Gửi gắm hành trang vào tương lai: Tâm sự của các sĩ tử
Song hành với những lo toan của cha mẹ, bên cạnh những lo lắng về Kỳ thi THPT quốc gia, trên gương mặt các thí sinh vẫn rạng rỡ niềm vui với hy vọng tươi mới trên hành trình bước vào cuộc đời.
Thí sinh Hà Kiều Anh, chụp ảnh kỷ niệm trước giờ thi
Có mặt từ khá sớm, trước khi chuẩn bị bước vào môn thi Toán tại điểm thi của trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ Hà Đông, thí sinh Hà Kiều Anh, học sinh trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông) phấn khởi kể:
Môn Ngữ văn em làm khá tốt nên em hy vọng mình sẽ đạt điểm 8 trong môn thi này. Với điểm tổng kết trung bình môn cả năm là 8,4 môn văn là 8,5, có thiên hướng các môn xã hội nên em chọn ban C để xét tuyển vào các trường Đại học. Ngành học mà em yêu thích là Khoa Luật của các Trường Đại học Mở, Đại học Quốc gia và Đại học Luật.
Nào cùng tự tin
Video đang HOT
“Kỳ thi THPT quốc gia là một kỳ thi quyết định trong hành trang cuộc đời của chúng em. Vì nó mở ra cánh cửa hướng tới tương lai cho mỗi bạn học sinh. 12 năm đèn sách, chúng em có cơ hội thực hiện được ước mơ, đến gần hơn với nghề nghiệp mà mình chọn lựa.
Con đường phía trước dù còn nhiều chông gai nhưng chúng em tự tin vào năng lực và đôi chân của chính mình. Tham gia kỳ thi em có chút hồi hộp lo lắng xen lẫn những niềm tự hào vì đây cũng là dịp mỗi thí sinh tự khẳng định năng lực học tập của mình”, Kiều Anh đã tâm sự như vậy.
Còn Mai Thu Hà, học sinh trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông), là một học sinh trường chuyên, học đều các môn với điểm tổng kết trên 9,0 nên em khá tự tin trước kỳ thi. Thu Hà tâm sự:
Em rất thích môn tiếng Anh nên mong muốn được xét tuyển vào Khoa Kế toán kiểm toán của Trường ĐH Ngoại Thương, Khoa Kinh tế Quốc tế của Trường Kinh tế Quốc dân. Việc được thi ngay tại trường mình học giúp chúng em bớt lo lắng, tâm lý khá thoải mái không hề có áp lực gì.
Trước môn thi em chỉ mong muốn mình làm hoàn thành bài thi với một kết quả cao nhất. Kết thúc kỳ thi này chúng em sẽ chạm tới giảng đường đạt học để tiếp tục thực hiện được mơ ước trong tương lai.
Có mặt tại điểm thi của trường THPT Lê Lợi Hà Đông thí sinh Phùng Trịnh Ngọc Thương học sinh lớp 12A5 Trường THPT Quang Trung với chia sẻ rằng mình có lợi thế về các môn xã hội.
Với điểm tổng kết khá đều: môn văn là 8,5, Sử 8,7 và địa là 8,4, Thương cho biết khối mình xét tuyển đại học là khối C, nguyện vọng mà em sẽ lựa chọn sau kỳ thi này là Học viện Thanh Thiếu niên, Học viện Phụ nữ, hoặc khoa tâm lý của một trường đại học nào đó. Em nói rằng mình thích và phù hợp với những trường liên quan tới nhiều hoạt động trong cộng đồng.
Tâm sự với chúng tôi, thí sinh Nguyễn Thành Nam học sinh lớp 12 A4 Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông) cho biết: Môn ngữ văn không phải là môn thi sở của em, nhưng em cũng hết sức cố gắng để có thể đạt từ điểm trung bình khá trở nên.
Lựa chọn ban A để xét tuyển vào các trường đại học, Thành Nam mong muốn mình sẽ trở thành kỹ sư ngành công nghệ thông tin của các trường Đại học Bưu chính viễn thông, Đại học mật mã. Trước kỳ thi em tuy một chút áp lực nhưng đó cũng là một điều cần thiết để mỗi thí sinh tự vượt lên chính mình tới gần hơn với nghề nghiệp mà mình lựa chọn.
Châu Anh
Theo GDTĐ
Biến động tỷ lệ chọi vào lớp 10 THPT công lập tại TP HCM
Khoảng một nửa trường THPT có tỷ lệ chọi nguyện vọng một vào lớp 10 tăng, cao nhất là THPT Gia Định.
Bảng so sánh tỷ lệ chọi vào lớp 10 THPT công lập ở TP HCM trong hai năm 2019-2020 và 2018-2019 của thầy giáo Trần Mậu Minh (nguyên Hiệu trưởng THCS Trần Văn Ơn, quận 1, TP HCM). Ông là người theo sát kỳ thi tuyển sinh lớp 10 hàng chục năm qua.
Theo ông Minh, năm nay số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng một là hơn 80.000, giảm so với năm ngoái (hơn 89.000). Tỷ lệ chọi các trường không tăng nhiều mặc dù giảm chỉ tiêu tuyển sinh.
Các trường tốp đầu có tỷ lệ chọi cao như THPT Gia Định (1 chọi 2,72); Nguyễn Thị Minh Khai (2,61); Lê Qúy Đôn (2,31). Một số địa bàn do áp lực dân số hoặc có mở thêm trường mới giảm chỉ tiêu ở trường cũ làm cho tỷ lệ chọi tăng lên như THPT Nam Sài Gòn, quận 7 (2,33); Nguyễn Hữu Tiến, huyện Hóc Môn (2,26); Bà Điểm, huyện Hóc Môn (2,24).
"Từ số liệu này, các em có thể tham khảo để cân nhắc trước khi quyết định điều chỉnh nguyện vọng. Nếu đã đánh giá tương đối khả năng của mình tương ứng với điểm chuẩn trường nào, và tỷ lệ chọi trường đó không thay đổi nhiều, thì không cần điều chỉnh nguyện vọng", ông Minh khuyến cáo.
Bảng so sánh tỷ lệ chọi vào lớp 10 THPT công lập ở TP HCM trong hai năm 2019-2020 và 2018-2019 của thầy giáo Trần Mậu Minh (nguyên Hiệu trưởng THCS Trần Văn Ơn, quận 1, TP HCM). Ông là người theo sát kỳ thi tuyển sinh lớp 10 hàng chục năm qua.
Theo ông Minh, năm nay số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng một là hơn 80.000, giảm so với năm ngoái (hơn 89.000). Tỷ lệ chọi các trường không tăng nhiều mặc dù giảm chỉ tiêu tuyển sinh.
Các trường tốp đầu có tỷ lệ chọi cao như THPT Gia Định (1 chọi 2,72); Nguyễn Thị Minh Khai (2,61); Lê Qúy Đôn (2,31). Một số địa bàn do áp lực dân số hoặc có mở thêm trường mới giảm chỉ tiêu ở trường cũ làm cho tỷ lệ chọi tăng lên như THPT Nam Sài Gòn, quận 7 (2,33); Nguyễn Hữu Tiến, huyện Hóc Môn (2,26); Bà Điểm, huyện Hóc Môn (2,24).
"Từ số liệu này, các em có thể tham khảo để cân nhắc trước khi quyết định điều chỉnh nguyện vọng. Nếu đã đánh giá tương đối khả năng của mình tương ứng với điểm chuẩn trường nào, và tỷ lệ chọi trường đó không thay đổi nhiều, thì không cần điều chỉnh nguyện vọng", ông Minh khuyến cáo.
Mạnh Tùng
Thầy giáo Vật lý chia sẻ phương pháp dạy học thực nghiệm Với kinh nghiệm 15 năm đứng lớp, thầy Phạm Tuất Đạt - Giáo viên môn Vật lý - Trường THPT Lê Quý Đôn (Đống Đa, Hà Nội) bật mí về phương pháp dạy học thực nghiệm. Thông qua thực nghiệm có thể đánh thức những tiềm ẩn trong trí tuệ của lớp lớp học trò. Ảnh minh họa/internet Cùng học sinh trực tiếp...