GS.TS Trần Đình Sử: Hình ảnh ‘Bốn cái làn’ trong sách Tiếng Việt là bịa đặt
Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt khẳng định trong cả 5 bộ sách Tiếng Việt đều không có trang nào chứa bài học có thông tin, hình ảnh về “ Bốn cái làn”.
Ngày 11/10, liên quan tới việc mạng xã hội lan truyền hình ảnh bài học “Chữ số 4″ với ví dụ minh họa “Bốn cái làn” khiến dư luận xôn xao, trả lời VTC News, GS.TS Trần Đình Sử – Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt tỏ vẻ bức xúc và khẳng định đây là một sự bịa đặt trắng trợn.
Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội khiến dư luận xôn xao.
Theo GS.TS Trần Đình Sử, cả 5 bộ sách Tiếng Việt hiện hành, thậm chí các sách Toán hay những môn khác cũng đều không có trang nào chứa hình ảnh hay nội dung nêu trên.
Video đang HOT
Ông Sử cho hay, hiện ông vẫn còn đang giữ các bộ sách Tiếng Việt mà bản thân ông cùng hội đồng thẩm định đã xem từng trang một trước khi xuất bản.
“Việc ai đó bịa đặt ra hình ảnh, nội dung với bài học “Chữ số 4″ kèm theo ví dụ “Bốn cái làn” đã làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến uy tín của sách Tiếng Việt.
Rõ ràng, không thể có chuyện sách giáo khoa phục vụ dạy học lại đi chuyển tải nội dung thô thiển như vậy”, Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt quả quyết.
GS.TS Trần Đình Sử.
Trước đó, nhiều trang mạng xã hội chia sẻ hình ảnh về bài học “Chữ số 4″ với ví dụ “Bốn cái làn”. Nhiều ý kiến cho rằng, Hội đồng thẩm định sách giáo khoa đã để “lọt” nội dung nhạy cảm, thô thiển này.
Tiếng Việt gần gũi hay xa cách?
Môn học gần gũi nhất với người Việt - Tiếng Việt 1 năm nào cũng nhận được lời than từ phụ huynh rằng con học vất vả. Với lứa học sinh 2014 năm nay, thách thức có lẽ còn nặng nề hơn nhiều lần.
Ảnh minh họa
Mới sang tuần học thứ 3 mà cô giáo đã đọc để học sinh viết chính tả. Chữ viết chưa kịp tròn nét đã phải luận trong đầu chữ này ghép với âm nào, viết ra sao... Đó là chia sẻ của một phụ huynh có con năm nay học lớp 1 tại một trường công lập ở Hà Nội. Chị bảo, cảm giác cầm quyển sách Tiếng Việt lớp 1 của anh con đầu sinh năm 2013 với quyển Tiếng Việt của cô con gái sinh năm 2014 như thấy đã là 2 thế hệ.
Đối diện nhà tôi, một cháu bé bắt đầu vào lớp 1. Tối nào ăn cơm xong, cả nhà cũng cửa đóng then cài luyện chữ cùng con. Bố cháu bảo, bài cô giao về nhà 1 ngày, bằng anh giao cả nửa tháng cho cháu. Trung bình hai mặt giấy luyện chữ, một phiếu bài tập toán, đọc - quay clip lại bài học theo hướng ngược xuôi, chỉ chữ bất kỳ để tránh học vẹt gửi cô giáo mỗi ngày.
Cuối tuần được nghỉ thì nhân lên gấp 3, 4 lần như thế. Trong lớp có phụ huynh ý kiến là học quá nặng, cô giáo nói luôn: Buổi trưa cô thức không ngủ để viết mẫu chữ cho hơn 50 học sinh, gia đình nào cảm thấy không cần viết thì có thể không viết.
Điều đáng nói là mới sang tuần học thứ 4, các học sinh lớp 1 đã viết chữ hoa với rất nhiều chi tiết khó mà cô con gái học lớp 2 của tôi đến giờ vẫn chưa thành thạo. Cô giáo lớp 2 vẫn yêu cầu phụ huynh cả lớp mua thêm sách rèn chữ hoa về để các con tập viết trên lớp.
Chị Oanh ở quận Ba Đình, Hà Nội, một phụ huynh tự nhận là hiếm hoi trong số các ông bố bà mẹ thời nay khi đến giờ này, con trai học lớp 1 còn chưa thuộc hết mặt chữ được cô giáo thông báo rằng nếu gia đình không tích cực cùng cô kèm con thì chỉ vài tuần nữa là sẽ kết thúc phần này, sang ghép vần, đến tháng 11 học viết bút mực, tháng 12 hạ cỡ chữ từ 2 ly xuống 1 ly...
Với tiến độ nhanh như vũ bão của chương trình mới như thế, con đuối như cá chuối là điều chị có thể lường trước... Cũng muốn con không căng thẳng, vất vả, đi học bán trú cả ngày trên lớp rồi, tối về nghỉ ngơi, giao lưu với bố mẹ, vận động tay chân một chút... nhưng với những cảnh báo như trên của cô chủ nhiệm, có ông bố, bà mẹ nào dám để con đi chơi?
Nhưng ngay cả khi "bò ra học", không phải trẻ nào cũng có thể ngay lập tức tiếp thu được hết ngần ấy kiến thức, kỹ năng, nhất là với những gia đình bố mẹ không thường xuyên kiểm tra, đôn đốc bài vở của con. Gánh nặng đặt lên vai người thầy với hàng trăm vấn đề của lứa tuổi vừa tốt nghiệp trường mầm non, bước lên tiểu học, hẳn cũng là quá tải với thầy cô!
Giảm áp lực học tập cho học sinh lớp 1 Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đối với học sinh lớp 1. Sau hơn một tháng triển khai việc dạy và học theo sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới, bên cạnh những phản hồi tích cực thì dư luận cũng đang có những phản ứng khác nhau về các bộ sách,...