Gương mặt teen giành giải “Quả cầu vàng” 2011
Nguyễn Vương Linh sinh năm 1993 là gương mặt trẻ tuổi nhất vừa được Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trao giải thưởng “Quả cầu vàng” năm 2011.
Ngày 29/12, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trao giải thưởng “Quả cầu Vàng 2011″ cho 10 cá nhân trẻ có thành tích trong học tập, công tác, nghiên cứu mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao. 20 nữ sinh viên tiêu biểu cũng được nhận phần thưởng Công nghệ Thông tin năm 2011. Nguyễn Vương Linh là gương mặt trẻ nhất nhận giải thưởng cao quý này.
Nguyễn Vương Linh sinh năm 1993, từng đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 môn Tin học năm học 2010 – 2011 và được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2011.
Nguyễn Vương Linh (Ảnh: Dân trí)
Video đang HOT
Trước khi học THPT, Nguyễn Vương Linh chưa từng được tiếp xúc với Tin học. Nhưng chỉ sau 3 năm, Linh là thành viên duy nhất mang về huy chương Vàng cho đoàn Việt Nam sau 8 năm chờ đợi trong cuộc thi Olympic Tin học quốc tế 2011 tại Thái Lan. Linh hiện là sinh viên ngành Khoa học máy tính, trường Đại học Công nghệ, đại học Quốc gia Hà Nội. Linh có mơ ước trở thành nhà khoa học máy tính bởi “tin học vẫn là sự kỳ diệu mà con người chưa khám phá hết”.
Chia sẻ về những dự định trong năm mới 2012 trên báo Tuổi trẻ, Linh cho hay: “Đây sẽ là năm mình tập trung cho những mục tiêu mới như trau dồi tiếng Anh, các kỹ năng mềm. 2012 cũng mở ra cho mình những cuộc thi tin học mới mà trước đây chưa có cơ hội tham gia (ACM/ICPC, Google Code Jam, Topcoder Open, Facebook Hacker Cup…) và chắc chắn mình sẽ phải nỗ lực rất nhiều nếu muốn giành những thành tích cao trong những cuộc thi này”.
Theo Linh, lĩnh vực Tin học đòi hỏi một công sức và thời gian rất lớn. Bất kể có thông minh, sáng dạ đến cỡ nào nếu không dành đủ thời gian luyện tập chăm chỉ, nghiêm túc như một môn thể thao thì thành công đạt được cũng không đáng kể. Linh cho biết cậu vẫn đang trong quá trình thử nghiệm để tìm ra con đường đi tốt nhất cho mình.
Giải thưởng Quả cầu vàng năm nay được trao cho tài năng trẻ ở 4 lĩnh vực: Công nghệ Thông tin truyền thông, Công nghệ Y Dược, Công nghệ Sinh học và Công nghệ Môi trường.
Theo Nguoiduatin
Nhật Bản: Học sinh được khuyến khích vào đại học muộn
Thay vào đó là dành thời gian tìm hiểu xã hội và làm tình nguyện trước đã.
Ngày càng có nhiều trường đại học Nhật Bản khuyến khích học sinh trung học nên có kinh nghiệm cuộc sống thực tế bằng cách làm việc và tham gia các hoạt động tình nguyện trước khi chính thức trở thành sinh viên. Chính phủ Nhật Bản và các doanh nghiệp hi vọng vào một thế hệ tương lai có tầm nhìn thực tế và có thể hòa hợp trong môi trường quốc tế.
Trường đại học Tokyo đang cân nhắc việc dời lịch khai giảng năm học từ tháng 4 sang tháng 9 hay tháng 10 giống các nước phương Tây, mặc dù kì thi đại học vẫn sẽ diễn ra vào tháng 2. Phong trào "gap year"- trải nghiệm cuộc sống 1 năm trước khi vào đại học đã trở nên rất phổ biến ở Mỹ và châu Âu.
Hiroki Yoshizawa đã nghỉ học 1 năm để đi làm trên các cánh đồng
"Chúng tôi muốn sinh viên của mình học đại học sau khi các em đã nhận biết được các giá trị xã hội, tự nhận thức được nhiều vấn đề thực tế, chứ không phải học đại học như là một bước tiếp theo sau khi làm bài thi đại học."- thầy Junichi Hamada, hiệu trưởng đại học Tokyo cho biết.
Trường đại học quốc tế Akita là một trong những trường tiên phong trong lĩnh vực này, khi từ năm 2008, trường đã dành một số suất nhập học đặc biệt dành cho các học sinh đã "tìm hiểu đời thực" trước đó bằng cách tham gia các chương trình tình nguyện tại Cambodia hoặc Australia. Dù chỉ có 10 suất nhưng đã có tới 46 học sinh đăng kí.
Rất nhiều sinh viên thậm chí chọn "gap-year" dù đang trong quá trình học tập. Hiroki Yoshizawa, sinh viên năm 3 khoa kinh tế trường đại học Tokyo đã quyết định nghỉ học 1 năm để làm việc trên các đồng ruộng cho tổ chức nông nghiệp Koka. Yoshizawa đã đỗ đại học trong khi vẫn còn là học sinh một trường danh tiếng ở Tokyo, nhưng kể từ khi đi học cậu thấy các bài giảng của thầy cô có phần nhàm chán. Khi còn là sinh viên năm nhất, Yoshizawa đã đi tình nguyện ở Cambodia và bị sốc trước mức sống nghèo nàn của người dân ở đây. "Tôi đến đây để tìm mối liên hệ với thế giới, nó khiến cho các bài giảng ở trường thú vị hơn nhiều" - Yoshizawa tâm sự.
Hiện nay, trong khi bạn bè mình đôn đáo đi tìm việc, Yoshizawa khẳng định: "Tôi muốn tìm ra con đường mà mình thực sự muốn đi theo, thay vì làm một công việc mà mình không hiểu cũng như không hứng thú."
Theo PLXH
Những màn giáo viên "tung chưởng" khó tưởng trong năm 2011 Năm 2011 liên tục diễn ra những màn giáo viên đánh học sinh, có 1001 lý do xuất phát từ những lỗi nhỏ của học sinh và tính không kiềm chế được của giáo viên. Và đây là 6 vụ gây nhiều bức xúc của dư luận trong năm 2011. Không chịu xếp hàng: đánh Chiều ngày (27/4) trong giờ học thể dục,...