GS.TS dinh dưỡng: Đi siêu thị mà không biết điều này, bạn có thể bị lừa về thực phẩm “không chứa chất phụ gia”
Một bà nội trợ vào siêu thị, mắt sáng lên khi thấy trên bao bì dòng chữ “không chứa chất bảo quản”, “không phụ gia”, nhưng chị đâu biết rằng mình có thể đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng.
Bạn có biết sự thật đằng sau khái niệm “không chất phụ gia” trên bao bì thực phẩm?
Bài viết này của chuyên gia Dương Thanh Hinh, nghiên cứu sinh tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Đông Trung Quốc, chuyên khoa Chất lượng và An toàn Thực phẩm.
Người thẩm định bài viết này: Giáo sư Tiến sĩ Lưu Thiếu Vĩ, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Đông Trung Quốc, Tiến sĩ Khoa học Thực phẩm từ Đại học Bang Pennsylvania, Sau Tiến sỹ tại Đại học Bang Kansas, Hoa Kỳ.
Bước vào siêu thị, chúng ta có thể sẽ nhìn thấy nhiều gói hàng trên kệ thực phẩm được ghi dòng chữ “không bổ sung chất bảo quản”, “không chứa chất phụ gia” và “không…”… giống như một xu thế chứng minh thực phẩm này nguyên chất hoặc thuần khiết.
Từ lâu, nhiều người tiêu dùng cho rằng “thực phẩm càng có nguồn gốc tự nhiên thì càng an toàn và tốt cho sức khỏe”. Do đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc quảng bá “không chất phụ gia” và quảng bá mạnh mẽ các loại thực phẩm chính gốc, nguyên bản hoặc hoàn toàn tự nhiên của họ.
Tuy nhiên, Cục Quản lý Nhà nước về Thị trường (TQ) mới đây đã ban hành “Biện pháp giám sát và quản lý việc ghi nhãn thực phẩm (Dự thảo để lấy ý kiến)” để lấy ý kiến của công chúng. Văn bản này quy định rõ ràng rằng các nhãn ghi “không có chất phụ gia” và “không có chất bổ sung” không được sử dụng trong thực phẩm. Tại sao như vậy?
Trong thực tế, hầu hết các nhãn mác “không chứa chất phụ gia” thực ra là lừa đảo. Cái gọi là “zero-add” hay “không chứa chất phụ gia” có nghĩa là nó không chứa bất kỳ chất phụ gia nào, nhưng nếu bạn suy nghĩ kỹ về nó, nó thực sự không thực tế để đạt được zero-add cho thực phẩm đóng gói sẵn do doanh nghiệp chế biến.
Ví dụ đơn giản nhất, ngay cả bánh bao hấp và bánh mì nướng hàng ngày chúng ta ăn cũng phải sử dụng men. Thậm chí, một số bao bì thực phẩm còn viết rất nhiều thông tin về việc không chứa chất phụ gia này, nhưng thực tế lại chứa chất phụ gia khác tương tự.
Ví dụ, một số loại sữa chua được tuyên bố là không thêm chất bảo quản, nhưng thực chất lại thêm chất làm đặc.
Một số chuyên gia cho biết: “Phụ gia thực phẩm là cần thiết để gia vị và bảo quản chất lượng. Việc sản xuất và chế biến thực phẩm hiện đại không thể thiếu phụ gia thực phẩm. Hầu như không có thực phẩm nào là không thêm chất phụ gia. Khái niệm “không có chất phụ gia” chỉ là một chiến thuật của tuyên truyền kinh doanh.
Video đang HOT
1, Phụ gia thực phẩm là “linh hồn” của ngành công nghiệp thực phẩm hiện đại
Với mức sống ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng ngày càng có tiêu chuẩn cao hơn đối với thực phẩm, nhiều người đã đến mức cảm thấy sợ hãi khi nói đến chuyện thực phẩm có chứa chất phụ gia. Một khi vấn đề an toàn thực phẩm phát sinh, các chất phụ gia thường trở thành “vật mang tội”.
Phụ gia thực phẩm là một trong những thứ tích cực, phát triển và cải tiến nhất của ngành công nghiệp thực phẩm. Nó được thêm vào thực phẩm với mục đích cải thiện màu sắc, mùi thơm và mùi vị của thực phẩm, cũng như cho nhu cầu chống bị hỏng, có thể bảo quản và chế biến nhân tạo từ các chất tổng hợp hoặc tự nhiên.
Phụ gia thực phẩm đã thúc đẩy rất nhiều sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm. Chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm mới có thể kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, cung cấp cho con người món ăn ngon hơn và thực phẩm bổ dưỡng và đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người.
Phụ gia thực phẩm là sản phẩm của sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm hiện đại, không có phụ gia thực phẩm thì sẽ không có ngành công nghiệp thực phẩm hiện đại. Vì vậy, phụ gia thực phẩm còn được gọi là “linh hồn” của ngành thực phẩm hiện đại.
Một số người nghĩ rằng họ có thể tránh xa các chất phụ gia khi nấu ăn ở nhà. Trên thực tế, các loại gia vị khác nhau được sử dụng trong nấu ăn cũng là chất phụ gia.
Ví dụ, nước tương có chứa màu caramel, kali sorbat, natri benzoat và các chất phụ gia thực phẩm khác, và muối là chất chống đông, chất chống oxy hóa được thêm vào trong dầu ăn… đều là phụ gia thực phẩm.
Đây là lý do khi chúng ta để thực phẩm như dầu ăn lâu ngày thì cũng không có “mùi lạ”, hoặc các loại muối không dễ bị vón cục trong mùa hè.
2 , Bao bì viết “không có chất phụ gia” cũng không nhất thiết là thật sự không có chất phụ gia
Ví dụ, một số loại thực phẩm được dán nhãn là “không có chất bảo quản” được bảo quản trong thời gian dài bằng cách thêm một lượng lớn muối và đường.
Việc tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm này sẽ gây ra nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp và tiểu đường, và tác hại khác có thể gây ra cho cơ thể con người có thể vượt quá những thực phẩm sử dụng chất bảo quản được thêm vào hợp pháp trong ngưỡng cho phép. Điều này có nghĩa là, thà cho chất phụ gia đúng liều lượng, còn hơn là thay thế chất phụ gia bằng đường và muối.
Ngoài ra, có một số nhãn hàng kinh doanh không ghi cụ thể là chưa thêm chất nào mà nói chung chung là không thêm vào, khiến người ta lầm tưởng đây là thực phẩm không có chất phụ gia.
Ví dụ, một số thực phẩm không cần thêm chất bảo quản như mật ong (nhiều đường), mì gói (khô), đồ chua (nhiều muối),… Tuy những thực phẩm này không có chất bảo quản nhưng sẽ chứa những phụ gia thực phẩm khác, đây cũng là một kiểu đánh lừa người tiêu dùng.
3, Thực phẩm “không chứa chất phụ gia” không có nghĩa là lành mạnh và an toàn hơn
Trên thực tế, ngay cả khi thực ph ẩm thực sự “không có chất phụ gia”, cũng không nhất thiết có nghĩa là nó an toàn, lành mạnh và bổ dưỡng.
Các chuyên gia giải thích rằng, ví dụ như loại thực phẩm không có chất bảo quản sẽ dễ bị hư hỏng hơn, dẫn đến nguy cơ sức khỏe cao hơn. Nếu là thực phẩm không thể ăn hết một lần và nếu nguyên liệu của nó không thể ức chế sự phát triển của vi sinh vật thì biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm là bổ sung chất bảo quản.
Ngoài ra, đôi khi lượng phụ gia thực phẩm phù hợp có thể làm giảm và loại bỏ đầu ra các chất độc hại trong quá trình sản xuất thực phẩm. Ví dụ, khi chúng ta ngâm/muối thực phẩm, việc bổ sung axit ascorbic, thường được gọi là vitamin C, có thể làm giảm hàm lượng nitrit gây ung thư một cách hiệu quả.
Ngày nay, cơ quan chức năng đã xây dựng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và chi tiết về phạm vi và liều lượng của các loại phụ gia thực phẩm khác nhau, và các phụ gia thực phẩm được phép sử dụng đã trải qua quá trình kiểm tra và đánh giá an toàn khoa học và nghiêm ngặt.
Vì vậy, không cần phải nghĩ rằng “không chứa phụ gia” đồng nghĩa với tốt, và “có chất phụ gia” có nghĩa là xấu, miễn là mỗi chất phụ gia được sử dụng trong phạm vi liều lượng an toàn của từng loại chất phụ gia theo khuyến cáo thì sẽ không có vấn đề về an toàn.
Nguy cơ ung thư từ thực phẩm chế biến sẵn
Các nhà khoa học chỉ ra mối liên hệ giữa thực phẩm siêu chế biến với ung thư. Theo đó, cứ mỗi 10% thực phẩm siêu chế biến có trong khẩu phần, nguy cơ mắc ung thư sẽ tăng thêm 12%.
Thực phẩm siêu chế biến là những loại thực phẩm được chế biến công nghiệp, thức ăn sẵn, đang được ưa chuộng hiện nay.
Thực phẩm chế biến sẵn thường có từ 5 thành phần trở lên, bao gồm muối, đường, chất chống oxy hóa, chất ổn định, bảo quản. Trong thực phẩm siêu chế biến, từ bánh kẹo cho đến những loại súp đóng hộp có chứa nhiều hương vị nhân tạo, chất phụ gia, nhưng rất khó để nhận ra và không thể đọc được trong danh sách các thành phần gây hại sinh ra qua quá trình chế biến có trong thực phẩm đó.
Thực phẩm siêu chế biến rất hấp dẫn bởi vì chúng thường rẻ hơn và ngon miệng do có lượng đường, muối và chất béo bão hòa cao; được bán rộng rãi trên thị trường, có thể ăn ngay, và thời hạn sử dụng dài.
Tuy tiện lợi và ngon miệng, nhưng việc tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến - bao gồm bánh mì tinh chế, bánh kẹo và thịt chế biến, các loại đồ hộp... có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tăng huyết áp và ung thư.
Ăn nhiều thịt chế biến như xúc xích cũng được cho là làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn có nhiều nguy cơ bị bệnh tim và các vấn đề về tuần hoàn hoặc đái tháo đường.
Trước đây, chế biến và sản xuất thực phẩm theo lối công nghiệp đã bị cáo buộc làm giảm chất lượng và dinh dưỡng của thực phẩm. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng thấp không phải là nguyên nhân gây ung thư. Tác nhân đầu tiên đề cập đến là thủ phạm gây ung thư bao gồm cả các chất trong bao bì thực phẩm.
Một khả năng khác là các hợp chất có khả năng gây ung thư như acrylamide, được sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm công nghiệp.
Những thực phẩm chế biến sẵn luôn bắt mắt và thơm ngon, tuy nhiên sử dụng thường xuyên sẽ tiềm ẩn nhiều hiểm họa đối với sức khỏe.
Các loại thực phẩm nên hạn chế ăn
Khoai tây chiên: món ăn này rất có hại cho sức khỏe nếu bạn ăn quá nhiều. Khoai tây chiên chứa hương nhân tạo, màu nhân tạo và chất bảo quản, đồng thời chứa nhiều chất béo bão hòa, làm giảm lượng cholesterol tốt và làm tăng lượng cholesterol xấu. Điều này có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hơn nữa, khoai tây chiên chứa các loại axit béo gây hại cho cơ thể.
Các loại thịt chế biến sẵn
Gồm các loại đồ ăn như: thịt xông khói, thịt bò khô, xúc xích, lạp xưởng, thịt đóng hộp... Đằng sau hương vị lôi cuốn của những loại thực phẩm này luôn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Xúc xích chứa hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản, buộc gan phải hoạt động nhiều để giải độc cho cơ thể. Thịt xông khói và xúc xích đều là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích nhưng nó chứa hàm lượng cao natri, chất béo bão hòa và nhiều chất bảo quản.
Các loại thịt này thường được bảo quản bằng muối và những chất hóa học để bảo quản trong một thời gian. Tiêu thụ khoảng 50g thịt chế biến sẵn mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng lên tới 18%. Ngoài việc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến hệ tiêu hóa như: ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng thì các loại thịt chế biến sẵn còn là thủ phạm đe dọa sức khỏe của hệ tim mạch như làm tăng đường huyết, tăng nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể, tăng huyết áp...
Mì ăn liền: là món ưa thích của nhiều người nhưng lại rất ít dinh dưỡng. 1 gói mì có thể chứa gần 2.000mg natri, cao hơn 500mg so với mức mà cơ thể cần hấp thụ. Do vậy, sử dụng nhiều mì ăn liền dễ gây tăng huyết áp. Chất béo có trong mì ăn liền có thể là nguyên nhân khiến cơ thể thừa cholesterol.
Nước ngọt có ga: đã đến lúc nên loại bỏ nước ngọt có ga, kể cả loại dành cho người ăn kiêng ra khỏi gian bếp của bạn. Loại đồ uống này không có chút giá trị dinh dưỡng nào, nó còn chứa chất tạo ngọt nhân tạo như aspartame, saccharin và sucralose cũng như liên quan tới chứng đau đầu, trầm cảm và tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.
Một số loại bánh mì: Bánh mì là một trong những loại thực phẩm mà người dùng rất cần chú ý khi đọc thành phần của nó. Người tiêu dùng nên tìm kiếm loại bánh mì nguyên cám hoặc không gluten, không chứa chất phụ gia, chất bảo quản. Nếu nghi ngờ, hãy kiểm tra khu vực thực phẩm đông lạnh. Bởi một số loại bánh mì tốt cho sức khỏe cần phải được đông lạnh do chúng không chứa chất bảo quản.
Bánh ngọt đóng gói: Những chiếc bánh ngọt đựng trong bao bì nilon có vẻ không hỏng trong một thời gian dài thực ra chứa nhiều đường và chất bảo quản, sẽ không có lợi cho sức khỏe.
Lưu ý trong ăn uống cho người bệnh ung thư Bố tôi mới phát hiện mắc ung thư và sắp vào quá trình điều trị. Xin bác sĩ tư vấn người bệnh ung thư cần lưu ý gì trong ăn uống? Trần Vụ (Nam Định) Ảnh minh họa Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cho cơ thể, người bệnh ung thư cần ăn đa dạng các loại thực phẩm,...