GS.TS Lê Quang Cường được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có Quyết định Bổ nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2018 – 2023 tới GS. TS Lê Quang Cường.
Tại Quyết định 442/QĐ – TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Giáo sư, Tiến sĩ Lê Quang Cường, (sinh ngày 15/8/1958) nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Giảng viên cao cấp trường Đại học Y Hà Nội, giữ chức vụ Phó Chủ tịch phụ trách nhóm ngành khoa học sức khỏe, Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2018 – 2023.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký 16/4/2019.
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Quang Cường
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2018 – 2023.
Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng.
Giáo sư, Tiến sĩ, Viện sĩ Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng, phụ trách nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ.
Video đang HOT
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng, phụ trách nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật, thể dục thể thao.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chủ tịch Hội đồng quyết định bổ nhiệm các Ủy viên Hội đồng và xem xét điều chỉnh, bổ sung thường xuyên hàng năm theo quy định.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Lý lịch khoa học của Hội đồng giáo sư nhà nước được công khai
Thành viên Hội đồng giáo sư là giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở thực hành của nhóm ngành sức khỏe.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Thông tư 04 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng giáo sư nhà nước, các Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng giáo sư cơ sở. Văn bản này thay thế cho Thông tư 25 năm 2013 và Thông tư 05 năm 2014.
Theo đó, thành viên Hội đồng giáo sư là giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục đại học nhóm ngành sức khỏe của Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại điều 17 Quyết định 37 năm 2018.
Thành viên của Hội đồng giáo sư không còn đủ tiêu chuẩn quy định trên hoặc bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên thì cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng giáo sư quyết định miễn nhiệm, bổ nhiệm người thay thế.
Các giáo sư Đại học Nông Lâm TP HCM trong một lễ tốt nghiệp. Ảnh: Mạnh Tùng.
Hội đồng giáo sư nhà nước thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều 14 Quyết định số 37, thông qua kế hoạch xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư hàng năm do văn phòng Hội đồng giáo sư nhà nước đề xuất.
Hội đồng giáo sư nhà nước gồm thường trực hội đồng và các ủy viên. Thường trực hội đồng gồm chủ tịch, phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký và các phó chủ tịch khác do Thủ tướng bổ nhiệm. Số lượng ủy viên đảm bảo theo số lượng Hội đồng giáo sư ngành cho Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo - Chủ tịch Hội đồng giáo sư nhà nước bổ nhiệm.
Trình thực bổ nhiệm ủy viên Hội đồng giáo sư nhà nước như sau: Đầu tiên Hội đồng giáo sư ngành ở nhiệm kỳ trước giới thiệu ứng viên ủy viên và tóm tắt lý lịch khoa học. Số lượng ứng viên giới thiệu tối đa bằng số lượng thành viên của Hội đồng giáo sư ngành của nhiệm kỳ trước.
Cơ sở giáo dục đại học giới thiệu ứng viên và tóm tắt lý lịch khoa học. Mỗi ngành giới thiệu tối đa ba ứng viên. Nhà giáo, nhà khoa học và nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục đại học được giới thiệu ứng viên thông qua hình thức trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Hội đồng.
Văn phòng Hội đồng tổng hợp danh sách ứng viên được giới thiệu từ các nguồn nên trên, trình thường trực Hội đồng thống nhất danh sách. Căn cứ ý kiến thống nhất của thường trực hội đồng, văn phòng Hội đồng thống nhất với Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
Danh sách thành viên Hội đồng và bản tóm tắt lý lịch khoa học của các thành viên được công khai trên trang thông tin điện tử của Hội đồng giáo sư nhà nước .
Với Hội đồng giáo sư ngành, cơ cấu từ bảy đến 15 người, gồm chủ tịch, một phó chủ tịch, thư ký và các ủy viên do Chủ tịch Hội đồng giáo sư nhà nước quyết định thành lập và bổ nhiệm căn cứ theo yêu cầu.
Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngành là ủy viên Hội đồng giáo sư nhà nước. Số lượng thành viên cùng một cơ sở giáo dục đại học tham gia trong một Hội đồng giáo sư ngành không quá ba. Ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư thì trong năm đó không tham gia Hội đồng giáo sư ngành.
Cũng theo quy chế này, cơ sở giáo dục đại học có ứng viên là giảng viên cơ hữu đăng ký xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư, có nhu cầu thành lập Hội đồng giáo sư cơ sở.
Cơ sở giáo dục đại học đã hoàn thành ít nhất ba khóa đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Năm trước liền kề với năm thành lập Hội đồng, cơ sở giáo dục đại học không vi phạm các quy định về hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, cơ sở giáo dục đại học phải có tối thiểu chín giảng viên cơ hữu có chức danh giáo sư, phó giáo sư. Để đủ số lượng thành viên theo quy định, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có thể mời giáo sư, phó giáo sư trong và ngoài nước tham gia giảng dạy tại cơ sở giáo dục đại học tham gia, nhưng số lượng không quá một phần ba.
Ngày 31/8, Thủ tướng ban hành Quyết định 37 quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Mạnh Tùng
Theo VNE
Sẽ siết chặt hơn việc xét công nhận giáo sư Bộ GD-ĐT vừa công bố Dự thảo thông tư Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở. Thông tư mới được xây dựng sẽ thay thế Thông tư 25/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng GD-ĐT ban hành Quy chế tổ chức và...