GTNFoods (GTN): Quý II/2020, lợi nhuận tăng 109% nhờ công ty con Mộc Châu Milk
Quý II/2020, CTCP GTNFoods ( GTN – sàn HOSE) ghi nhận doanh thu 734,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 48,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 9,5% và tăng 109,1% so với cùng kỳ.
GTNFoods cho biết, lợi nhuận sau thuế tăng 109% do sự tăng lên từ lợi nhuận công ty mẹ và lợi nhuận của công ty con gián tiếp là CTCP Giống bò sữa Mộc Châu ( Mộc Châu Milk).
Riêng tại Mộc Châu Milk, ban điều hành công ty tiếp tục đẩy mạnh chủ trương tập trung vào mảng kinh doanh sữa cốt lõi, thay đổi các chính sách quản lý doanh nghiệp… Từ đó, trong 6 tháng đầu năm, Mộc Châu Milk ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng 46,15%.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 1.368,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 88,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 4,7% và tăng 112,2% so với 6 tháng đầu năm 2019.
Như vậy, với kế hoạch kinh doanh năm 2020 là doanh thu 2.909 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 99 tỷ đồng, sau 6 tháng, GTN đã hoàn thành được 89,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, biên lợi nhuận gộp có dấu hiệu cải thiện từ 15,5% lên 26,4% và biên lợi nhuận ròng tăng từ 2,9% lên 6,5%.
Tính tới 30/6/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 1,5% lên mức 4.086,8 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn trị giá 2.144,4 tỷ đồng, chiếm 52,5% tổng tài sản; tài sản cố định là 1.001,1 tỷ đồng, chiếm 24,5% tổng tài sản; tài sản dài hạn khác là 305 tỷ đồng, chiếm 7,5% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn 227,3 tỷ đồng, chiếm 5,6% tổng tài sản.
Đóng cửa phiên giao dịch 29/7/2020, cổ phiếu GTN giảm 900 đồng về mức 22.000 đồng/CP.
Video đang HOT
Nhà đầu tư lãng quên cổ phiếu VLC?
Là doanh nghiệp sở hữu chi phối Mộc Châu Milk nhưng cổ phiếu của CTCP Chăn nuôi Việt Nam (VLC) đang nằm ngoài hiệu ứng tăng vốn và lên sàn của công ty sữa này.
Ảnh Internet
Kể từ đầu tháng 7, khi CTCP Giống bò Sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) công bố tài liệu dự kiến phát hành tăng vốn và chuẩn bị niêm yết trên sàn HOSE, dòng tiền đã chảy mạnh vào cổ phiếu liên quan tới Mộc Châu Milk.
Theo đó, cổ phiếu GTN (của CTCP GTNFoods) đã có mức tăng 35,6% sau 15 phiên giao dịch (từ 30/6-21/7). GTN hiện đang sở hữu 74,49% vốn tại CTCP Chăn nuôi Việt Nam (VLC), trong khi VLC sở hữu 51% vốn tại Mộc Châu Milk.
Tuy nhiên, cùng khoảng thời gian, thị giá cổ phiếu VLC lại giảm 11,5%.
Diễn biến giá của hai cổ phiếu VLC và GTN trong cùng khoảng thời gian.
Những năm qua, kết quả kinh doanh của GTN chủ yếu nhờ sự đóng góp của Mộc Châu Milk, đó là mảng tạo tiền của doanh nghiệp. Năm 2019, GTN ghi nhận doanh thu sản xuất - kinh doanh sữa là 2.558 tỷ đồng trong năm 2019, chiếm 86,1% tổng doanh thu thuần.
Lợi nhuận gộp mảng sản xuất kinh doanh sữa là 486 tỷ đồng, chiếm 104,3% tổng lợi nhuận gộp (do mảng kinh doanh khác lỗ trong kỳ là 59 tỷ đồng). ược biết, mục đích của Vinamilk khi đầu tư chi phối GTN cũng là để gián tiếp sở hữu Mộc Châu Milk.
Câu chuyện cũng tương tự với VLC, khi lợi nhuận hoạt động kinh doanh chủ yếu từ sự đóng góp của Mộc Châu Milk.
Năm 2019, tổng doanh thu của VLC là 2.595,5 tỷ đồng thì mảng sản phẩm sữa đạt 2.214,5 tỷ đồng, chiếm 85,3% tổng doanh thu. Lợi nhuận gộp mảng sữa đạt 462,8 tỷ đồng, chiếm 96,3% tổng lợi nhuận trong năm 2019. Trong đó, mảng sữa là nhờ doanh nghiệp sở hữu 51% vốn tại Mộc Châu Milk.
Ngày 17/7 vừa qua, Mộc Châu Milk đã kiểm phiếu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản thông qua kế hoạch tăng vốn, niêm yết trên HOSE và một số nội dung khác.
Trong đó, Công ty dự kiến phát hành hơn 3,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 20.000 đồng/cổ phiếu, phát hành gần 39,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược với giá 30.000 đồng/cổ phiếu và phát hành 668.000 cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).
Như vậy, nếu phát hành thành công trong thời gian tới, vốn điều lệ của Công ty sẽ tăng từ 668 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng.
Sơ đồ sở hữu Mộc Châu Milk trước tăng vốn.
Trước tăng vốn, nhóm cổ đông Vinamilk sở hữu 51%, tương đương với 34.068.000 cổ phiếu. Giả sử nhóm cổ đông này thực hiện toàn bộ quyền mua trong đợt phát hành thì sẽ nhận được 1.703.400 cổ phiếu từ phát hành cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 100:05, nhận 39.192.000 cổ phiếu phát hành cho cổ đông chiến lược (cổ đông chiến lược là GTN và Vinamilk).
Như vậy, sau phát hành, nhóm cổ đông Vinamilk sở hữu 74.963.400 cổ phiếu, tương đương 68,1% vốn điều lệ tại Mộc Châu Milk.
Tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông còn lại tại Mộc Châu Milk chỉ là 31,9%, dưới mức 36% để có quyền phủ quyết các nội dung quan trọng của doanh nghiệp.
ược biết, trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp trên sàn vì ngoài cổ đông chi phối còn có cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 36% trở lên mà xảy ra tình trạng không thống nhất được phương hướng sản xuất, kinh doanh.
Chẳng hạn tại CTCP Xây dựng Coteccons (CTD), mãi tới đại hội cổ đông năm 2020, những khúc mắc giữa các nhóm cổ đông mới cơ bản giải quyết được.
Chính vì vậy, phương án phát hành cho cổ đông chiến lược của Mộc Châu Milk có thể giúp nhóm Vinamilk tiến thêm bước nữa trong quá trình hợp nhất về lãnh đạo Mộc Châu Milk, cũng như giảm được rủi ro không thống nhất sau này giữa nhóm Vinamilk và nhóm cổ đông còn lại.
Xét về nguyên tắc kế toán, theo thứ tự sở hữu thì sẽ hợp nhất báo cáo của Mộc Châu Milk vào VLC trước, sau đó hợp nhất báo cáo của VLC vào GTN và cuối cùng là hợp nhất báo cáo GTN vào Vinamilk.
ối với Vinamilk, do quy mô doanh thu rất lớn, doanh thu năm 2019 lên tới 56.318,1 tỷ đồng, trong khi đó doanh thu của GTN năm 2019 chỉ là 2.970,4 tỷ đồng, như vậy đóng góp sẽ sẽ không rõ nét. Trong khi đó, đối với GTN và VLC, bởi vì doanh số Mộc Châu Milk là trọng số trong báo cáo tài chính nên sẽ có ảnh hưởng tương đối lớn.
Với kỳ vọng tổng số tiền thu được trong 3 đợt phát hành tới là 1.250 tỷ đồng, Mộc Châu Milk dự kiến sẽ chi khoảng 1.600 tỷ đồng cho các dự án phát triển. iều này sẽ giúp Mộc Châu Milk được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng, từ đó gián tiếp GTN và VLC sẽ hưởng lợi ngay lập tức từ khoản đầu tư này.
Kỳ vọng về câu chuyên tương lai, giới đầu tư đang định giá lại giá trị của Mộc Châu Milk, từ đó gián tiếp định giá lại giá trị cổ phiếu của GTN và VLC. Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 7 tới nay, đà tăng của hai cổ phiếu có sự trái chiều, mặc dù hưởng lợi là khá tương đồng.
Lâm Nghiệp Sài Gòn thu về 28 tỷ đồng từ việc thoái vốn tại GTNFoods Lâm Nghiệp Sài Gòn đã thu về hơn 28 tỷ đồng từ việc thoái vốn khỏi GTNFoods, tương ứng với giá bán trung bình tương ứng là 15.900 đồng/cp Thông tin công bố mới đây, CTCP Lâm nghiệp Sài Gòn (UPCoM: FRM) đã bán thành công toàn bộ hơn 1,7 triệu cổ phần nắm giữ tại CTCP GTNfoods (HoSE: GTN) vào ngày 19/6...