GS.TS Lê Vinh Danh: “Sẽ phá sản mục tiêu tự chủ đại học nếu Nghị định làm không tốt”

Theo dõi VGT trên

Nhận xét về Dự thảo Nghị định tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học đang lấy ý kiến góp ý để trình Chính phủ, GS.TS Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng cho rằng, trong Dự thảo một số quyền của các đại học tự chủ bị tước bỏ; cơ sở giáo dục đại học sẽ không được tự chủ như khi chưa có Nghị định.

GS.TS Lê Vinh Danh: Sẽ phá sản mục tiêu tự chủ đại học nếu Nghị định làm không tốt - Hình 1

GS.TS Lê Vinh Danh

Theo GS.TS Lê Vinh Danh, Dự thảo này nếu được ban hành đúng như vậy, sẽ tạo ra một bước thụt lùi rất lớn so với tinh thần của Nghị quyết 77, Luật GDĐH sửa đổi (có hiệu lực từ 01/7/2019), Nghị quyết 19 của Hội nghị TW6 vì một số quyền của các đại học tự chủ bị tước bỏ, không bằng khi chưa có Nghị định.

Dự thảo thay vì phải bám sát Nghị quyết TW 6, Nghị quyết 08 của Chính phủ, Luật sửa đổi-bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học, Nghị quyết 77 và các văn bản liên quan để chuẩn bị dự thảo thì nội dung lại chủ yếu lấy nội dung từ các qui định hiện hành, chưa kịp sửa của Bộ GD&ĐT và các Bộ khác để qui định.

Như vậy là phản khoa học dẫn đến hệ quả Dự thảo Nghị định kém xa nội dung của Nghị quyết 77 bởi những qui định chi li, bó buộc theo cơ chế xin – cho kiểu cũ.

Những vấn đề trong Dự thảo không được giải thích rõ đại học tự chủ là: đơn vị hành chính – nhà nước hay đơn vị dịch vụ công (để rồi giải thích các quyền phía sau của đơn vị). Nếu là đơn vị dịch vụ công, thì phải áp dụng theo Luật doanh nghiệp hay luật nào?

Hay như quyền quyết định nhân sự (của từng loại đơn vị tự chủ); quyền quyết định nhiệm kỳ, t.uổi bổ nhiệm của Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng; quyền quyết định bộ máy tổ chức; quyền quyết định sử dụng tài sản và nguồn thu do đại học tự làm ra; đơn vị tự chủ đầu tư bằng nguồn t.iền do trường tự tích lũy thì áp dụng theo Luật đầu tư công hay Luật đầu tư?; các quyền khác thì theo Luật doanh nghiệp hay Luật chuyên ngành đối với đơn vị hành chính-sự nghiệp?…

Tại sao ông lại có sự nhìn nhận như vậy?

Nghiên cứu dự thảo tôi thấy, cơ quan quản lý ngành có vẻ không muốn “buông” cho các đại học được thực sự tự chủ. Bộ vẫn muốn quản, vẫn muốn duy trì cơ chế xin cho vì thế, cần xem xét thận trọng chủ trương “bỏ bộ chủ quản” do Bộ khởi xướng, rất có thể sẽ là “bỏ bộ chủ quản” nhưng sẽ hình thành “bộ quản lý” (theo tư duy cũ) các trường đại học.

Tôi nghĩ, Nghị định có thể ra chậm để lấy ý kiến rộng rãi hơn, nhất là ý kiến của những người làm thực tế, từ các trường đã tự chủ thành công để có một Nghị định để đời và làm thay đổi diện mạo giáo dục, mở rộng quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập trong giáo dục theo đúng tinh thần NQ TW 6.

Nếu ban hành vội vàng, ban hành khi các luật như: Luật viên chức, Luật lao động, Luật đầu tư công chưa kịp sửa cho đúng tinh thần NQ TW 6, chúng ta sẽ có một Nghị định mới, nhưng lại theo các qui định pháp luật cũ, ngược lại với NQ TW 6, điều này sẽ để lại những di chứng có hại lâu dài cho nền GDĐH nước nhà.

Quan điểm của ông có vẻ hơi trái ngược, ông có thể giải thích rõ?

Nghị định này dự kiến ban hành trong bối cảnh Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (Luật số 34) vừa được Quốc hội ban hành và sẽ có hiệu lực vào ngày 01/7/2019. Vì thế, có thể coi Nghị định này là một Đạo luật.

Đạo luật này không phải là Đạo luật qui định cho phép tự chủ, hay qui định về điều kiện đăng ký để được tự chủ mà là Đạo luật triển khai các hoạt động tự chủ cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học theo tinh thần của Luật số 34 (bao gồm cả đại học tư thục, công lập và nước ngoài; đại học tự chủ toàn diện, tự chủ một phần và chưa tự chủ).

Do đó, Nghị định này không thể đơn giản là văn bản triển khai hay chi tiết hóa Luật số 34 mà phải là một văn bản pháp lý qui định mới hơn nữa về tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học.

Video đang HOT

Việc dẫn chiếu Luật giáo dục đại học, các Luật viên chức, Luật lao động, Luật đầu tư công trong các qui định của Nghị định là cần thiết nhưng nhất thiết phải xem xét các qui định pháp luật trên có phù hợp với tinh thần của NQ TW 6 hay không?; nếu không, chúng ta đang cố gắng đi xây dựng một mô hình quản trị tự chủ, song lại dẫn chiếu những qui định từ những Luật cũ, chưa sửa đổi. Cách dẫn chiếu ấy sẽ làm phá sản mục tiêu tự chủ.

Luật số 34 có nhiều điểm tiến bộ. Do đó, Nghị định này cần tiếp thu đầy đủ những điểm tiến bộ trên và mở rộng hơn nữa, cụ thể hơn nữa quyền tự chủ của các CSGD.

GS.TS Lê Vinh Danh: Sẽ phá sản mục tiêu tự chủ đại học nếu Nghị định làm không tốt - Hình 2

GS.TS Lê Vinh Danh: “Việc qui định về tự chủ phải đặt các cơ sở giáo dục vào môi trường đang cạnh tranh trong đào tạo đại học”.

Vậy theo ông, dự thảo Nghị định này mở rộng như thế nào để đạt kết quả?

Thứ nhất, Nghị định phải tiếp thu toàn vẹn những giá trị mới của Luật số 34.

Thứ hai, bảo đảm rằng cơ chế tự chủ có khác biệt và tiến bộ, phát triển hơn so với mô hình quản trị đại học chưa tự chủ (mô hình thông thường).

Trong Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Ban chấp hành Trung ương đã đưa ra rất nhiều giải pháp đột phá cho việc đổi mới hoạt động, quản lý của các cơ sở giáo dục đại học như: không áp dụng chế độ công chức trong các đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; thí điểm thuê người điều hành; áp dụng mô hình quản lý như doanh nghiệp đối với các cơ sở giáo dục đại học….

Những giải pháp trên là mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng trong đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH. Do đó, không có bất kỳ lý do nào để các qui định trong Nghị định tự chủ đại học lại còn có giải pháp ôn hòa, thỏa hiệp hay thụt lùi, bảo thủ hay kém quyết liệt hơn so với NQTW 6.

Ban soạn thảo chỉ cần chuyển hóa các giải pháp mà Trung ương đặt ra và pháp lý hóa theo ngôn từ pháp luật. Chỉ cần vậy, chúng ta sẽ có được văn bản pháp quy phù hợp với chỉ đạo của Đảng và chắc chắn là Dự thảo Nghị định về tự chủ đại học sẽ rất chất lượng.

Việc qui định về tự chủ phải đặt các cơ sở giáo dục vào môi trường đang cạnh tranh trong đào tạo đại học; cần bảo đảm rằng các cơ sở đào tạo đại học công lập có được cơ hội cạnh tranh bình đẳng, công bằng, lành mạnh với các cơ sở đào tạo thuộc các hình thức khác như đại học tư, đại học nước ngoài, đại học quốc gia.

Chỉ có như vậy, giáo dục đại học mới có cơ hội phát triển và đạt được những thành tựu trong tương lai cả về giáo dục và nghiên cứu.

Vậy ông có đề nghị gì đối với dự thảo Nghị định này?

Về nội dung, chúng tôi đề nghị cần chia chính xác 3 loại hình đại học hiện nay theo mức độ tự chủ từ trên xuống là Đại học tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên và chi đầu tư; Đại học tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên; Đại học tự chủ một phần chi thường xuyên.

Mỗi loại hình có một chương quy định riêng về 3 vấn đề: quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình, những hỗ trợ từ nhà nước.

Vì sao phải phân loại và qui định như vậy, ông có thể giải thích rõ?

Thứ nhất, đại học còn được bao cấp hoàn toàn chi thường xuyên trở lên là đơn vị chưa tự chủ, vẫn còn có công chức theo văn bản mới nhất của Văn phòng Chính phủ. Do đó, nhóm đại học này không phải là đối tượng của Nghị định này.

Thứ hai, như vậy, chi thường xuyên là chỉ dấu rất quan trọng để xác định mức độ tự chủ vì nó xác định loại hình lao động làm việc trong đại học tự chủ.

Thứ ba, căn cứ vào chi thường xuyên, chỉ có 3 loại hình trên mà thôi.

Thứ tư, vì loại 1 và loại 2 không còn công chức, loại 3 còn công chức một thời gian nữa. Trong khi loại 2 và loại 3 tiếp tục vẫn còn ngân sách nhà nước chi đầu tư, chi cho các dự án dở dang một thời gian thì loại 1 hoàn toàn không.

Do đó, loại 2 và loại 3 sẽ còn áp dụng Luật đầu tư công và quản lý tài sản công, trong khi loại 1 hoàn toàn có thể và nên được chuyển sang hoạt động như doanh nghiệp không áp dụng Luật đầu tư công và quản trị tài sản công.

Khi đã phân định đúng 3 loại hình đại học tự chủ ngay từ đầu dựa vào “chi thường xuyên”, ta sẽ có qui định được chính sách đúng cho từng loại để giúp tất cả đều phát triển. Điều này rất quan trọng và vô cùng có ý nghĩa.

Và như vậy, khi đã phân loại đúng thì Nghị định này cần được chỉnh lại, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với từng loại trong cả 3 loại để giúp tất cả cùng phát triển. Bởi mỗi loại có đặc thù rất khác nhau và không thể cào bằng về mặt quy định.

Ngoài ra, với những vấn đề còn lại, Bộ phận làm dự thảo cần tự trả lời các câu hỏi: Liệu trong thực tế có làm được điều đó không? liệu như thế là đã bảo đảm công bằng giữa các loại hình trường chưa? liệu mình có đang tạo dễ dàng và thuận lợi cho cơ quan quản lý và đẩy khó khăn về cho trường không?….

Trả lời tốt những câu hỏi này có trách nhiệm, mới mong có được một Dự thảo tốt.

Điểm cuối cùng là không thể viện dẫn những Luật cũ, chưa sửa đổi theo chỉ đạo của NQTW 6 để làm Nghị định vì như thế làm cho Nghị định không phù hợp thực tế. Thà rằng có thể chờ các qui định pháp luật lỗi thời kia được sửa đổi theo đúng NQTW 6 (như trường hợp Luật số 34) hãy ban hành Nghị định tự chủ.

Xin trân trọng cám ơn ông!

Hồng Hạnh

Theo Dân trí

Đổi mới quản trị đại học: Hướng tới mô hình định hướng doanh nghiệp

Tự chủ là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Với Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học vừa được thông qua đã giúp hoàn chỉnh khung pháp lý cho việc đổi mới công tác quản trị các cơ sở giáo dục đại học.

Đổi mới quản trị đại học: Hướng tới mô hình định hướng doanh nghiệp - Hình 1

Một sản phẩm nghiên cứu khoa học của SV Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng tham dự Triển lãm công nghệ BKDN-TECHSHOW 2018

Tự chủ và trách nhiệm giải trình

Trước khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho thí điểm tự chủ ĐH vào tháng 12/2017, nguồn thu của Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) không chỉ là học phí mà còn từ các hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ; đào tạo, tư vấn cho các doanh nghiệp bên ngoài và hợp tác quốc tế.

PGS.TS Trần Đình Khôi Nguyên - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng cho biết: "Chủ trương của Chính phủ khi giao quyền tự chủ là đòi hỏi các cơ sở GDĐH phải chủ động liên kết với bên ngoài để chuyển giao các kiến thức khoa học vào đời sống thực tiễn. Cơ sở để Chính phủ giao quyền tự chủ luôn xem xét đến khả năng đa dạng hóa nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, chứ không chỉ đơn thuần là từ học phí. Đây cũng chính là kinh nghiệm tự chủ của các trường ĐH trên thế giới. Do vậy, khi chuyển sang tự chủ ĐH, nhà trường luôn xem hợp tác quốc tế và NCKH là một hướng chủ đạo để tăng cường năng lực tài chính của mình".

Ngoài Trường ĐH Kinh tế đang thí điểm áp dụng tự chủ ĐH, trong khi chờ Nghị định về tự chủ của Chính phủ và Luật Giáo dục đại học sửa đổi, ĐH Đà Nẵng đã triển khai mạnh mẽ tự chủ giữa ĐH Đà Nẵng với các cơ sở giáo dục thành viên. Như Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) đã trao thêm quyền tự chủ cho các khoa theo hướng chủ động tuyển sinh cao học, chủ động bố trí giờ giảng của giảng viên theo yêu cầu của nhà trường.

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc ĐH Đà Nẵng, cùng với triển khai tự chủ ĐH, với mô hình ĐH vùng, ĐH Đà Nẵng sẽ áp dụng các phương thức quản trị ĐH tiên tiến từ kinh nghiệm và mô hình các ĐH lớn (đa lĩnh vực, có học hiệu và vị thứ xếp hạng trong top đầu thế giới) để ban hành chiến lược, đề án phát triển tổng thể ĐH vùng và các cơ sở GDĐH thành viên.

Đổi mới quản trị đại học: Hướng tới mô hình định hướng doanh nghiệp - Hình 2

Ảnh minh họa

Đưa tư duy doanh nghiệp vào quản trị đại học

PGS.TS Đoàn Quang Vinh - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa cho biết: Năm học này, lần đầu tiên, nhà trường tổ chức đào tạo cán bộ quản lý. Cùng với việc sắp xếp lại các phòng chức năng, Trường ĐH Bách khoa còn thành lập tổ Công nghệ thông tin trực thuộc Ban giám hiệu để đẩy mạnh công tác quản lý bằng ứng dụng CNTT, triển khai mô hình một cửa phục vụ SV...

Theo GS.TS Trần Văn Nam - nguyên Giám đốc ĐH Đà Nẵng, để quản trị hiệu quả và nâng cao tính tự chủ, các cơ sở GDĐH nên tổ chức, quản lý như một công ty, với các cơ chế hoạt động và giám sát hiệu quả. Đây cũng là mô hình của các trường ĐH áp dụng phương thức quản trị tiên tiến. Trường ĐH theo mô hình doanh nghiệp không theo đuổi mục tiêu kinh tế mà tích hợp với phát triển tri thức khoa học, hướng tới tạo ra một giá trị cộng hưởng thiết thực và hiệu quả hơn. Tăng nguồn thu thông qua NCKH và chuyển giao công nghệ đang là con đường mà các trường ĐH thực hiện tự chủ hướng tới, vừa là cách để nhà trường tự chủ kinh tế nhưng đồng thời cũng là đòn bẩy để nâng cao chất lượng đào tạo.

TS Phạm Thị Lan Phượng - Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh cho rằng: Cơ chế hình thành chính sách và ra quyết định ở các trường ĐH Việt Nam hiện nay ít nhấn mạnh thẩm quyền của đội ngũ cán bộ học thuật mà dành một quyền lực cao cho các bộ phận quản lý điều hành và phục vụ. Để tăng cường tiếng nói của cán bộ học thuật và thúc đẩy sáng kiến đổi mới, có thể thiết lập cơ chế đàm phán và thỏa thuận theo hạng mục công việc giữa lãnh đạo cấp trường với khoa, nhóm chuyên môn.

Áp dụng hình thức điều phối theo thỏa thuận thay cho điều khiển của cấp trên đối với cấp dưới đòi hỏi một sự thay đổi văn hóa tổ chức và tầm nhìn của người lãnh đạo. Như với Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng, với cơ chế phân quyền trong quản lý, các khoa/bộ môn được quyền chủ động mời các doanh nghiệp, tổ chức tuyển dụng liên quan đến từng chuyên ngành đào tạo về từng khoa, bộ môn để cung cấp những thông tin liên quan đến chuyên môn đào tạo như cập nhật xu hướng, công nghệ mới, thông tin về cơ hội việc làm... Cách làm này có thể giúp khai thác hết thế mạnh của từng cá nhân, tổ chức trong các bộ phận của nhà trường hơn là chỉ tập trung ở một bộ phận phục vụ SV hoặc ban giám hiệu.

GDĐH Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa cùng với những tiến bộ của khoa học công nghệ cũng như sự cạnh tranh do nỗ lực vận dụng cơ chế thị trường. Cải thiện chất lượng quản trị đại học theo hướng tiên tiến, hiện đại đang được kỳ vọng là đòn bẩy quan trọng để cải thiện chất lượng trong mọi lĩnh vực của giáo dục đại học nếu các cơ sở giáo dục không muốn mất ưu thế ngay trên sân nhà.

Ánh Ngọc

Theo giaoducthoidai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Người tố Nam Thư giật chồng đăng clip 6 phút: Run rẩy khi đọc tin nhắn, con trai kể 1 chi tiết g.ây s.ốc
07:02:53 07/07/2024
Nam Thư để lộ bằng chứng liên quan đến người đàn ông trong drama giật chồng?
06:35:55 07/07/2024
Xôn xao loạt tin nhắn mẹ chồng hăm dọa con dâu vì "bóc phốt" chồng ngoại tình trên MXH
06:24:31 07/07/2024
Thúy Ngân kể hậu trường cảnh gào khóc gây chú ý trên màn ảnh Việt
06:15:22 07/07/2024
Ly hôn nửa năm, tôi c.hết sững thấy vợ cũ đẫy đà trong chiếc váy ngắn, nghe em nói một câu mà tôi cả đêm thức trắng
09:35:29 07/07/2024
Clip hot: Son Ye Jin lần đầu tiết lộ lý do phải lòng Hyun Bin
06:19:21 07/07/2024
Chị vợ khóc nấc tung clip 6 phút vạch trần Nam Thư, xé lòng câu nói của con trai
10:44:18 07/07/2024
Mỹ nam là "báu vật của showbiz" về quê chăn vịt
06:31:37 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

10 bộ trang phục mùa hè trẻ trung, sành điệu nhất của Selena Gomez

Phong cách sao

12:42:03 07/07/2024
Muốn có thêm ý tưởng diện đồ trong mùa hè, chị em hãy tham khảo phong cách của Selena Gomez.Thời trang mùa hè của Selena Gomez không chỉ có sự trẻ trung, tươi tắn mà còn ghi điểm sang trọng.

Di truyền là một trong những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến vô sinh nam

Kiến thức giới tính

12:22:30 07/07/2024
Hiện nay, tình trạng vô sinh nam ngày càng phổ biến, khiến nam giới cảm thấy tự ti và ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Đan Trường: lười đóng MV của mình, dùng AI thay thế để lộ chi tiết đáng sợ

Sao việt

12:19:58 07/07/2024
Mới đây, dân tình không khỏi hoang mang trước hình ảnh đơ cứng của Đan Trường khi phát hành MV Em ơi ví dầu nhờ ứng dụng công nghệ AI. Cứ ngỡ sự sáng tạo này sẽ khiến MV trở nên độc nhất, nhưng thực tế lại gây tác dụng phụ

Kỳ thú ruộng bậc thang, Lào Cai

Du lịch

12:19:43 07/07/2024
Vùng núi cao tỉnh Lào Cai có hai mùa tuyệt đẹp để ngắm cảnh kỳ thú của ruộng bậc thang - Mùa gieo cấy lúa ruộng đẹp như những bức tranh thuỷ mặc và mùa lúa chín vàng đẹp như mơ trải dài ven sườn núi

Áo váy trắng đi biển cho những cô nàng thuần khiết

Thời trang

12:19:36 07/07/2024
Với hội chị em yêu thích sự thuần khiết, nữ tính và tính ứng dụng cao thì đừng nên bỏ qua gợi ý áo váy trắng dưới đây để có vẻ ngoài hoàn hảo nhé!

Dàn cảnh để trộm 17 điện thoại tại hội chợ triển lãm

Pháp luật

12:17:29 07/07/2024
Ngày 7/7, Trạm CSGT Madagui, Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã bàn giao 3 đối tượng liên quan tới hành vi trộm cắp tài sản cho Công an TP Bảo Lộc điều tra theo thẩm quyền.

Tăng acid uric m.áu: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Sức khỏe

12:11:34 07/07/2024
Do đó, người mắc phải các bệnh lý này cần tuân thủ phác đồ điều trị y khoa và những lưu ý của bác sĩ để có thể kiểm soát được tình trạng bệnh, từ đó phòng tránh được nguy cơ tăng acid uric m.áu.

Ít nhất 4 người bị mắc kẹt trong vụ sập tòa nhà ở miền Tây Ấn Độ

Thế giới

12:08:01 07/07/2024
Ít nhất 4 người được cho bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của một tòa nhà bị sập ở bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ, vào ngày 6/7 sau những trận mưa lớn liên tục trong những ngày qua.

Hai người đàn ông nhận kết cục thảm vì không tin lời của nhà tiên tri mù Vanga

Netizen

12:00:49 07/07/2024
Nhà tiên tri mù người Nga Baba Vanga nổi tiếng thế giới với khả năng dự đoán như thần những sự kiện lớn của nhân loại. Nhưng chính những người thân thuộc với bà nhất lại không tin vào những lời tiên đoán đókhiến họ phải trả giá bằng mạn...

Nhận miễn phí ngay game siêu chất lượng, đồ họa quá đẹp, giá ban đầu lên tới gần 200.000

Mọt game

11:43:18 07/07/2024
Những món quà tặng miễn phí trên Epic Games Store đã dần trở thành thói quen đối với tất cả các game thủ, và đây cũng là điều mà nền tảng này hướng tới ngay từ khi ra mắt vào năm 2019.

'Hệ tư tưởng' Bích Phương chỉ thích nằm dạo này sắc vóc 'slay' hết chỗ chê

Làm đẹp

11:09:56 07/07/2024
Bích Phương nhiều lần tự nhận mình là người lười nhất Việt Nam, chỉ thích nằm và ít khi ra ngoài. Vậy làm thế nào để cô giữ được vóc dáng chuẩn nét khiến vạn người mê như vậy?