GS.TS Vũ Dũng tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam
Ngày 25/11, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam đã tiếp tục bầu GS.TS Vũ Dũng làm Chủ tịch Hội tâm lý học Xã Hội Việt Nam nhiệm kỳ 2018 – 2023.
Đại hội lần thứ II Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam
Được thành lập từ năm 2013, Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động được 05 năm với nhiều đóng góp trong lĩnh vực tâm lý học xã hội cho đất nước. Bên cạnh đó, công tác kiện toàn bộ máy tổ chức và phát triển Hội cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Trong 5 năm qua, Hội đã tập trung vào một trong những nhiệm vụ trọng tâm là củng cố và phát triển Hội, từ 250 hội viên lúc ban đầu, đến nay đã có trên 1.000 hội viên tham gia hoạt động, 25 chi hội được thành lập ở hầu hết các trường đại học, các học viện, viện nghiên cứu và một số trung tâm ứng dụng tâm lý, giáo dục được phân bổ trên khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
Hội đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng, phản biện, giám định những vấn đề thuộc lĩnh vực Tâm lý học, đưa khoa học Tâm lý vào cuộc sống, đặc biệt vào nhiều lĩnh vực mới như kinh doanh, du lịch, thương mại, dịch vụ, quản lý hành chính, tư pháp, y tế, bảo vệ sức khỏe, môi trường, văn hóa, học đường, truyền thông và an toàn cho con người…
Ngày 25/11/2018, được sự nhất trí của các Bộ, Ban, Ngành liên quan, Ban chấp hành Trung ương Hội tổ chức Đại hội lần thứ hai, Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, nhằm kiểm điểm, tổng kết việc thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội lần thứ nhất đề ra, đồng thời xác định phương hướng và xây dựng kế hoạch hoạt động giai đoạn 2018 – 2023.
Tại Đại hội, các đại biểu cho rằng, một trong những nhiệm vụ trọng trong thời gian tới đó là, tăng cường ứng dụng tâm lý học vào thực tiễn cuộc sống, đưa các tri thức tâm lý học đến mọi người, mọi nhà.
Đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, gắn công tác nghiên cứu khoa học vào những vấn đề thời sự của quốc gia, quốc tế hiện nay. Tổ chức các hội thảo quốc gia và quốc tế…
Video đang HOT
Đại hội đã bầu 61 hội viên vào Ban chấp hành trung ương Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam khóa mới nhiệm kỳ 2018 – 2023. GS.TS Vũ Dũng tiếp tục được bầu là Chủ tịch Hội.
GS.TS Vũ Dũng
Nhân dịp này, Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam đã tặng Bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hội, đồng thời tặng Bằng khen cho các sinh viên xuất sắc.
Đại hội Tâm lý học xã hội Việt Nam lần thứ II đã thành công tốt đẹp
Được biết, trước đại hội, ngày 24/11, Hội tâm lý học Xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc gia “Tâm lý học và phát triển bền vững”.
Hội thảo nhằm mục đích chỉ ra những tác động của tâm lý học đến sự phát triển kinh tế – xã hội mang tính bền vững của đất nước. Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 98 bài của các nhà khoa học từ các trường dại học,cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu, trường phổ thông, bệnh viện, trung tâm ứng dụng tâm lý và các nhà khoa học đang làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp… từ khắp mọi miền đất nước.
Tại hội thảo, GS Vũ Dũng cho biết, phát triển bền vững phản ánh sự tương tác giữa các lĩnh vực gối lên nhau là Kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa. Bốn trụ cột này luôn nằm trong mối liên hệ biện chứng và hữu cơ với nhau.
Từ mối quan này có thể khái quát thành 3 yếu tố cấu thành của phát triển bền vững là: Tăng trưởng kinh tế ổn định, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội; Duy trì bản sắc văn hóa và hội nhập quốc tế và môi trường được bảo vệ và được giữ gìn trong sạch, lành mạnh.
Để phát triển và duy trì bất cứ thành tố nào của phát triển bền vững thì đều cần một nhân tố quan trọng, không thể thiếu được là con người – con người với một thế giới tâm lý phong phú, phức tạp; con người với nhận thức, thái độ và hình vi của mình; con người với tư cách cá nhân, nhóm và cộng đồng, dân tộc và quốc gia luôn là yếu tố quyết định cho các trụ cột của phát triển bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa).
Theo GS Dũng, có thể nói trong nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững của đất nước, thì yếu tố tâm lý bao giờ cũng là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Bởi vì, tâm lý là yếu tố thúc đẩy nội tâm của hoạt động thực tiễn con người. Ở đâu có con người, có các nhóm người, có hoạt động của con người là ở đó có các yếu tố tâm lý được thể hiện và tác động. Các yếu tố tâm lý có thể thúc đẩy, tạo ra tính tích cực, hiệu quả làm việc của con người, song các yếu tố tâm lý cũng có thể kìm hãm, tác động tiêu cực làm cho hoạt động của con người kém hiệu quả và qua đó tác động tiêu cực đến sự phát triển của xã hội.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Con gái 5 tuổi bị bỏng nặng, kiểm tra camera trong trường mẫu giáo bố mẹ càng phẫn nộ hơn
Một ông bố đã công khai đăng tải câu chuyện của mình để nhắc nhở bố mẹ khác không nên cho con học tại trường này để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra như con của anh.
Ngày 12/11 vừa qua, truyền thông Đài Loan đưa tin, một ông bố đã đăng tải câu chuyện thương tâm của đứa con gái 5 tuổi khi gặp phải tai nạn đau lòng tại trường mẫu giáo tư thục ở Đào Viên trên mạng xã hội. Anh cho biết, trong lúc ăn trưa, con gái anh đã bị canh súp nóng đổ vào người khiến cơ thể bị bỏng 24% khiến con bé đau đớn trong suốt thời gian qua. Mỗi ngày bé thường khóc và nói rằng không muốn uống thuốc, đau đớn khắp người. Điều đáng nói, tai nạn gây ảnh hưởng đến thể xác lẫn tâm lý khiến đứa bé thường xuyên gào khóc và không muốn mặc đồ.
Cô bé 5 tuổi bị canh súp nóng đổ vào người khiến cơ thể bỏng 24%.
Người cha cho biết, toàn bộ sự việc xảy ra vào lúc 11 giờ trưa ngày 4/6 vừa qua tại trường mẫu giáo tư thục ở Đào Viên, Đài Bắc, Đài Loan. Trong giờ ăn trưa, con gái 5 tuổi của anh vô tình bị canh súp nóng đổ vào người khiến cô bé hoảng loạn. Sau đó, cô giáo đã gọi điện thoại cho gia đình để báo cáo tình hình và đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng không nói rằng bé bị bỏng nghiêm trọng thế nào. Khi đến nơi, bố mẹ tá hỏa vì nhìn thấy toàn cơ thể của con được bọc bằng chăn bông. Người cha đến ôm con gái thì thấy cô bé không thể mở mắt nổi và sau đó bắt đầu khóc. Bác sĩ nói rằng, cô bé bị bỏng 24%, khu vực đùi phải, cánh tay phải đều bị bỏng nghiêm trọng.
CCTV ghi lại cảnh cô giáo kéo bé ra ngoài để bé tự xử lý vết bỏng trên người.
Người cha đã liên lạc với nhà trường để làm sáng tỏ vụ việc thì phát hiện khi tai nạn xảy ra, cô giáo đã xử lý tình huống khá thô bạo bằng cách lôi bé ra ngoài. Theo lời cáo buộc của người cha, cô giáo chỉ mang con gái anh đến bồn rửa và để tự cô bé tự xả nước vào chỗ bỏng. Điều này có thể thấy được giáo viên nhà trường không có kiến thức gì về việc sơ cứu cho trẻ khi gặp tai nạn. Trước tình hình này, người cha quyết định làm đơn thưa kiện và yêu cầu nhà trường phải bồi thường sự tổn thất cho đứa con gái đáng thương của anh. Hiện tại, phía nhà trường vẫn đang trốn tránh trách nhiệm và ủy thác toàn bộ cho công ty bảo hiểm. Trong suốt 5 tháng qua, người cha vẫn đang nhờ các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc để lấy lại công bằng cho con gái.
Những vết bỏng trên người khiến cô bé đau đớn trong suốt 5 tháng qua.
Nguồn: ETToday
Tặng phong bì: Nặng nghĩa vụ, nhẹ tri ân! Việc tặng quà bằng phong bì cho giáo viên dịp 20/11 đang được "phổ thông hóa". Nhanh, gọn, tiện như lý lẽ của nhiều thì việc tặng phong bì cho nhà giáo khó tránh tâm lý nặng nghĩa vụ, nhẹ tri ân. Áp lực tặng phong bì Nhà có hai con cách nhau đến 10 tuổi, chị Trần Ngọc Nương, ở Q.3, TPHCM...