83 của Chính phủ.
Trên nền tảng thế mạnh đa ngành, đa lĩnh vực, đội ngũ có trình độ cao vào top 3 cả nước, Đại học Huế sẵn sàng thay đổi trong linh hoạt để phù hợp với sự phát triển của xu thế xã hội, quốc tế. Trong điều kiện phát triển nhanh chóng của công nghệ, của thông tin, cần thiết tạo sự khác biệt, sáng tạo không ngừng nghỉ, trong mọi hoạt động.
Trong quá trình đổi mới đó, chuyển đổi số chính là yếu tố đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho quá trình thay đổi nhanh chóng đó.
Phóng viên: Với lịch sử 65 năm phát triển, từ Viện Đại học Huế đến nay là Đại học Huế, trên tiến trình phát triển thành đại học quốc gia như hiện nay thì nhân tố chính nào làm nên sự thay đổi, phát triển? Sự đầu tư của Đại học Huế cho nhân tố ấy trong thời gian tới ra sao, thưa thầy?
Phó Giáo sư Lê Anh Phương: Như tôi đã đề cập ở phần trên, thách thức cho sự thành công của cả hệ thống chính là yếu tố con người. Chính vì vậy, Đại học Huế xác định yếu tố chính làm nên sự thay đổi, phát triển chính là con người, là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chúc mừng Phó Giáo sư Lê Anh Phương tại lễ bổ nhiệm Giám đốc Đại học Huế. Ảnh: AN
Bên cạnh sức mạnh của truyền thống, Đại học Huế có sự đồng lòng, quyết tâm của các tập thể, cá nhân trong toàn Đại học Huế, trách nhiệm của mỗi thành viên trong mái nhà chung. Đó là những cơ sở vững chắc cho sự phát triển.
Đại học Huế đã và đang xây dựng các chính sách đãi ngộ, ưu tiên, khuyến khích tài năng đối với đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có thành tích cao trong đào tạo, nghiên cứu. Chính đội ngũ chất lượng cao sẽ là nguồn lực giúp tăng trưởng các chỉ số như vị trí xếp hạng, về nghiên cứu khoa học, chương trình đào tạo hoặc cơ sở vật chất, hợp tác quốc tế.
Ngoài ra, chúng tôi xác định thêm chỉ số hạnh phúc. Đại học Huế là môi trường mà mỗi thầy cô giáo, mỗi cán bộ viên chức, mỗi học sinh, sinh viên của Đại học Huế cùng trải nghiệm khoảng thời gian làm việc và học tập ở ngôi nhà chung với điều kiện tốt nhất để phát triển trong hạnh phúc và bình yên.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư Lê Anh Phương.
13 nhóm nội dung cần thực hiện từ nay đến cuối học kỳ 1 Kinhtedothi - Chỉ còn khoảng 5 tuần nữa, học kỳ I năm học 2022- 2023 sẽ kết thúc. Tại cuộc họp vừa diễn ra, ngành GD&ĐT Hà Nội đã thảo luận, thống nhất về một số nội dung cần tập trung thực hiện từ nay đến cuối học kỳ I. Theo trưởng các phòng giáo dục phổ thông (Sở GD&ĐT), từ đầu năm...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hit-maker kết hợp cùng "huyền thoại Vpop" lọt top trending chỉ sau 1 ngày, vừa cất giọng là bầu trời tuổi thơ ùa về
Nhạc việt
10:36:29 17/04/2025
Nám da có trị hết hẳn được không?
Làm đẹp
10:29:42 17/04/2025
Động thái của Lisa giữa đồn đoán bất hoà với BLACKPINK, "giật spotlight" đàn em
Nhạc quốc tế
10:28:14 17/04/2025
Trương Nam Thành làm cơm cúng cho Quý Bình và một nam nghệ sĩ qua đời đã 10 năm
Sao việt
10:22:15 17/04/2025
8 phương pháp giảm nhức mỏi mắt cho học sinh ôn thi
Sức khỏe
10:21:51 17/04/2025
Hiểm họa từ những chương trình hé lộ nhà riêng nghệ sĩ: Bị xâm phạm, mời gọi trộm cắp và đó chưa phải là tồi tệ nhất
Sao châu á
10:19:04 17/04/2025
Mua đúng 12 món này, phụ nữ tuổi 40 trở lên sẽ thấy cuộc sống thoải mái và dễ chịu hơn!
Sáng tạo
10:17:22 17/04/2025
Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga
Du lịch
10:03:15 17/04/2025
Cha tôi, người ở lại đóng máy sau 7 tháng, Ngọc Huyền khóc nức nở
Hậu trường phim
09:35:29 17/04/2025
Gia đình xin về lo hậu sự, bệnh nhân bất ngờ có phản xạ và hồi sinh
Thế giới
09:22:57 17/04/2025