GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Dạy thụ động, HS làm sao sáng tạo?
“Trong gia đình, người lớn áp đặt trẻ con. Ngoài xã hội, cấp trên áp đặt cấp dưới, không thích cấp dưới cãi mình. Cái đó đã tạo thành một sức ì của cả xã hội và trong nhà trường của chúng ta”.
Đó là trao đổi của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Cả xã hội chạy đua Ông suy nghĩ thế nào về nền giáo dục Việt Nam hiện nay?
Hiện nay, đang có tình trạng ganh đua của phụ huynh rất ghê gớm buộc các cháu phải học quá nhiều. Học chính khóa, bán trú không đủ còn học thêm rất tràn lan. Ở đây, có tác động xấu của cơ chế thì trường vào trong trường học. Các thầy các cô kêu lương thấp, muốn có thu nhập cao hơn. Nhưng lương các thầy cô bậc tiểu học là 2 – 3 triệu đồng, chưa kể thu nhập khác ở trường, thì mức lương đó cũng không phải là thấp so với mức chung của xã hội. Bây giờ dường như trong cuộc sống mới ai cũng chạy đua với nhau.
Nhưng tôi nghĩ nếu chỉ là chạy đua hay đua tranh nhau thì ít nhiều nó cũng có ý nghĩa tích cực. Nhưng đằng này lại là nạn “chạy điểm”, “chạy chỗ”, “chạy trường”!.
Chuyện này do nhiều nguyên nhân nhưng không phải chỉ do ngành giáo dục. Bởi khi đời sống khá hơn, bố mẹ có điều kiện quan tâm đến con nhiều hơn.
Vậy ông có thấy nền giáo dục đang có quá nhiều bức xúc: Đầu năm học là nạn chạy trường, chạy lớp, đóng góp quá nhiều; Cuối năm là chuyện thi cử…?
Thực ra ngành giáo dục cũng không đến mức tệ như thế đâu. Nhưng phải nói những năm qua ngành này như là một chỗ để xả, để xì hơi của những những bức xúc. Bây giờ có tâm lý học xong cứ có tiền là được bố trí công tác, người học giỏi lại rất khó xin việc. Tâm lý đó làm hỏng cả một nền giáo dục và đó cũng là cái khổ của ngành giáo dục.
Tôi được biết, có địa phương, để được về dạy tại một trường cấp huyện thôi anh phải bỏ ra tám chục triệu. Hay ở một thành phố miền Trung chẳng phải ghê gớm gì cũng phải mất một trăm, trăm rưỡi mới vào được. Chuyện này đều là thực tế và nguy hiểm hơn, nó tạo ra tiêu cực. Bởi những thầy cô giáo bỏ ra mấy chục triệu hay cả trăm triệu đồng để về dạy ở thành phố anh sẽ phải tìm cách “bóp”, “nặn” học sinh, phụ huynh để bù lại khoản đã “đầu tư”.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Chậm đổi mới
Việc tạo kỹ năng cho các em chưa tốt có một phần lỗi rất lớn ở phía các thầy cô. Vừa qua, có cô giáo tiếng Anh còn mắng chửi học sinh khi học sinh này góp ý về cách phát âm của cô?
Đúng thế, ngay trong chương trình đại học, nhiều thầy nói tiếng Anh sai bét. Nhưng nguyên nhân của tất cả những vấn đề đó ở đâu? Tôi cho rằng, có nguyên nhân đó là do đổi mới chậm. Chính thầy cô vẫn phải tuyệt đối trung thành với giáo trình, phải theo đúng chương trình sách giáo khoa. Thầy vẫn đóng vai giảng bài cho học sinh, không thoát được ra khỏi giáo án, thì sao học sinh có thể sáng tạo.
Video đang HOT
Theo dõi tất các cấp học, tôi thấy càng lên cấp cao đổi mới càng mờ nhạt. Giáo viên dạy văn ở phổ thông hiện nay dạy chẳng khác gì mấy chục năm trước. May ra thì có thêm vài cái máy chiếu, có thêm hình ảnh thôi, nhưng cái đó không phải là bản chất của đổi mới.
Nhưng rõ ràng tôi thấy ngành giáo dục của ta kêu gào “thảm thiết” nhiều năm nay rằng: phải đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm?
Sức ì quá lớn của một đội ngũ quá lớn. Tôi vẫn nói, dạy theo kiểu thầy chủ động trò thụ động thì dễ hơn. Còn nếu trò chủ động, thầy thụ động thì khó hơn. Ở đại học có thầy cô nào dám để cho trò chủ động đâu. Nếu để trò chủ động, trên mạng có chuyện gì đó trò đọc được đưa ra hỏi mà thầy không biết là thầy chịu “chết”.
Bản thân Bộ GD-ĐT khi đặt ra yêu cầu đổi mới thì nhiều khi cũng lúng túng, chưa biết đổi mới là đổi mới ở khâu nào, đổi mới thế nào. Mở sách giáo viên ra sẽ thấy là chúng ta chưa hướng dẫn được gì nhiều để đổi mới, mà chỉ mới là hướng dẫn nội dung, cách đặt câu hỏi để học sinh trả lời theo hướng này hay hướng kia. Hỏi đáp chưa phải là đổi mới, hỏi đáp thì từ thời tôi đi học đã có rồi. Hơn nữa hỏi đáp và hướng dẫn học sinh phải trả lời theo hướng này, hướng kia chính là một thứ áp đặt.
Chính các cơ quan chịu trách nhiệm hướng dẫn các thầy cô đổi mới cũng đang băn khoăn, chưa biết đổi mới thế nào. Mới chỉ là hô hào đổi mới chung chung chứ chưa đưa ra được những cái cụ thể.
Làm dự án giáo dục
Dư luận cho rằng, bây giờ những người làm giáo dục không còn tâm huyết như trước. Sách giáo khoa thì năm nào cũng phải thay đổi, nhưng vẫn có nhiều sai sót, rồi có những người chuyên làm dự án về giáo dục?
Thực ra thì nói như vậy cũng chưa đúng. Bởi khi có biến đổi về mặt xã hội thì phải chỉnh lý sách giáo khoa, như chỗ này ngày xưa là Hà Tây giờ là Hà Nội thì phải thay đổi chứ. Hay những sai sót phụ huynh, dư luận phát hiện thì phải điều chỉnh. Tôi nghĩ sách giáo khoa thì không đến mức là làm tiền học sinh đâu vì giá rẻ lắm.
Có thể thấy rất rõ, kỹ năng thực hành của học sinh cả phổ thông lẫn đại học còn yếu. Các em học giỏi toán nhưng bảo đo diện tích cái bàn chưa chắc đã làm được, vì không có kỹ năng khái quát hóa để tính. Hay nhiều em học xong không viết nổi một cái đơn. Đấy là do kỹ năng thực tế, thực hành yếu. Có rất nhiều kỹ năng sống các em đã không được dạy, hoặc dạy không đến nơi đến chốn.
Còn câu chuyện về dự án giáo dục thì có đấy. Đó là đưa vào học đường các dự án về phòng chống HIV, về giao thông, kỹ năng sống… Những dự án này làm chương trình nặng lên. Nhưng muốn gì cũng phải có thời gian cho học sinh thở chứ. Bây giờ xã hội có quá nhiều đơn đặt hàng với ngành giáo dục. Tôi cũng có lần nói: sao các vị nhồi nhét học sinh nhiều thế, thì họ nói đấy là dự án. Mà dự án thì có tài trợ.
Xã hội hóa giáo dục thời gian qua đã đem lại một số kết quả đáng khích lệ, bản thân ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Ở nước ta có một nghịch lý, cái đáng xã hội hóa nhanh nhất là kinh tế – tức là sản xuất thì lại rất chậm. Chúng ta đã vào WTO rồi nhưng vẫn ôm ấp, nâng đỡ các tập đoàn sử dụng vốn Nhà nước, bất chấp cả lỗ lãi và nguyên tắc cạnh tranh. Những lĩnh vực Nhà nước phải chịu trách nhiệm bao cấp là chính như giáo dục, văn hóa, y tế… thì mình lại chưa được quan tâm đúng mức. Giáo dục mà làm theo kiểu buông cho thị trường sẽ sinh ra những trường kém chất lượng.
Tất nhiên, chúng ta không ngăn cản người dân bỏ tiền mở mang giáo dục, nhưng không nên buông hẳn ra. Phải đầu tư trường công thật tốt. Ngay Hà Nội có 6 phường ở khu vực phố cổ không có trường tiểu học, có trường mấy chục năm phải học nhờ trong đình làng… Bởi hình như tất cả những địa điểm đẹp nhất của thành phố là nhà hàng khách sạn, những chỗ thu được nhiều tiền…
Vâng. Đúng là như vậy nhưng như ông đã nói ở trên thì để thay đổi được điều đó còn rất khó. Xin cảm ơn ông đã trò chuyện.
Theo Bảo Ngân
Khoa học & Đời sống online
Tiến tới giao quyền tự chủ cho các trường trong việc thi tuyển
"Tôi cho rằng, chúng ta phải tiến nhanh tới việc giao quyền tự chủ cho các nh trường trong việc thi tuyển để các trường tuyển được học sinh có năng lực nhất, đáp ứng với yêu cầu cụ thể của từng ngnh học...".
GS.VS ng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội đã trao đổi với báo chí như vậy bên lề hội thảo "Lấy ý kiến góp ý về việc xây dựng Luật Giáo dục đại học" tổ chức trong 2 ngy 19 - 20/4 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội tổ chức.
Tại buổi góp ý dự thảo Luật Giáo dục đại học lần 2 ny, nhiều đại biểu cả trường công v trường tư đều có đề nghị được tự chủ về vấn đề mở ngnh, tuyển sinh, đo tạo. Những vấn đề ny có đưa vo Luật Giáo dục đại học không thưa GS?
Việc cấp phép, thnh lập trường có 2 vấn đề, nếu mình muốn tạo ra sự tự chủ nhiều hơn thì khi đó hnh lang pháp lý của mình phải chặt chẽ. Các trường được quyền tự chủ trong khuôn khổ ấy đó l một chuyện nhưng hiện nay ta đang thực hiện cấp phép, thnh lập trường theo hình thức "xin - cho" m đã xin nhưng không đáp ứng đầy đủ vẫn cho.
Mở ngnh cũng vậy, nếu mở ngnh có một số yêu cầu đáp ứng nhu cầu xã hội, đội ngũ giáo viên đủ rồi thì mở, đó l một cách. Cách thứ 2, tôi cứ xin, anh cho, tôi mở, căn cứ vo tiêu chuẩn nếu không đủ tiêu chuẩn nhưng chiếu cố. Nhưng có khi tôi đủ tiêu chuẩn rồi thì lại lm khó.
Vậy cách lm để đảm bảo cho các trường tự chủ l phải có quy định hnh lang pháp lý. Hnh lang pháp lý cao nhất l Luật v Luật đã quy định rồi thì không có quy định pháp lý no khác đè lên luật. Còn nếu l Nghị định, Thông tư của Bộ ban hnh sẽ vướng vo các luật khác như thế không có giá trị. ây l cơ hội rất tốt để đưa vấn đề trên vo luật, tạo ra hnh lang pháp lý, tạo quyền chủ động cho các trường.
Lãnh đạo của nhiều trường đại học đều có kiến nghị l bỏ thi đại học. Theo GS có nên bỏ thi đại học để thay thế bằng giải pháp khác như xét tuyển hồ sơ THPT?
Tôi cho rằng, chúng ta phải tiến nhanh tới việc giao quyền tự chủ cho các nh trường trong việc thi tuyển để các trường tuyển được học sinh có năng lực nhất, đáp ứng với yêu cầu cụ thể của từng ngnh học rất đa dạng hiện nay giữa các trường.
Tổ chức thi tuyển theo 3 chung hiện nay cũng có điểm tốt, tiết kiệm được một số hoạt động của các trường nhưng cái mất nhiều hơn. Khi chúng ta tuyển chung không có đặc trưng gì của đại học, trong khi đại học rất đa dạng về ngnh nghề, về nhu cầu, về yêu cầu chất lượng.
Tuy nhiên, theo tôi hiện nay chưa nên bỏ thi đại học. Cách tổ chức như thế no để đỡ căng thẳng v hiệu quả hơn thôi chứ bỏ hẳn không được với lý do sau:
Hiện nay nhu cầu học tập của thanh niên rất lớn, trong khi chỗ ngồi ở trường đại học ít. Ví dụ, có trường tỷ lệ chọi 1/10, thậm chí có trường 1/20. ể thực hiện xem xét hồ sơ của thí sinh, mỗi trường có yêu cầu khác nhau, đánh giá khác nhau, có khi chỗ ny giỏi, chỗ kia kém... Trong khi đó, mình tìm giải pháp đơn giản l xét tuyển để thay thế cho sự chọn lọc l không công bằng, có thể sẽ tiêu cực nhiều. Ở các nước khác họ lm được l chỉ có 1,5 thí sinh chọn lấy 1, lại có nhiều trường đại học để học sinh chọn.
Như vậy, vẫn tổ chức thi tuyển sinh nhưng nó chỉ ở mức độ trường chứ không phải cấp quốc gia nữa v Bộ GD-T cũng không phải tham gia vo. Thi tuyển như hiện nay tự nhiên mình quan trọng hóa vấn đề, lm to chuyện, tạo cho xã hội không khí nặng nề, cng lm ra lộn xộn, cng gây ra tiêu cực, sức ép... Trong khi đó, để cho các trường tự tổ chức tuyển sinh thì vấn đề ny chỉ ở 1 trường tuyển học sinh.
Thí sinh dự thi đại học năm 2010.
Như vậy theo GS, Bộ GD-T giao cho từng trường tự tổ chức tuyển sinh?
úng, giao cho từng trường tự tổ chức tuyển sinh. Có những trường không ra được đề thi thì họ dùng đề thi của trường khác m họ cảm thấy phù hợp. Vấn đề ny, để cho trường đó quyết định, tự chọn đề thi chứ không phải Bộ quyết định nhưng phải hiểu, các trường tự quyết định việc chứ không phải các trường tự lm, 2 vấn đề khác nhau.
Bây giờ việc soạn giáo trình cũng vậy, Bộ giao cho các trường quyết định lựa chọn giáo trình chứ Bộ không giao cho các trường tự lm giáo trình vì có trường không có giáo sư, giảng viên giỏi thì lm sao soạn được giáo trình.
Các trường có quyền quyết định lựa chọn, sử dụng giáo trình no phù hợp với mình chứ không phải Bộ GD-T yêu cầu trường ny dùng giáo trình ny, trường kia dùng giáo trình kia nữa. Như vậy, chúng ta tôn trọng quyền tự quyết của các trường, đó l vấn đề tự chủ của các trường nhưng điều ny không phải các trường tự lực lm được tất cả mọi việc, 2 vấn đề khác hẳn nhau.
Những trường có tỷ lệ đăng ký dự thi v chỉ tiêu cao, tính áp lực cạnh tranh cao thì họ có thể tổ chức thi tuyển nhưng đối với những trường giữa chỉ tiêu v số lượng học sinh có nguyện vọng học ở trường không quá chênh lệch thậm chí ngang bằng thì người ta có thể áp dụng hình thức ghi danh v lựa chọn hồ sơ?
Trước mắt thì chưa nên, nếu như vậy thì lại rơi vo tình trạng các trường tuyển lung tung. Có trường khi tổ chức thi, chỉ 2 - 3 điểm đỗ, cũng tự bảo mình tổ chức tuyển vì hiện nay có trường số lượng thí sinh đăng ký thấp hơn mức nhận tuyển. Nếu mình chấp nhận như vậy thì lại quá dễ dãi v ảnh hưởng đến chất lượng. Chất lượng đó l thiệt cho nhân dân, thiệt cho người học.
Như vậy, chúng ta quay lại trường tự tổ chức tuyển sinh như trước đây đã thực hiện?
Tôi nghĩ mình quay lại hình thức các trường tự lm, tự quyết định tuyển sinh. Bên cạnh đó những gì tốt đẹp của 3 chung thì nên sử dụng lại. Ví dụ: các trường có thể dùng đề thi chung của nhóm trường chứ không dùng đề chung cấp quốc gia nữa. Chung ở đây có nghĩa l tự nguyện.
Còn thời gian tuyển sinh của các trường như thế no thưa GS?
Tôi nghĩ, không nên bắt các trường thi vo một đợt, một ngy, các trường được lựa chọn thời gian tuyển sinh. Các trường thực hiện tuyển sinh cũng phải có thời điểm như thời điểm sau khi học sinh thi tốt nghiệp phổ thông, có thời gian nhất định chuẩn bị hồ sơ, các trường có thời gian chuẩn bị tổ chức, chấm thi, tuyển... v khai giảng vo thời gian quy định. Như vậy sự xê dịch ở đây không lớn nhưng các trường có thể chọn ngy.
Xin cảm ơn GS!
GS.VS. ng Thi: Tự chủ v tự chịu trách nhiệm, chủ trương ny nói từ lâu nhưng nếu thực hiện không thể áp dụng tự chủ cho các trường như nhau m căn cứ vo vị trí, năng lực của trường đó. Giữa trường công lập v tư thục hoạt động khác nhau nên tự chủ cũng phải khác nhau. Tự chủ chia lm 2 việc: Thứ nhất
Theo Dân Trí
6 giai đoạn sinh lý của phụ nữ Cuộc đời người phụ nữ trải qua 6 giai đoạn sinh lý: sơ sinh, nhi đồng, dậy thì, trưởng thành, tiền mãn kinh, mãn kinh và già. Ơ môi giai đoan đêu chiu sư tac đông khac nhau vê sinh ly Giới hạn về tuổi tác giữa các giai đoạn chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền, môi trường, chất dinh dưỡng,...