GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn: Cần có thực tâm khi sử dụng người tài
Phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài luôn là một trong những nhân tố quan trọng của mỗi quốc gia phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Với cương vị đầu ngành về Vật lý lý thuyết và Toán học, GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn, giảng viên cao cấp Trường ĐHQG Hà Nội, chia sẻ về vấn đề này.
Bậc đại học và sau đại học là bậc tự học, muốn vậy phải có sách
Thưa GS, tại sao nhiều sinh viên hiện nay vẫn phản ánh tình trạng thiếu sách để học. Số sách phục vụ chuyên ngành vẫn rất ít. Vậy với thâm niên mấy chục năm tham gia giảng dạy và nghiên cứu trong trường đại học, ông có nhận xét gì về sách giáo khoa cho sinh viên học hiện nay?
GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn
- Cá nhân tôi đánh giá như thế này, ở bậc Đại học và sau đại học là bậc học mà các sinh viên, học viên phải tự học, tự nghiên cứu là chính. Giảng viên đóng vai trò hướng dẫn. Muốn vậy phải có sách. Vậy mà hiện nay, sinh viên và thầy giáo trong các trường đại học vẫn rơi vào tình trạng đói sách.
Nhớ những năm đầu hòa bình lập lại, số lượng tiến sĩ giảng dạy trong các trường đại học hầu như không có nhưng đã tạo ra được đội ngũ các nhà khoa học phục vụ công cuộc xây dựng CNXH ở trong nước. Thế hệ các nhà khoa học như GS Nguyễn Văn Hiệu, GS Phan Đình Diệu, GS Vũ Đình Cự và các GS Phạm Thị Trân Châu, GS Nguyễn Lân Dũng… đóng góp nhiều nền giáo dục nước nhà. Sau một vài năm khó khăn đó, để giải quyết vấn đề thiếu sách học cho sinh viên, chính GS Tạ Quang Bửu – nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cùng với lớp thầy giáo của các trường đại học đã nhanh chóng giải quyết đủ sách cho SV.
Trong Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khi đó, thầy giáo vừa giảng dạy, vừa trực tiếp dịch sách từ tiếng nước ngoài mang về để làm tài liệu học cho sinh viên. Đặc biệt, sách bán với giá rẻ, sinh viên và thầy giáo đều mua được. còn ở trường, thầy giáo và sinh viên đều có thể mượn được. Lưu ý, vào năm 1975, số lượng tiến sĩ của cả nước mới có hơn 1.000 người. Số lượng tiến sĩ hiện nay đã gấp 23 lần, nhưng sinh viên và thầy giáo đói sách triền miên trong dạy và học. Tại sao?
Trọng dụng nhân tài
Hiện, nhiều địa phương rất quan tâm đến vấn đề chọn và sử dụng nhân tài, song đôi khi vẫn rơi vào tình trạng chảy máu chất xám. Quan điểm của Giáo sư về vấn đề này như thế nào?
Video đang HOT
- Phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo được nhân tài đã khó nhưng để sử dụng đúng được nhân tài lại càng khó hơn. Đó là một thực tế. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của cuộc cách mạng 4.0 hiện nay, bắt buộc các quốc gia phải giải quyết bài toán nhân tài. Các cường quốc phát triển ngày nay đã và đang trong cuộc chiến cạnh tranh nhân tài. Việt Nam muốn phát triển mạnh cũng không thể nằm ngoài cuộc. Điều quan trọng là người tài được tạo điều kiện để phát huy khả năng hết mức của bản thân và là người tự đào tạo là chính, song nhất thiết phải có người biết sử dụng người qua các công việc cụ thể, mới biết người đó có tài hay không.
Để trọng dụng được nhân tài, tránh chảy máu chất xám, trước mắt, tôi đề nghị chấm dứt việc hành chính hóa các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy ở trong nước, vốn đã áp đặt vào đội ngũ trí thức tinh hoa hơn 30 năm qua ở nước ta. Lý thuyết về sử dụng người tài trong và ngoài nước không thiếu, vấn đề ta có thực tâm sử dụng họ vì đất nước ta hay không mà thôi.
- Cảm ơn GS về cuộc trao đổi này!
Long Hoa (Thực hiện)
Theo giaoducthoidai.vn
Điều kiện tuyển sinh sau đại học vào ĐH Y dược TP.HCM?
Trường ĐH Y dược TP.HCM thông báo tổ chức thi tuyển sinh sau đại học năm 2018. Điều kiện dự thi là gì? (Nhiều bạn đọc)
Các học viên trong lễ tốt nghiệp sau đại học Trường ĐH Y dược TP.HCM đợt tháng 3-2018 - Ảnh: TRẦN HUỲNH
- Trường ĐH Y dược TP.HCM sẽ tổ chức thi tuyển chuyên khoa cấp I (CKI), chuyên khoa cấp II (CKII), trình độ thạc sĩ (cao học) và trình độ tiến sĩ (NCS) năm 2018 thuộc 28 ngành/chuyên ngành.
Điều kiện dự thi tuyển sinh CK1: thí sinh phải có bằng bác sĩ y đa khoa, bác sĩ răng hàm mặt, bác sĩ y học cổ truyền, dược sĩ đăng ký dự thi chuyên ngành tương ứng với ngành được đào tạo ở trình độ đại học và có chứng chỉ hành nghề; hiện đang công tác trong chuyên ngành đăng ký dự thi và được cơ quan chủ quản cử đi dự thi.
Có bằng bác sĩ y học dự phòng tốt nghiệp từ năm 2016 trở về trước và có thâm niên công tác 12 tháng liên tục (sau khi tốt nghiệp đại học) tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi, hiện đang công tác trong chuyên ngành đăng ký dự thi và được cơ quan chủ quản cử đi dự thi chuyên ngành y tế công cộng hoặc y học dự phòng.
Riêng đối với bác sĩ làm việc liên tục từ trước ngày 1-1-2012 cho đến ngày đăng ký dự thi được dự thi chuyên ngành đang làm việc.
Điều kiện dự thi tuyển sinh CKII: người có bằng CKI hoặc thạc sĩ có chuyên ngành học đúng với chuyên ngành đăng ký dự thi và có chứng chỉ hành nghề.
Về thâm niên chuyên môn để dự thi: sau khi tốt nghiệp CKI hoặc 36 tháng sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi. Hiện đang công tác trong chuyên ngành đăng ký dự thi và được cơ quan chủ quản cử đi dự thi.
Điều kiện dự thi tuyển sinh thạc sĩ: có bằng bác sĩ, dược sĩ, cử nhân thuộc nhóm ngành sức khỏe tốt nghiệp đại học năm 2017 trở về trước và có ngành học đại học đúng với ngành đăng ký dự thi.
Riêng ngành y tế công cộng thí sinh có bằng cử nhân thuộc nhóm ngành sức khỏe do Trường ĐH Y dược TP.HCM cấp hoặc có bằng bác sĩ y học dự phòng, cử nhân y tế công cộng.
Đối với các học viên bác sĩ nội trú đã trúng tuyển vào tháng 9-2017 chỉ được đăng ký dự thi đúng với chuyên ngành đang học bác sĩ nội trú.
Trường hợp thí sinh có cơ quan công tác, phải có công văn của cơ quan cử đi dự thi.
Điều kiện xét tuyển sinh trình độ tiến sĩ: người dự tuyển phải có bằng thạc sĩ hoặc đại học: có bằng thạc sĩ phù hợp ngành đăng ký dự tuyển.
Yêu cầu ngành y tế công cộng: thí sinh có bằng thạc sĩ thuộc một trong các lĩnh vực sau: y học dự phòng, y tế công cộng, y học, dược học, y học cổ truyền, răng hàm mặt, điều dưỡng, xét nghiệm y học.
Yêu cầu ngành dịch tễ học: thí sinh có bằng thạc sĩ thuộc một trong các lĩnh vực sau: y học dự phòng, y học, dược học, y học cổ truyền, răng hàm mặt.
Hoặc bằng đại học tốt nghiệp loại giỏi: yêu cầu chuyên ngành y tế công cộng: thí sinh có bằng đại học thuộc nhóm ngành sức khỏe hoặc các ngành gần như công nghệ sinh học, môi trường; yêu cầu ngành dịch tễ học: thí sinh có bằng đại học học thuộc nhóm ngành sức khỏe.
Bài báo hoặc công trình nghiên cứu khoa học: là tác giả ít nhất 1 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 3 năm (36 tháng) tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.
Văn bằng, chứng chỉ về năng lực ngoại ngữ: bằng đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài; hoặc bằng đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo ở Việt Nam cấp;
Hoặc chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc IELTS (Academic test) từ 5.0 trở lên do một cơ sở khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp còn trong thời hạn 2 năm (24 tháng) tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
Hoặc thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ không phải tiếng Anh (tương đương) vẫn được công nhận và được cấp trong thời hạn 2 năm (24 tháng) tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển thì phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong chuyên môn.
Thời gian nhận hồ sơ: từ ngày 21-5 đến hết ngày 25-5-2018
Nhận giấy báo dự thi: từ ngày 19-6 đến hết ngày 21-6-2018.
Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: Phòng đào tạo sau đại học - Trường ĐH Y dược TP.HCM (217 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TP.HCM)
Sáng 3-7 thí sinh tập trung tại Trường ĐH Y dược TP.HCM để nghe phổ biến quy chế và địa điểm thi.
Theo tuoitre.vn
52% biên chế cả nước thuộc về ngành giáo dục Theo thống kế mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng biên chế sự nghiệp là 2,3 triệu, trong đó ngành giáo dục là 1,2 triệu - chiếm 52%. Tổng số giáo viên của ngành giáo dục (ảnh: Nguồn Bộ Giáo dục và Đào tạo) Báo nêu cụ thể về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục...