Gục ngã trước cám dỗ vật chất
Dự cảm ’sau đại dịch là đại án’ đã được nhắc tới từ lâu, song ít ai ngờ dự cảm ấy đã trở thành sự thật với vụ đại án Việt Á vượt xa nhiều sự tưởng tượng.
Ngoài vụ án tại Bộ Y tế, Bộ KH-CN và Hải Dương với 58 bị can, trong đó có 3 ủy viên T.Ư Đảng, 15 vụ án khác liên quan tới kit xét nghiệm Công ty Việt Á cùng một hành vi phạm tội cũng đang được cơ quan chức năng điều tra với hàng trăm bị can đều là cán bộ, lãnh đạo các đơn vị, địa phương.
Một bộ phận không nhỏ
Ông Vũ Trọng Kim, người từng 3 nhiệm kỳ ủy viên T.Ư từ khóa IX đến khóa XI, nay là Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, khi nói về đại án Công ty Việt Á đã phải thốt lên: “Quà cảm ơn gì mà nhiều thế? Gợi ý đến hai ba lần để lấy về hàng triệu đô la. Trời ơi… Như thế có phải vào T.Ư, rồi làm bộ trưởng, vào cơ quan nhà nước để ăn hối lộ hay không? Có phải mục đích của những người này là như thế không?”.
Trong số các bị cáo vụ án “chuyến bay giải cứu”, không ít người từng được đánh giá có năng lực nhưng đã không giữ được mình trước cám dỗ vật chất,. Ảnh TRẦN PHAN
Thực tế không phải đến vụ Công ty Việt Á mới có chuyện cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phản bội lời thề với Đảng. Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người từng tham gia Tổ biên tập văn kiện tại nhiều kỳ Đại hội Đảng, kể công cuộc đổi mới từ Đại hội VI (năm 1986) thì đến Đại hội VII (năm 1991) trong báo cáo chính trị đã có “một số cán bộ, đảng viên có chức, có quyền thoái hóa biến chất”. Đến Đại hội VIII (năm 1996) thì từ “một số” đã trở thành “một bộ phận” và chỉ 5 năm sau, tại báo cáo chính trị Đại hội IX (năm 2001) đã trở thành “một bộ phận không nhỏ”.
“Tại sao như vậy? Tại sao có khuynh hướng ngày càng tăng như thế? Nó tăng cả về số người, cả về cấp bậc”, ông Túc băn khoăn. Ông cho biết nếu như tại Đại hội VII, tham nhũng chỉ xảy ra ở những ngành nhạy cảm như hải quan, thuế vụ thì đến Đại hội IX đã “lan” đến Văn phòng Chính phủ, Ban Nội chính T.Ư và đến Đại hội X thì đã có những ủy viên T.Ư bị xử lý do tham nhũng, tiêu cực.
Công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng đã được Đảng khởi xướng từ lâu. Nhưng khi phòng, chống tham nhũng ngày càng quyết liệt thì tham nhũng, tiêu cực cũng trở nên tinh vi, thủ đoạn phức tạp hơn. Ủy ban Tư pháp, trong báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng mới đây, nhấn mạnh: “Nhiều trường hợp người đứng đầu trong cơ quan quản lý nhà nước đã lợi dụng triệt để những lỗ hổng của pháp luật thực hiện hành vi vi phạm, trục lợi”. Song đáng lưu ý hơn là hành vi phạm tội đã đi đến bản chất của tham nhũng: thông đồng, ăn chia và nhận hối lộ.
Những con số “hết sức đau lòng”
Theo thống kê, năm 2023, tội phạm tham nhũng, chức vụ phát hiện tăng tới 71,6% về số vụ, tăng 116,7% về số đối tượng; số đối tượng nhận hối lộ phát hiện tăng tới 312,5% so với 2022.
Ông Vũ Trọng Kim nói đó là những con số “hết sức đau lòng”. Không chỉ số quan chức nhận hối lộ, số tiền nhận hối lộ cũng liên tục phá các kỷ lục của lịch sử tư pháp Việt Nam. Trong các vụ “chuyến bay giải cứu” và Công ty Việt Á vừa qua, số tiền nhận hối lộ đã lên tới hàng trăm tỉ đồng. Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long mỗi lần yêu cầu Phan Quốc Việt chi tiền đều đòi tới cả triệu USD. Còn Phạm Trung Kiên trong vụ án chuyến bay giải cứu, một công chức bình thường, làm thư ký cho thứ trưởng Bộ Y tế nhưng cũng hàng trăm lần nhận hối lộ với số tiền lên tới hơn 40 tỉ đồng – số tiền bằng cả gia tài nhiều người mơ ước.
“Có phải đây là vùng cấm trước đây không sờ vào, những đối tượng ngoại lệ không dám đụng, bây giờ dám đụng nên lòi ra nhiều thế này?… Trước ẩn nấp kỹ quá, bây giờ vào tận hang ổ thì chúng ta thấy nhiều quá”, ông Vũ Trọng Kim băn khoăn.
Ông Nguyễn Túc lý giải, trước đây, chuyện đảng viên đi trước, làng nước theo sau, đảng viên phải khổ trước thiên hạ, sướng sau thiên hạ là chuyện rất bình thường. Tòng quân thì con cán bộ, đảng viên phải đi trước, con ủy viên T.Ư, Bộ Chính trị càng phải đi. Mỗi cán bộ, đảng viên khi bước chân vào Đảng đều thực sự vì yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và phấn đấu trở thành một người cộng sản đích thực. “Thời bấy giờ cho nhau bao thuốc lá thôi còn không dám nhận, chứ đừng nói là tiền”, ông Túc nói.
Nhưng khi đất nước đổi mới với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần thì thu nhập, mức sống và sau đó là cả suy nghĩ cũng bắt đầu khác nhau.
“Trong điều kiện kinh tế thị trường không còn kìm hãm được những phức tạp, tiêu cực, những mặt trái của cơ chế thị trường. Trong điều kiện đó, để cán bộ tự soi, tự sửa, tự tu dưỡng, rèn luyện để có thể đứng vững trước những cám dỗ của quyền lực, vật chất là điều không dễ chút nào”, ông Túc đúc kết.
Ngay như cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng, là đồng hương tỉnh Hải Hưng, ông Túc nói ông biết Phạm Xuân Thăng từ khi còn là cán bộ trẻ, sau đó còn tham gia ủy viên Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc VN cùng ông. “Phải nói Thăng là một cán bộ gương mẫu, được dân quý lắm. Nhưng ai có ngờ sau khi làm bí thư, quyền lực trong tay thì thành như thế”, ông Túc nói và cho biết ông còn viết thư cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước để “nói đỡ” cho Phạm Xuân Thăng, chỉ đến khi biết rằng cựu Bí thư Tỉnh ủy nhận hàng tỉ đồng tiền hối lộ, hoa hồng ông mới ngã ngửa ngậm ngùi: “Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người ai dễ mà đo cho cùng”.
Còn ông Vũ Trọng Kim nói: “Qua vụ Công ty Việt Á và chuyến bay giải cứu, bài học rút ra cho nhà lãnh đạo, quản lý là khi niềm tin sụp đổ thì vạn lời nói đều vô nghĩa. Chúng ta phải thấm thía điều đó để quản trị đất nước, nếu không thì gay”…
Vì sao cựu Giám đốc CDC Bình Dương từ chối 'hoa hồng' tiền tỉ của Việt Á?
Khai về lý do không nhận tiền hay lợi ích vật chất gì của Việt Á, cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Dương cho rằng mình sắp về hưu, không muốn liên quan đến tiền bạc.
Cục Cảnh sát kinh tế (C03) Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị truy tố 38 bị can trong vụ nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19, xảy ra tại Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) và các đơn vị, địa phương liên quan.
Trong vụ án này, ngoài các cựu quan chức của Bộ Y tế, Bộ KH-CN, C03 xác định CDC các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An và Bình Dương cũng có sai phạm trong việc mua sắm kit xét nghiệm của Công ty Việt Á.
Video đang HOT
Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á (ảnh to) và một số bị can trong vụ án. Ảnh BCA
Tại Bình Dương, C03 đề nghị truy tố ông Nguyễn Thành Danh, Giám đốc CDC Bình Dương; Trần Thanh Phong, Phó trưởng phòng Tài chính kế toán CDC Bình Dương; Lê Thị Hồng Xuyên, nhân viên CDC Bình Dương; Tiêu Quốc Cường, Kế toán trưởng, Phó trưởng phòng Kế hoạch tài chính (Sở Y tế Bình Dương), cùng về tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Há miệng mắc quai
Theo kết luận điều tra, cuối tháng 1.2021, Bình Dương xuất hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên, sau đó bùng phát mạnh. UBND tỉnh Bình Dương đã giao bổ sung kinh phí ngoài dự toán ngân sách cho Sở Y tế để CDC Bình Dương mua sắm sinh phẩm, hóa chất phòng chống dịch theo diễn biến.
Ngày 8.2.2021, bà Xuyên đã lập tờ trình mua kit xét nghiệm, vật tư tiêu hao gửi ông Danh, trong đó có đề xuất sử dụng kit test của hãng Roche. Tuy nhiên, ông Danh nói với bà Xuyên sửa lại, thêm phương án để xin ý kiến mua kit của cả Việt Á, sau đó ký đề xuất nhưng Sở Y tế không phản hồi.
Các bị can Trần Thanh Phong, Lê Thị Hồng Xuyên và Tiêu Quốc Cường (từ trái qua)
BCA
Ngày 9.2.2021, CDC Bình Dương tổ chức họp, mời ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương và ông Cường dự. Tại đây, ông Danh đã báo cáo kết quả sử dụng thử 2 loại kit test, trong đó kit của Roche có giá 176.000 đồng/kit và Việt Á là 509.250 đồng/kit.
Kết thúc cuộc họp, ông Chương kết luận do cần xét nghiệm gấp cho người dân nên trước mắt CDC Bình Dương mượn kit test của Việt Á, vì có thể mượn được ngay và dễ sử dụng, còn kit của Roche do chưa thống nhất về việc có cho mượn hay không. Đồng thời, ông Chương nói với ông Danh về việc bản thân đã trao đổi với nhân viên phụ trách vùng của Công ty Việt Á, thống nhất về việc mượn kit test, đã được ông Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á đồng ý.
Theo kết luận của ông Chương và thực hiện chỉ đạo của ông Danh, dù chưa thực hiện các thủ tục đấu thầu mua sắm kit test, bà Xuyên đã liên hệ với nhân viên Việt Á để CDC làm văn bản mượn kit test.
Từ ngày 9.2.2021 đến 17.9.2021, bà Xuyên cùng đồng nghiệp đã soạn 13 công văn đề nghị tạm ứng kit test và vật tư tiêu hao, trình ông Danh ký gửi Việt Á. Sau đó, Việt Á đã giao hơn 50.000 kit test để CDC Bình Dương sử dụng trước.
Sau đó, để thanh toán cho Việt Á số kit test mượn sử dụng trước, ông Danh đã chỉ đạo bà Xuyên, ông Phong trao đổi với nhân viên Việt Á để hợp thức các thủ tục mua bán bằng hình thức chỉ định cho Việt Á trúng thầu cung cấp kit test cho CDC Bình Dương theo giá doanh nghiệp này đưa ra.
Việt Á chi "hoa hồng" cho những ai?
Theo kết luận điều tra, ông Phan Quốc Việt đã chỉ đạo cấp dưới tính toán chi tiền % ngoài hợp đồng đối với các hợp đồng đã được CDC Bình Dương thanh toán để bồi dưỡng cho các cá nhân ở CDC và Sở Y tế Bình Dương. Nhân viên của ông Việt tính toán và đưa lên nhóm "duyet chi VA" và được ông Việt duyệt chi.
Cụ thể, Việt Á chi lại 20% tổng giá trị các hợp đồng đã được thanh toán, trong đó ông Chương 7%, ông Danh 5%, bà Xuyên 5% và dự kiến chi cho ông Cường 3%. Sau đó, ông Việt bàn bạc lại và chốt chi cho ông Cường 3% và chi thêm % cắt từ ông Chương, sau khi ông Cường nói với ông Việt là "ông Chương không giúp gì cho Công ty Việt Á".
Bị can Nguyễn Thành Danh. Ảnh BCA
Ông Việt sau đó chỉ đạo nhân viên cầm tiền đi chi cho ông Chương 60 triệu đồng tại một quán cà phê đối diện tòa nhà Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương (P.Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương), tuy nhiên ông Chương phủ nhận việc đã cầm số tiền này. Lần 2, nhân viên của Việt Á gặp ông Chương để chi thêm tiền % nhưng ông Chương không nhận.
C03 xác định, ông Cường nhận 3 lần với tổng số tiền 1,235 tỉ đồng; bà Xuyên nhận 2 lần với tổng số tiền 1,06 tỉ đồng. 2 bị can này đã thừa nhận hành vi nhận tiền của mình và đã nộp lại toàn bộ vào tài khoản tạm giữ của C03.
Đối với ông Danh, nhân viên của Việt Á gặp ông Danh tại CDC Bình Dương để chi tiền nhiều lần, nhưng ông Danh đều không nhận. Số tiền 4,2 tỉ đồng mà ông Chương và ông Danh không nhận được chuyển trả lại cho trợ lý tài chính Việt Á.
Khai về lý do không nhận tiền "hoa hồng" hay lợi ích vật chất gì của Việt Á, ông Danh cho rằng mình sắp về hưu, không muốn liên quan đến tiền bạc, "hoa hồng". C03 đánh giá lời khai này phù hợp với lời khai của nhân viên Việt Á và tài liệu, chứng cứ có trong vụ án.
Danh sách các bị can bị đề nghị truy tố
Nhóm tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "đưa hối lộ"
1. Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á
2. Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc Công ty Việt Á
Nhóm tội "nhận hối lộ"
1. Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế
2. Phạm Duy Tuyến, cựu Giám đốc CDC Hải Dương
3. Trịnh Thanh Hùng, Phó vụ trưởng Vụ KH-CN các ngành kinh tế, kỹ thuật (Bộ KH-CN)
4. Nguyễn Minh Tuấn, cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế)
5. Nguyễn Huỳnh, Phó trưởng phòng Quản lý giá thuốc (Cục Quản lý dược, Bộ Y tế), cựu Thư ký thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long
6. Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế)
Nhóm tội "đưa hối lộ"
1. Phan Tôn Noel Thảo, Trợ lý tài chính Công ty Việt Á
2. Hồ Thị Thanh Thảo, Thủ quỹ Công ty Việt Á
Nhóm tội "vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí"
1. Chu Ngọc Anh, cựu Bộ trưởng Bộ KH-CN
2. Phạm Công Tạc, cựu Thứ trưởng Bộ KH-CN
Nhóm tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng"
1. Trần Thị Hồng, nhân viên kinh doanh Công ty Việt Á
2. Trần Tiến Lực, cựu nhân viên Công ty Việt Á
3. Ngụy Thị Hậu, Phó trưởng phòng Tài chính kế toán CDC Bắc Giang
4. Phan Huy Văn, Giám đốc Công ty cổ phần Dược vật tư y tế
5. Phan Anh Phan Thị Khánh Vân, kinh doanh tự do
6. Lâm Văn Tuấn, Giám đốc CDC Bắc Giang
7. Nguyễn Mạnh Cường, cựu Kế toán trưởng CDC Hải Dương
8. Nguyễn Thị Trang, Giám đốc Tư vấn và dịch vụ tài chính (Sở Tài chính tỉnh Hải Dương)
9. Tiêu Quốc Cường, Kế toán trưởng, Phó trưởng phòng Kế hoạch tài chính (Sở Y tế Bình Dương)
10. Nguyễn Thành Danh, Giám đốc CDC Bình Dương
11. Trần Thanh Phong, Phó trưởng phòng Tài chính kế toán CDC Bình Dương
12. Lê Thị Hồng Xuyên, nhân viên CDC Bình Dương
13. Nguyễn Trường Giang, Tổng giám đốc Công ty VNDAT
14. Nguyễn Thị Thúy, Giám đốc dự án Công ty VNDAT
15. Nguyễn Văn Định, Giám đốc CDC Nghệ An
16. Nguyễn Thị Hồng Thắm, Kế toán trưởng CDC Nghệ An
17. Hồ Công Hiếu, thẩm định viên Công ty Thẩm định giá miền Nam, chi nhánh Nghệ An
18. Vũ Văn Doanh, Giám đốc Công ty cổ phần thẩm định giá Thăng Long
19. Tạ Ngọc Chức, cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần thẩm định và đầu tư Toàn Cầu
20. Ninh Văn Sinh, cựu Phó giám đốc Công ty cổ phần thẩm định giá Trung Tín
21. Lê Trung Nguyên, nhân viên Công ty Việt Á
Nhóm "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"
1. Phạm Mạnh Cường, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương
2. Nguyễn Văn Trịnh, cựu Thư ký Phó thủ tướng, cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ
Nhóm "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi"
1. Nguyễn Bạch Thùy Linh, Giám đốc Công ty TNHH MTV SNB Holdings
2. Nguyễn Thị Thanh Thủy, cựu chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Đối với ông Phạm Xuân Thăng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, C03 đề nghị Viện KSND tối cao xem xét phê chuẩn quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can về tội "nhận hối lộ", truy tố theo quy định pháp luật.
Công ty Việt Á có thực sự sản xuất kit test? "Công ty CP Công nghệ Việt Á (gọi tắt Công ty Việt Á) có thực sự sản xuất kit test?" là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Tháng 12.2021, Bộ Công an khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị có liên quan. Báo chí từng ghi nhận "bên trong xưởng sản xuất kit...