GS.TSKH Đặng Hùng Thắng:”Cái đích của tôi là đào tạo ra những học trò giỏi”
GS.TSKH. Đặng Hùng Thắng, giảng viên khoa Toán – Cơ – Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN vinh dự là 1 trong 14 nhà giáo vừa được trao tặng danh hiệu cao quý “ Nhà giáo Nhân dân”.
Ngày 03/12/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã kí Quyết định số 2139/QĐ-CTN phong tặng Danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” cho 14 nhà giáo.
GS.TSKH. Đặng Hùng Thắng, giảng viên khoa Toán – Cơ – Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên vinh dự là 1 trong 14 nhà giáo được trao tặng danh hiệu cao quý “Nhà giáo Nhân dân” trong đợt này.
Tìm gặp GS.TSKH. Đặng Hùng Thắng ngay sau ngày ông chính thức đón nhận danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, những tưởng ông vẫn đang trong niềm vui, sẵn sàng dành thời gian chia sẻ nhiều điều. Nhưng không, ông đang bận túi bụi với rất nhiều lịch giảng dạy, trao đổi chuyên môn, nghiên cứu với các đồng nghiệp, đối tác, học trò,… Cuộc trò chuyện trở nên gấp gáp, ngắn gọn cũng bởi ông không muốn nói nhiều về bản thân mình.
GS.TSKH. Đặng Hùng Thắng đón nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (ngày 15/1/2021).
Tấm gương về tự học và cần cù
GS.TSKH. Đặng Hùng Thắng bày tỏ: “Tôi làm giảng viên tại Khoa Toán, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Khoa Toán – Cơ – Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) từ năm 1977 đến nay. Những đối tượng mà tôi đã dạy bao gồm: học sinh THPT, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh. Hơn 43 năm liên tục đứng lớp, giờ đây, khi đã ở tuổi xế chiều, sắp nghỉ hưu, tôi được Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”. Đây là điều rất vinh dự, mang đến cho tôi sự hãnh diện và là một niềm vui lớn”.
GS.TSKH. Đặng Hùng Thắng là người có nhiều năm giảng dạy, dẫn dắt đội tuyển học sinh dự thi học sinh giỏi Toán quốc gia, Olympic Toán quốc tế (IMO). Ở bậc Đại học, ông là người gắn bó với các sinh viên Toán Hệ chuẩn, Hệ Cử nhân Khoa học Tài năng, Hệ Tiên tiến (dạy bằng tiếng Anh) với các môn: Lý thuyết Độ đo, Xác suất, Thống kê, Quá trình ngẫu nhiên .
Video đang HOT
Ở bậc Sau đại học, ông giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu cho học viên Cao học, nghiên cứu sinh Tiến sỹ với các học phần: Giải tích ngẫu nhiên, Xác suất nâng cao và các chuyên đề Tiến sỹ.
GS.TSKH. Đặng Hùng Thắng là tấm gương về sự tự học và cần cù làm việc khi ông vừa giảng dạy, vừa bảo vệ luận án Tiến sỹ và Tiến sỹ Khoa học ở trong nước theo chế độ ngắn hạn, tự học là chính, không có người hướng dẫn (không được nghỉ dạy trong thời gian viết luận án).
Ông đã xuất bản 09 cuốn sách cho bậc Đại học và sau Đại học. Các sách của ông được nhiều trường Đại học sử dụng; một số cuốn được tái bản nhiều lần như: ” Mở đầu về Lý thuyết Xác suất và Ứng dụng ” (tái bản lần thứ 9),” Thống kê và Ứng dụng ” (tái bản lần thứ 5), ” Bài tập Xác suất ” (tái bản lần thứ 13).
Ông đã có trên 50 bài báo công bố trên các Tạp chí Toán học có uy tín, đa số thuộc danh mục ISI, nhiều bài được quan tâm và trích dẫn nhiều lần. Ông đã chủ trì và được nghiệm thu 02 đề tài Khoa học cấp Quốc gia của Quỹ Phát triển Khoa học và Công Nghệ Quốc Gia (NAFOSTED).
GS.TSKH. NGND. Đặng Hùng Thắng trong buổi bảo vệ luận án tiến sĩ của học trò
Có những áp lực chỉ người thầy mới hiểu
Chặng đường dạy học không phải lúc nào cũng “trải đầy hoa hồng”. GS.TSKH. Đặng Hùng Thắng cũng có nhiều áp lực: áp lực khi dạy nhiều đối tượng học trò khác nhau,làm sao để có những cách dạy phù hợp cho từng đối tượng; áp lực khi dạy những học sinh chưa giỏi, chưa tự tin; áp lực trong việc khơi gợi trí tò mò, kích thích sự ham hiểu biết của người học; áp lực trong việc diễn đạt làm sao để súc tích và logic, biến những điều phức tạp rắc rối thành điều đơn giản đơn, đẹp đẽ,…
Tuy nhiên, tất cả những áp lực đó đã được ông biến thành động lực. “Trái ngọt” ông thu được là có công đào tạo được nhiều học sinh giỏi Toán đạt thành tích cao trong các cuộc thi trong nước và quốc tế, nhiều lần làm Trưởng đoàn dẫn dắt đội tuyển Toán Việt Nam đạt thành tích cao tại IMO; hướng dẫn 07 Nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ và gần 60 học viên Cao học bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ.
Với những nỗ lực và thành tích của mình, GS.TSKH. Đặng Hùng Thắng đã 12 lần được danh hiệu Chiến sĩ thi đua, giáo viên, giảng viên dạy giỏi (trong đó có 01 lần nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ GD&ĐT, năm học 2015-2016); 04 lần nhận bằng khen cấp Bộ, Thành phố, và Thủ tướng Chính phủ năm 2018).
Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” từ năm 2008. Đến tháng 12/2021, ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”.
GS.TSKH. NGND. Đặng Hùng Thắng chia sẻ: “Trong suốt chặng đường dài làm nghề dạy học, thực sự chưa lúc nào tôi coi các danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú là mục tiêu phấn đấu. Cái đích mà tôi hướng tới là sự xuất sắc, hoàn hảo trong nghề nghiệp, “chế tác ra được những sản phẩm tinh xảo”, làm được những việc hữu ích, có ý nghĩa cho cuộc đời, đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội. Ở cương vị một nhà giáo, đó là đào tạo được những học trò giỏi, viết được những giáo trình, sách chuyên khảo được sử dụng rộng rãi và tái bản nhiều lần, công bố được những công trình khoa học được nhiều người quan tâm đọc và trích dẫn” –
Lễ Bế giảng và trao bằng tốt nghiệp Thạc sĩ cho học viên tỉnh Sơn La năm 2020
Sáng 9/1, Trường Đại học Luật Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ Bế giảng và trao bằng tốt nghiệp Thạc sĩ cho học viên tỉnh Sơn La năm 2020.
Tham dự buổi Lễ có Quyền Chủ tịch Hội đồng trường Chu Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên, nguyên Phó Hiệu trưởng Trần Quang Huy cùng các thầy, cô giáo và 32 học viên tỉnh Sơn La tốt nghiệp Thạc sĩ.
Theo Báo cáo tại buổi Lễ, sau khi có kết quả thi tuyển sinh, Trường đã công nhận trúng tuyển đối với 181 thí sinh, trong đó có 179 thí sinh trúng tuyển đã làm thủ tục nhập học và được công nhận là học viên cao học của Trường. Riêng đối với Lớp cao học mở cho tỉnh Sơn La, số học viên đăng ký theo học ngành Luật Kinh tế là 32 học viên.
Trong quá trình đào tạo, các học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng với tổng số 60 tín chỉ, trong đó 09 tín chỉ các học phần thuộc khối kiến thức chung, 39 tín chỉ các học phần bắt buộc và tự chọn thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành, 12 tín chỉ luận văn thạc sĩ.
Phát biểu tại buổi Lễ, Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên chúc mừng 32 học viên của tỉnh Sơn La đã hoàn thành xuất sắc khi tham gia khoá đào tạo cao học Luật Kinh tế theo định hướng ứng dụng của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Đồng thời nhấn mạnh tấm bằng thạc sĩ này là kết quả đáng tự hào của Lớp cao học Luật Tây Bắc khoá 5 mở cho tỉnh Sơn La, đặt địa điểm tại Trường Đại học Tây Bắc. Kết quả này cho thấy sự vất vả, nỗ lực vượt khó của các học viên khi vừa phải hoàn thành công tác chuyên môn vừa tham gia học tập trong một khoảng thời gian kéo dài hơn 2 năm.
Về phía nhà trường, Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên bày tỏ hy vọng đây là bước phát triển tiếp theo, thành quả tiếp theo trong hành trình nghề nghiệp của mỗi học viên. Vì vậy, sau khi nhận được tấm bằng Thạc sĩ của Trường Đại học Luật Hà Nội, Hiệu trưởng mong muốn các tân thạc sĩ tiếp tục phấn đấu và cống hiến hết sức mình, bất kể ở vị trí công tác nào, để thông qua đó góp phần vào việc quảng bá hình ảnh của Trường Đại học Luật Hà Nội và đóng góp công sức vào việc xây dựng trường trở thành trường trọng điểm quốc gia về đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước.
Hiệu trưởng cũng không quên chuyển lời cảm ơn của mình tới các giảng viên, cán bộ nhà trường, UBND tỉnh Sơn La - những người đã chung tay góp sức cùng các học viên cao học trong suốt khóa học để có được kết quả thành công như hôm nay.
Một số hình ảnh tại buổi Lễ:
Trường ĐH Sư phạm TPHCM: 313 thạc sĩ, 12 tiến sĩ ra trường Ngày 8/1, Trường ĐH Sư phạm TPHCM (HCMUE) đã tổ chức Lễ khai giảng chương trình đao tao Sau đai hoc và trao bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Nhà trường tuyên dương các tân thạc sĩ đạt thành tích xuất sắc. Tại buổi lễ nhà trường đã chào đón 375 tân học viên cao học, 8 tân nghiên cứu sinh. Đồng thời, nhà...