Gửi công hàm về Biển Đông, Mỹ đổi chiến thuật để kiềm chế Trung Quốc?
Chuyên gia cho rằng, việc gửi công hàm phản đối yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông cho thấy Mỹ sẽ kiên quyết hơn đối với hành động ngang ngược của Bắc Kinh.
Biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Trung Quốc
Hôm 2/6, trên Twitter, Ngoại trưởng Mike Pompeo thông báo, Mỹ gửi công hàm lên Liên hợp quốc (LHQ) để phản đối tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
Khi được hỏi liệu Mỹ sẽ có biện pháp trừng phạt kinh tế và ngoại giao sau khi gửi công hàm phản đối lên LHQ, trả lời VTC News, ông Ralph Cossa, Chủ tịch danh dự Diễn đàn Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) cho biết : “ Washington sẽ có các biện pháp trừng phạt mới đối với Trung Quốc trên nhiều phương diện khác nhau. Động thái này minh chứng cho việc Mỹ sẽ kiên quyết, gay gắt hơn với hành động ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông nhằm đảm bảo tự do, an toàn hàng hải trong vùng biển này”.
Công hàm Mỹ gửi lên LHQ để phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông. (Ảnh chụp màn hình)
Chia sẻ với VTC News, Tiến sĩ Hosoda Takashi, chuyên gia an ninh châu Á tại Đại học Charles (CH Séc) và là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Đối ngoại Tokyo (Nhật Bản) cho rằng, cần chú ý đến việc Washington sử dụng áp lực kinh tế và xã hội đối với Trung Quốc thay vì quân sự.
Chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) không phải là áp lực quân sự, mà là biểu hiện chính trị của việc bảo vệ các nguyên tắc tự do hàng hải và hàng không theo Công ước UNCLOS năm 1982.
Việt Nam cần cải thiện quan hệ liên quốc gia trong ASEAN và tạo ra một liên minh ý chí giữa các thành viên ASEAN. .Tiến sĩ Hosoda Takashi
“Tôi cho rằng, Washington có thể sẽ có một số lựa chọn: Đầu tiên sẽ đưa ra các hạn chế trực tiếp đối với Trung Quốc, như đình chỉ hiệp định thương mại, thắt chặt quy định cho sinh viên Trung Quốc ở Mỹ, đóng băng tài sản của các quan chức Trung Quốc (CPC).
Hoặc tiếp theo sẽ gây áp lực gián tiếp, như thành lập liên minh sẵn sàng giảm kim ngạch thương mại với Trung Quốc, khiến các đồng minh thắt chặt đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc. Đồng thời tăng cường hợp tác với “Blue Dot Network” (sáng kiến do Mỹ, Nhật Bản và Australia thành lập để đánh giá và chứng nhận các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới về minh bạch tài chính, bền vững với môi trường và tác động đến phát triển kinh tế)”.
Theo ông Hosoda, Mỹ sử dụng tất cả các kênh có thể để bày tỏ sự không hài lòng với Trung Quốc.
Tuy nhiên, Washington không muốn làm cho tình hình leo thang thành chiến tranh nóng, “ do nhận thức thực tế về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở ngoài khơi. Trung Quốc đã tăng cường không chỉ sức mạnh hải quân thông thường và ASBM, mà còn là kho vũ khí hạt nhân đủ để lấp đầy khoảng cách chiến lược với Mỹ”.
Mỹ thay đổi chính sách về Biển Đông?
Chuyên gia Cossa cho rằng, động thái của Mỹ phản ánh sự thất vọng của Washington đối với hành vi gây hấn, ngang ngược ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Điều này cũng cho thấy, Mỹ đang tích cực trong việc đề ra những cách thức, biện pháp mới để đáp trả sự lấn tới của Trung Quốc.
Đây là sự thay đổi về chiến thuật của Mỹ trong việc kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc, ngăn chặn Bắc Kinh đe dọa đồng minh và các nước trong khu vực. .Chuyên gia Ralph Cossa
“Tôi cho rằng đây là bước tiến mới của Mỹ. Đây là sự thay đổi về chiến thuật của Mỹ trong việc kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc, ngăn chặn Bắc Kinh đe dọa đồng minh và các nước trong khu vực.
Biển Đông có vai trò quan trọng trong chiến lược ‘Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở’ của Mỹ, do đó Washington sẽ tiếp tục bảo vệ cho các lợi ích của mình ở đây”, ông Cossa phân tích.
Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Hosoda, động thái mới này là sự tiếp tục các chính sách của Mỹ, sau bước chuyển từ các năm trước, và có thể chịu tác động từ đại dịch.
“Nền tảng để việc thay đổi chính sách của Mỹ với Trung Quốc từ thuyết phục sang răn đe đã được thể hiện trong một bài phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence vào tháng 10/2018.
Đại dịch dường như tăng tốc và thúc đẩy lập trường cứng rắn của Mỹ đối với Bắc Kinh, đánh lạc hướng sự chú ý của công dân Mỹ khỏi thất bại của các biện pháp chống đại dịch của chính quyền Trump. Vì vậy, tôi nghĩ rằng đó không phải là một sự thay đổi chính sách, mà là sự tiếp nối chính sách”, ông Hosoda nói.
Cần tăng cường sức mạnh ASEAN
Việc Mỹ gửi công hàm lên Liên hợp quốc bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy, Washington sẽ tiếp tục can dự mạnh mẽ hơn vào các vấn đề ở Biển Đông.
“Vấn đề cần quan tâm ở đây là Việt Nam và các nước trong khu vực cần phải có biện pháp hiệu quả để ngăn chặn hành động khiêu khích, gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông”, ông Cossa nói.
Video: Thế giới chỉ trích Trung Quốc hung hăng ở biển Đông
Theo Tiến sỹ Hosoda, sức mạnh của khối ASEAN cần được tăng cường, “như một trụ cột trong thế giới đa phân cực”. Chuyên gia Nhật Bản cho rằng: “Điều chúng ta cần nghĩ đến không phải là lựa chọn giữa Washington hay Bắc Kinh, mà là thêm sự lựa chọn thay thế ngoài Washington và Bắc Kinh. Tất nhiên vẫn nên duy trì nhiều quan hệ hợp tác với họ”.
Ông Hosoda nhận định, dù Washington sẽ sử dụng áp lực phi quân sự đối với Bắc Kinh, nhưng áp lực đó có thể quá nhỏ để ngăn chặn sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hơn nữa, chính quyền Tổng thống Donald Trump dường như đang gây thiệt hại cho cơ chế hợp tác đa phương, ví dụ như với việc rút khỏi Hiệp định thương mại TPP, thỏa thuận hạt nhân với Iran và quan hệ với WHO.
“Các thành viên ASEAN sẽ phải đối mặt với một tình huống mà họ cần chọn Washington hoặc Bắc Kinh. Vì vậy, Việt Nam cần cải thiện quan hệ liên quốc gia trong ASEAN và tạo ra một liên minh ý chí giữa các thành viên ASEAN như Indonesia, Singapore, Malaysia và Philippines, để duy trì tính trung tâm của ASEAN và mở ra ‘con đường thứ ba’ bên cạnh Washington và Bắc Kinh”, ông Hosoda nói.
Mỹ trừng phạt Nga: Washington không đạt được mục tiêu như mong muốn?
Mỹ hiện đang áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt Nga. Tuy nhiên, theo ông Richard Sawaya, Phó Chủ tịch Hội đồng Ngoại thương Quốc gia, các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga không giúp Washington đạt được mục tiêu như mong muốn.
Khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, Thượng nghị sĩ Mỹ Arthur Vandenberg đã tuyên bố rằng chính trị đảng phái cần phải chấm dứt trong bối cảnh tình hình nguy cấp. Quả đúng như vậy, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa vẫn có chung mục đích là bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ và duy trì chính phủ dân chủ. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Nga áp dụng "các biện pháp chủ động" liên quan cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và cả hai đảng đã đồng thuận ủng hộ các đạo luật trừng phạt Nga.
Đạo luật bảo vệ an ninh Mỹ khỏi sự gây hấn của Điện Kremlin 2019 (DASKA) đã được Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Thượng viện công bố vào tháng 12-2019. DASKA bao gồm những biện pháp trừng phạt có tính ép buộc trên diện rộng đối với lĩnh vực năng lượng của Nga. Những biện pháp trừng phạt Nga theo sắc lệnh hành pháp nhằm vào các dự án dầu khí của Nga đã có hiệu lực kể từ khi các lực lượng Nga tiến vào miền Đông Ukraine và sáp nhập Crimea năm 2014. Những biện pháp này đã được luật hóa và mở rộng thành luật khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký Đạo luật chống lại các kẻ thù của Mỹ bằng lệnh trừng phạt (CAATSA) năm 2017, sau khi dự luật này được Quốc hội thông qua với đa số rất lớn và không thể bị phủ quyết.
Quan hệ giữa Nga và Mỹ lâu nay luôn trong tình trạng căng thẳng. Ảnh tư liệu
Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của Mỹ - được áp dụng như những chiến thuật gây sức ép - rõ ràng không giúp Mỹ đạt được những mục tiêu mong muốn. Đến nay, hành động của Nga tại Ukraine vẫn chưa có gì thay đổi. Như một nhà quan sát từng nói, các lệnh trừng phạt là nhằm vào Moscow nhưng lại tác động tới Houston. Các điều khoản liên quan tới năng lượng của DASKA sẽ khiến những thiệt hại mà dân thường phải hứng chịu bị đẩy lên những mức cao mới. Ví dụ, DASKA yêu cầu các Cty của Mỹ rút khỏi tất cả các dự án năng lượng nếu có một thực thể của Nga nắm cổ phần dù là rất nhỏ. Ước tính có gần 150 dự án ở hơn 50 quốc gia bị ảnh hưởng. Những dự án này thuê hàng nghìn lao động và đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng năng lượng của thị trường dầu khí toàn cầu. Bất kỳ sự gián đoạn nào đối với các dự án ở nước ngoài sẽ gây hiệu ứng domino và làm ảnh hưởng tới nhiều DN vừa và nhỏ của Mỹ.
Nhiều DN vừa và nhỏ trên khắp nước Mỹ cung cấp cho các Cty lớn hơn nhiều linh kiện và nguyên vật liệu quan trọng để các Cty này hoạt động. Chỉ một Cty đa quốc gia của Mỹ cũng có thể cần tới hơn 20.000 nhà cung cấp để có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Điều khoản này của DASKA sẽ cho phép các Cty của Nga tham gia các dự án năng lượng mới và buộc các Cty của Mỹ phải rút ra. Còn đối với việc các Cty của Mỹ tham gia vào các dự án bên trong lãnh thổ Nga, những con số ghi nhận được từ năm 2014 đã nói lên tất cả: các Cty của Mỹ rút ra, các Cty khởi nghiệp trong lĩnh vực dầu mỏ của Trung Quốc và Nga tiến vào.
Tuy nhiên, những quy định có tính bao quát rộng của DASKA không chỉ đe dọa các Cty năng lượng của Mỹ. Một điều khoản khác của DASKA cấm các Cty của Mỹ tham gia các giao dịch nợ chính phủ của Nga bằng đồng ruble, điều đó trên thực tế sẽ ngăn cản các Cty Mỹ hoạt động tại Nga. Mặc dù được cho là nhằm gây tổn hại tới nền kinh tế Nga, song trên thực tế biện pháp này lại trừng phạt chính các Cty của Mỹ, khiến họ không được hưởng lợi từ các đối thủ cạnh tranh không phải là Mỹ. Gần 3.000 Cty Mỹ tham gia các dự án chung với các Cty của Nga có thể bị buộc phải rút khỏi các dự án này hoặc phải ngừng hoạt động. Ngoài ra, trong nền kinh tế toàn cầu có mạng lưới các chuỗi cung ứng đa quốc gia phức tạp, các biện pháp trừng phạt ngày càng gia tăng của Mỹ khiến các Cty của Mỹ bị coi là các đối tác không đáng tin cậy.
Các biện pháp trừng phạt kinh tế là nhằm làm tê liệt nền kinh tế của quốc gia bị trừng phạt và đẩy người dân của quốc gia đó vào cảnh khốn khó. Tuy nhiên, chúng lại tạo ra cái cớ để chế độ cầm quyền biện minh cho việc kiểm soát chặt chẽ hơn nền kinh tế. Trừng phạt, với bản chất là một chiến thuật cưỡng ép, đã không thể khiến Nga thay đổi cách hành xử chính sách đối ngoại của nước này. Chúng thậm chí lại thúc đẩy sự hợp tác chưa từng có tiền lệ giữa Nga và Trung Quốc.
Việc sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế trên diện rộng phụ thuộc vào sự thống trị của Mỹ đối với thị trường tài chính toàn cầu. Năm 2016, đề cập tới các biện pháp trừng phạt của Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ khi đó là ông Jack Lew đã nói: "Nếu các biện pháp trừng phạt khiến môi trường kinh doanh trở nên quá phức tạp và không thể dự đoán, hoặc nếu chúng can thiệp quá mức vào dòng chảy vốn, thì các giao dịch tài chính toàn cầu có thể sẽ bắt đầu hoàn toàn chuyển ra khỏi Mỹ - điều này sẽ đe dọa vai trò trung tâm của Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu".
Khi "cạnh tranh cường quốc" đang quay trở lại, trong trường hợp quan hệ Mỹ-Nga, chắc chắn một chiến lược không gây ra những thiệt hại cho các lợi ích của Mỹ sẽ nhận được sự ủng hộ.
Hồng Phúc
Theo PL&XH
Mỹ trừng phạt công ty đường sắt Nga vì Crimea, chọc giận Putin Chính quyền Trump vừa áp đặt lệnh trừng phạt đối với một công ty đường sắt tư nhân có trụ sở tại Moscow mở dịch vụ chở khách giữa Nga và bán đảo Crimea vốn được Nga sáp nhập vào năm 2014. Tuyến đường sắt nối liên Nga với Crimea. Các lệnh trừng phạt nhắm vào công ty đường sắt Grand Service Express,...