Gừng ngâm chua ngọt được ví như thuốc bổ, rất tốt cho sức khỏe lại dễ làm thế này
Gừng ngâm chua ngọt là món kèm truyền thống khi thưởng thức sushi, sashimi và các món hải sản khác.
Vị cay ngọt và thơm đặc trưng của gừng không chỉ làm dịu mùi tanh của hải sản sống mà còn giúp cải thiện quá trình tiêu hóa. Dưới đây là cách làm gừng ngâm chua ngọt theo phong cách Nhật Bản, đơn giản và ngon miệng.
Món gừng ngâm chua ngọt kiểu Nhật Bản
Nguyên liệu của món gừng ngâm chua ngọt kiểu Nhật Bản:
Gừng: 600gr
Đường: 150gr
Giấm: 150ml
Muối: 10gr
Củ dền, chanh
Cách làm món gừng ngâm chua ngọt kiểu Nhật Bản:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gọt vỏ gừng, cho 2/3 muối và vắt nước của 1 quả chanh vào để ngâm gừng sau khi gọt để tránh gừng bị thâm.
Tiếp theo, thái gừng thành sợi hoặc lát mỏng. Đem xả lại với nước sạch và để ráo nước.
Bước 2: Luộc gừng
Đặt nồi nước lên bếp, vắt thêm một ít nước chanh và đun sôi. Khi nước đã sôi, cho gừng vào nấu khoảng 5 phút. Sau đó, vớt gừng ra và rửa sạch bằng nước lạnh khoảng 3-4 lần để loại bỏ vị hăng của gừng.
Video đang HOT
Bước 3: Tạo màu từ củ dền
Cho 150ml nước vào nồi, bào củ dền và đun sôi. Chờ nước củ dền sôi khoảng 2 phút, sau đó tắt bếp và lọc nước củ dền.
Bước 4: Ngâm gừng
Đổ nước củ dền đã đun được vào một chiếc bát lớn, sau đó thêm vào 150ml giấm, 150gr đường và muối còn lại. Khuấy đều để đảm bảo đường và muối tan hoàn toàn trong hỗn hợp.
Đặt gừng vào một hũ thuỷ tinh, sau đó thêm nước củ dền đã để nguội. Bạn có thể dùng đũa để đảo nhẹ gừng, giúp gừng ngấm màu đều và trở nên đẹp mắt hơn.
Đậy nắp thuỷ tinh và đặt gừng vào tủ lạnh khoảng một ngày trước khi sử dụng.
Khi hoàn thành, gừng ngâm chua ngọt sẽ có màu hồng rất đẹp mắt. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được hương vị cay ngọt, chua ngọt và không quá mạnh của gừng. Gừng ngâm này thường được ăn kèm với sushi hoặc các món mì Nhật.
Lưu ý khi làm gừng ngâm chua ngọt:
Sử dụng gừng non để ngâm sẽ làm món ăn thêm ngon. Gừng non thường có vỏ mỏng và cần bóc vỏ nhanh để tránh sự cứng và khó thẩm thấu gia vị.
Bạn có thể sử dụng giấm gạo, giấm mận hoặc nước mơ chua nếu không có giấm thông thường.
Nếu bạn không có củ dền, lá tía tô đỏ cũng có thể được sử dụng để tạo màu cho gừng ngâm.
Chúc bạn thực hiện thành công!
3 món ngon từ gừng có thể tự chế biến ngay tại nhà
Câu nói "Đông ăn củ cải, hạ ăn gừng" của người xưa đều có lý do nhất định, bài viết này sẽ bật mí cho bạn biết tại sao gừng có tính nóng lại được ăn nhiều vào mùa hè.
"Đông ăn củ cải, hạ ăn gừng" là một trong những bí quyết chăm sóc sức khỏe tuyệt vời của người xưa. Gừng được biết đến là thực phẩm có tính nóng nhưng tại sao chúng lại được dùng nhiều vào mùa hè?
Vì sao mùa hè nên ăn nhiều gừng?
Trong cuốn "Dược liệu bản thảo" và "Tiền kim phương" của người Trung Quốc, gừng có vị cay nồng, không độc, hơi ấm. Gừng có tác dụng làm ấm phổi, giảm ho, có thể làm thuốc giải độc, thích hợp với các chứng đờm, nôn, lạnh bụng.
Vào mùa hè, khi thời tiết nóng bức, dương khí trong cơ thể con người lưu chuyển tự nhiên và tản ra trên bề mặt cơ thể, dẫn đến dương khí dần suy yếu. Để giảm bớt sự suy yếu này, chế độ ăn uống mùa hè nên được bổ sung các loại gia vị như gừng, hành lá, thì là và các thực phẩm cay khác để cân bằng âm dương của các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Thêm vào đó, mùa hè nhiệt độ cao, trời nóng bức, lỗ chân lông trên cơ thể dãn mở, nếu bạn đột ngột bước vào phòng điều hòa hoặc tắm nước lạnh sẽ dễ bị ốm và tiềm ẩn nhiều bệnh xảy ra vào mùa đông. Thời điểm này ăn gừng không những có thể phòng ngừa cảm lạnh mà còn tránh được các bệnh diễn ra trong mùa thu đông.
Không chỉ vậy, mùa hè nóng nực ai cũng thích ăn đồ lạnh dễ dẫn tới lạnh bụng. Gừng là thực phẩm tính nóng, sau khi ăn vào có thể xua tan hàn khí trong cơ thể, đồng thời có thể giảm thiểu các bệnh do đầy bụng, tiêu chảy phát sinh. Gừng còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nên có thể nâng cao khả năng miễn dịch, phòng ngừa các bệnh cảm cúm, ho thường gặp trong mùa hè.
Theo y học cổ truyền, trong trường hợp bình thường, ăn gừng không cần gọt vỏ bởi có thể duy trì được dược tính của gừng, vỏ gừng có tác dụng lợi tiểu. Đối với những người lạnh bụng, tỳ hư khi sử dụng gừng nên gọt bỏ vỏ. Ngoài ra, nếu bạn đang ăn các thực phẩm lạnh như cua, cần tây,... tốt nhất nên gọt vỏ gừng để có thể cân bằng với độ lạnh của thực phẩm.
Khi bị cảm lạnh, nếu đun nước gừng đường nâu, tốt nhất nên gọt vỏ gừng. Còn dùng gừng để phòng trừ chứng nôn mửa hoặc đau dạ dày do tỳ vị hư hàn thì nên dùng cả vỏ gừng.
3 loại gừng cấm kỵ không nên ăn
Gừng thối: Gừng là loại gia vị có tác dụng chữa bệnh tốt, nhưng ăn gừng thối sẽ cực kỳ độc hại.
Gừng mốc: Nếu bạn thấy có thứ như bột trắng mọc trên bề mặt củ gừng thì tức là gừng đã bị mốc, không nên ăn loại gừng này. Bởi chúng sẽ sản sinh ra safrole, ảnh hưởng đến sức khỏe của gan. Trong một số trường hợp, gừng có thể bị mốc đỏ, hoặc hồng đen, mốc đen rất độc và có khả năng gây ung thư. Bởi vậy, hãy vứt bỏ những củ gừng này.
Gừng được bảo quản bằng lưu huỳnh: Hiện tại trên thị trường, gừng thường được tẩm lưu huỳnh để bảo quản, bởi chúng có thể giúp gừng tươi lâu. Tuy nhiên lưu huỳnh rất có hại cho cơ thể, chúng có thể gây suy nhược toàn thân, nặng thì ảnh hưởng đến chức năng gan.
Gợi ý món ăn ngon từ gừng
Mứt gừng
Nguyên liệu cần thiết làm mứt gừng là gừng tươi bánh tẻ và đường trắng. Dùng gừng tươi bánh tẻ độ ngon vừa vặn, không quá cay và cũng không bị đắng khi quá non. Tỷ lệ cần sử dụng là 1 phần gừng: 2 phần đường (chẳng hạn 200g gừng sử dụng 400g đường). Định lượng này có thể thay đổi phụ thuộc vào mỗi lần làm thực tế, bạn có thể tăng hoặc giảm để đường bám vào mứt gừng vừa vặn nhất có thể.
Gừng tươi rửa sạch, thái thành lát mỏng, sau đó chần qua nước sôi. Vớt ra để riêng. Tiếp theo, cho một lượng đường vào gừng ngâm để đường tan hết, đến khi miếng gừng trong dần. Thời gian khoảng vài giờ. Sau đó, cho hỗn hợp đường gừng vào chảo sên. Khi hỗn hợp sôi thì cho nhỏ lửa, sên đều tay đến khi đường trắng kết tinh bám vào miếng mứt gừng là được.
Để nguội và cho mứt gừng vào trong lọ kín. Mứt gừng này có thể ăn như món tráng miệng, hoặc kết hợp với các món ăn khác để tăng thêm hương vị.
Gừng ngâm chua ngọt
Nguyên liệu cần thiết gồm gừng non 500g, 250g đường phèn, 400ml giấm trắng.
Bước đầu tiên thực hiện gừng ngâm chua ngọt là cạo bớt vỏ gừng, rửa sạch và để ráo hẳn nước. Nếu bạn mua phần gừng non hoàn toàn thì không cần gọt vỏ, nếu mua gừng bánh tẻ thì cần cạo sạch vỏ. Sau đó, cắt gừng thành các lát mỏng. Rắc một lớp muối lên gừng đã thái lát và xóc đều, để nghỉ khoảng 30 phút. Sau thời gian trên gừng sẽ tiết ra chút nước, đổ bỏ nước gừng ngâm này đi, dùng tay vắt kiệt nước.
Đổ giấm trắng và đường phèn vào nồi đun trên lửa vừa. Đun đến khi đường phèn tan hết, tắt bếp và để nguội. Chuẩn bị lọ thủy tinh đã khử trùng sạch sẽ, để khô ráo. Cho gừng vào không cần ép chặt mà để tự nhiên. Đổ phần nước chua ngọt đã chuẩn bị vào. Đậy nắp kín và để qua ngày hôm sau. Bảo quản trong tủ lạnh.
Kẹo gừng đường nâu
Nguyên liệu cần thiết gồm 100g gừng, 100g bột nếp, 80g đường nâu, đường bột hoặc dừa nạo nhỏ để trang trí.
Gừng gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng cho vào máy xay nhuyễn hoặc giã nát, vắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt gừng trộn với bột nếp thành khối bột nhão. Đường nâu cho thêm xíu nước đun cho tan chảy, đổ vào phần bột và tiếp tục nhồi cho kĩ. Tiếp đó, cho bột vào khuôn.
Sau khi nước sôi, cho gừng đường nâu vào nồi hấp cách thủy khoảng 30 phút. Hấp xong để nguội lấy ra khỏi khuôn, cắt thành từng miếng nhỏ. Bạn có thể lăn bên ngoài các viên bánh bằng bột nếp, đường bột hoặc dừa nạo nhỏ để bánh không dính vào nhau.
Chúc bạn thực hiện các món ngon từ gừng thành công!
Bí quyết làm sung dầm đủ vị không thâm, không chát Dân Việt giới thiệu cách làm sung dầm đủ vị chua, cay, ngọt, mặn vừa đơn giản vừa thơm ngon, ăn với ốc luộc cực hợp. Sung dầm là món ăn dân dã rất quen thuộc trong bữa cơm gia đình. Món ăn không chỉ mang lại hương vị lạ miệng mà còn rất có lợi cho sức khỏe. Vị chua chua của...