GS.Ngô Bảo Châu: SGK Toán không có lỗi

Theo dõi VGT trên

GS.Ngô Bảo Châu: SGK Toán không có lỗi - Hình 1

Chiều 31/8, tại Hội trường Viện trao đổi văn hóa với Pháp (IDECAF- TPHCM), giáo sư Ngô Bảo Châu đã có cuộc giao lưu với bạn trẻ TPHCM. Cuộc giao lưu kéo dài tới 6 giờ tối mà vẫn không dứt. Rất nhiều câu hỏi được gởi đến giáo sư nhưng rất tiếc, giáo sư không có thời gian để trả lời hết.

Trả lời một bạn sinh viên đến từ Đại học Kinh tế TPHCM yêu cầu giáo sư đánh giá về tình hình sách giáo khoa ở Việt Nam hiện nay, giáo sư cho rằng, ông đã từng xem những cuốn sách giáo khoa về Toán hiện nay và nhận thấy những cuốn sách giáo khoa đó được viết khá tốt.

Vì vậy, theo giáo sư, muốn thay đổi cách học Toán thì cần thay đổi ở cách dạy chứ sách giáo khoa toán không có lỗi.

Giáo sư cũng từng xem qua sách giáo khoa và môn sử và băn khoăn: “Tôi cho rằng những người viết sách giáo khoa Sử hình như rất sợ phê bình thì phải. Cuốn sách toàn những con số, số liệu lịch sử mà ít có lời bình luận, đánh giá, liên kết nhau giữa các sự kiện lịch sử. Môn học Sử là môn học hay nếu biết liên hệ, kết nối các tư liệu lịch sử chứ không chỉ bằng các con số khô khan. Lịch sử không có đáp số, trên cơ sở dữ liệu cần có cách đánh giá, nhận xét riêng của mình thì mới tạo được sự hấp dẫn thú vị với người học”.

Trả lời câu hỏi vai trò của trí thức ở đâu trong việc đưa đất nước vươn lên thóat khỏi … Thế giới thứ 3, giáo sư thẳng thắn: “Trí thức không phải dùng trình độ của mình để dạy dỗ, chỉ bảo mà cần dùng những nhận thức, tư duy của mình để chỉ ra những lựa chọn những cái đúng, cái hay giúp cho nhiều người khác thực hiện được sự lựa cho đúng đắn nhất”.

Theo tiền phong

Nỗi niềm giáo viên dạy sử

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, môn sử có ưu thế nhất trong các bộ môn về việc kết hợp dạy chữ với dạy người. Nhưng trên thực tế, nhiều giáo viên phải nghẹn ngào khi chia sẻ về những suy nghĩ lệch lạc mà xã hội đang dành cho môn sử.

Trong khi đó, chất lượng đào tạo thấp càng khiến môn sử đứng trước nguy cơ đánh mất mình...

Cô giáo khóc tức tưởi giữa lớp

Video đang HOT

Một giáo viên trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng đã liên lạc với chúng tôi để tâm sự thêm những "ấm ức" mà chị và các đồng nghiệp dạy sử chịu đựng lâu nay.

Chị nhắc đến một câu chuyện xảy ra sau khi có kết quả kiểm tra học kỳ II ở một lớp 12 do chị dạy. Kỳ thi này toàn tỉnh sử dụng đề chung. Kết quả của học sinh lớp chị sa sút thảm hại so với học kỳ I - chỉ khoảng 1/3 em đạt điểm 5 trở lên.

Lý do là các em chỉ nhăm nhăm học các môn thi đại học khối A hoặc D nên bỏ bẵng môn sử.

"Tôi tỏ ý buồn và có so sánh các em với các bạn ở những trường mà điều kiện học tập không tốt bằng nhưng điểm thi khá cao, có bạn còn được 9,5 điểm. Bỗng ở dưới lớp có tiếng nói vọng lên, "ôi, tụi đó có đầu óc trâu bò mà cô!".

Tuy bất ngờ nhưng tôi vẫn nhẹ nhàng hỏi: "Vậy đầu óc của các em là gì?". Vẫn giọng nói của em học sinh đó, "đầu óc của tụi em là con người mà...". Khoảng 1/3 lớp bật cười thích thú, trong đó có cả những em là cán sự lớp, học lực khá và thường ngày rất ngoan.

Lúc đó, nỗi niềm tủi thân, uất ức cho thân phận nghề nghiệp bùng dậy làm tôi nghẹn ứ, không nói được lời nào, nước mắt trào ra rồi sau đó tôi khóc tức tưởi như bị ai đó đánh đòn đau. Lớp học lặng đi. Một vài em cũng khóc theo cô giáo, cô giáo dạy sử ở Bảo Lộc, Lâm Đồng kể.

Trò chuyện với nhiều giáo viên dạy sử khác không ít người thừa nhận, nói chung học trò thường có phát ngôn gây sốc nhưng các thầy cô đều không chấp, không giận.

Tuy nhiên, đôi khi hành vi, thái độ của các em lại là "giọt nước tràn ly" khiến cho chính các thầy cô mặc cảm tự ti bị xã hội, dư luận học sinh "kỳ thị", coi thường vì là giáo viên "môn phụ".

Nỗi niềm giáo viên dạy sử - Hình 1

GS Phan Huy Lê với các học sinh đoạt giải quốc gia môn Lịch sử năm 2012 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Quý Hiên.

"Mọi người hay nói môn sử là rễ cây, các môn khác là thân, là cành, là lá.v.v... Không có rễ thì cây không sẽ khô cành khô lá. Nhưng "rễ" gì mà một tuần chỉ được dạy 1 tiết! Thi tốt nghiệp năm có năm không.

Năm không thi thì có tiết cũng như không vì học sinh không chịu học", cô Trần Kim Thủy, giảng viên khoa Sử đồng thời là giáo viên trường THPT thực nghiệm (Trường ĐH Thái Nguyên) nói.

Nhưng một giáo viên ở Nghệ An lại cho rằng, nếu thi tốt nghiệp à uôm như hiện nay thì dẫu đưa sử là môn thi bắt buộc cũng chẳng giải quyết vấn đề gì. "Tất nhiên thi sẽ là một động lực thúc đẩy các em học nhưng với điều kiện phải thi cho ra thi", giáo viên này nói.

Vòng luẩn quẩn

Theo nhiều chuyên gia và giáo viên, dù có không ít yếu tố khách quan tác động tới sự hào hứng của học sinh đối với môn sử nhưng về cơ bản giáo viên đóng vai trò quyết định.

Cho dù ở bình diện chung môn sử bị xem nhẹ nhưng trong từng tiết học cụ thể, giáo viên giỏi sẽ khuấy động được không khí lớp học.

"Khi tôi còn làm giáo viên, nhiều học sinh nói rằng tôi đã khiến các em ấy hào hứng khi học môn sử. Về sau này làm cán bộ quản lý, dự giờ ở nhiều nơi tôi nhận thấy, chính giáo viên mới làm cho giờ học thành công hay không" - Bà N.T.T, chuyên viên một Sở GD&ĐT nhận xét.

Nỗi niềm giáo viên dạy sử - Hình 2

Kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2012 tại một điểm thi ở Hà Nội. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Tuy nhiên, phần lớn giáo viên sử hiện nay thiếu tâm huyết lại được đào tạo ở những cơ sở đào tạo không đảm bảo chất lượng khiến tình trạng chán sử trong học sinh thêm trầm trọng.

Thực tế này tạo nên vòng tròn luẩn quẩn. Môn sử kém hấp dẫn nên đầu vào ngành sư phạm sử của các trường ĐH thấp. Do đó chất lượng đầu ra, tức giáo viên không đạt yêu cầu. Điều này lại tác động ngược trở lại vị thế và uy tín của môn sử trong nhà trường, trong xã hội, trong tâm lý học sử của học sinh.

"Người thầy là gốc. Người thầy phải là trung tâm của cuộc cách mạng giáo dục lịch sử", PGS TS Nghiêm Đình Vỳ, Chủ tịch Hội đồng Bộ môn Lịch sử, Bộ GD&ĐT nói.

Tuy nhiên để làm được một cuộc cách mạng trong khâu đào tạo giáo viên sử không đơn giản trong bối cảnh hiện nay. Không chỉ các giáo viên sử có kinh nghiệm chê trình độ thế hệ sinh viên tốt nghiệp sư phạm sử những năm gần đây mà cả các giảng viên ĐH cũng công nhận đầu ra của mình chưa đạt yêu cầu. Trước hết, nguồn tuyển vào ngành sử ngày càng khan hiếm.

"Năm ngoái lần đầu tiên trong lịch sử khoa tôi phải tuyển sinh viên ngành sư phạm (SP) sử bằng điểm sàn của Bộ (14 điểm). Năm nay chỉ chưa đến 299 em đăng ký nguyện vọng vào SP sử trong khi chỉ tiêu là 100. Với xu hướng coi nhẹ môn sử như hiện nay thì không chỉ khoa tôi mà nhiều khoa lịch sử của các trường ĐH khác sẽ đứng trước nguy cơ đóng cửa", một giảng viên trường ĐH Quy Nhơn chia sẻ.

Đầu vào đã thấp, chất lượng đào tạo phần lớn các trường lại có vấn đề. Theo thống kê của PGS TS Ngô Minh Oanh, trường ĐH SP TP HCM, trong số 11 cơ sở đào tạo ngành SP sử lớn nhất hiện nay, chỉ duy nhất khoa Lịch sử trường ĐH SP Hà Nội có phòng bộ môn.

Khoa Sử trường ĐH SP Hà Nội cũng là nơi duy nhất có thư viện, các nơi khác chỉ có tủ sách, thậm chí một số nơi không có gì. Quá nửa trong số này chỉ có 1 - 2 giảng viên có học vị tiến sĩ, thậm chí có nơi không tiến sĩ nào.

Một nghịch lý là đầu vào chất lượng thấp, điều kiện giảng dạy không đảm bảo nhưng nhiều nơi đầu ra lại đạt tỉ lệ sinh viên có bằng giỏi rất cao. Có nơi thậm chí 50% sinh viên ngành SP sử đạt loại giỏi.

"Tôi biết có trường hợp sinh viên SP sử đạt loại giỏi nhưng về trường phổ thông không dạy nổi, trường phải bố trí đi đánh trống trường. Động cơ để các trường rộng rãi trong việc xếp loại sinh viên là để cạnh tranh trong tuyển sinh. Nhưng cách làm này chỉ khiến cho cơ sở đào tạo đánh mất mình, mất uy tín và bị xã hội từ chối", GS TS Đỗ Thanh Bình, trường ĐH SP Hà Nội nhận xét.

Phần lớn giáo viên sử hiện nay thiếu tâm huyết lại được đào tạo ở những cơ sở đào tạo không đảm bảo chất lượng khiến tình trạng chán sử trong học sinh thêm trầm trọng. Thực tế này tạo nên vòng tròn luẩn quẩn. Môn sử kém hấp dẫn nên đầu vào ngành sư phạm sử của các trường ĐH thấp. Do đó chất lượng đầu ra, tức giáo viên không đạt yêu cầu. Điều này lại tác động ngược trở lại vị thế và uy tín của môn sử trong nhà trường, trong xã hội, trong tâm lý học sử của học sinh.

Theo tiền phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sao nam Việt mắc HIV đăng đàn nghi bị hãm hại
10:04:25 05/11/2024
Đoan Trang từng hủy hôn với tình cũ vào phút chót, trước khi lấy chồng Tây
12:53:15 05/11/2024
Độc đạo - Tập 29: Tuyết đau đớn khi biết giới tính thật của Dũng "kính"
09:18:30 05/11/2024
Thân hình gầy gò, thiếu sức sống của Triệu Lộ Tư gây sốc
11:08:39 05/11/2024
Vợ giận bỏ về nhà mẹ đẻ, tôi mượn rượu giải sầu đến khuya, tỉnh dậy thì 'hồn vía lên mây' khi thấy người phụ nữ này đang nằm cạnh
10:20:57 05/11/2024
Trường Giang giảm 11kg: Ngoại hình khác lạ, chỉ ăn khoai lang và trứng
13:04:44 05/11/2024
Khán giả chi hàng chục triệu đồng cho concert "Anh trai" tại Hà Nội
11:16:04 05/11/2024
Bỏ vợ, chồng lao vào mưa để chạy đi giúp nữ đồng nghiệp, nhưng vừa đến nơi đã thấy cảnh tượng kinh hoàng
10:02:58 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cuba chuẩn bị ứng phó bão nhiệt đới Rafael

Thế giới

14:55:19 05/11/2024
Cơ quan này cũng đưa ra cảnh báo tình trạng nước triều dâng nguy hiểm và các cơn sóng gây thiệt hại lớn đối với Quần đảo Cayman, song chưa xác định mức độ ảnh hưởng của cơn bão đến nước Mỹ.

"Chiến thần" mặc đẹp mùa thu đông là Jisoo (BLACKPINK)

Phong cách sao

14:54:30 05/11/2024
Không chỉ sở hữu nhan sắc vạn người mê, gu thời trang của Jisoo còn được xem là sách mẫu mặc đẹp cho phái nữ tham khảo.

Bữa tiệc sinh nhật khốn khổ của ông trùm Diddy bên trong trại giam

Sao âu mỹ

14:23:36 05/11/2024
Là ông trùm thao túng showbiz nhiều thập kỷ, có lẽ Diddy cũng chẳng thể ngờ có ngày bản thân phải đón sinh nhật phía sau song sắt.

G-Dragon bị "ném đá"

Nhạc quốc tế

13:51:44 05/11/2024
Vừa qua, G-Dragon tái xuất làng nhạc với single Power. Phải chờ hơn nửa thập kỷ, fan mới có thể được nghe nhạc mới của G-Dragon, sự kiện này gây chấn động châu Á.

Bức ảnh khoe lưng trần của cô dâu khiến tất cả phải hốt hoảng

Netizen

13:51:06 05/11/2024
Mới đây trên mạng xã hội chia sẻ nhiều hình ảnh một cô dâu trong một tiệm váy cưới, gây chú ý vì ngoại hình. Theo đó, khoác lên mình thiết kế váy cưới cúp ngực cô nàng để lộ tấm lưng, bờ vai và đôi tay cơ bắp lực lưỡng.

Giữa lúc Kỳ Duyên gặp sóng gió tại Miss Universe, Thiên Ân gây hoang mang vì 1 bài đăng

Sao việt

13:42:11 05/11/2024
Sau khi đường ai nấy đi với Minh Triệu, Hoa hậu Kỳ Duyên và Đoàn Thiên Ân được cho là đang có mối quan hệ đặc biệt.

Khuyên chân thành: 7 cách thiết kế nhà giúp sống chung với bố mẹ chồng vui vẻ, hòa thuận

Sáng tạo

13:34:07 05/11/2024
Nhà tôi có 7 thiết kế thân thiện với bố mẹ già, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung lại giúp cuộc sống trở nên vui vẻ, dễ dàng.

Lisa bị miệt thị "hư hỏng" vì hở bạo chưa từng thấy, 1 sao nhí phản ứng bất ngờ

Sao châu á

13:24:06 05/11/2024
Hành động của Lil Tay nhận được nhiều sự ủng hộ của cư dân mạng. Đa số đều cho rằng trang phục của Lisa phù hợp với show diễn nội y, và nữ idol không xứng bị mạt sát như vậy.

Giúp da khỏe đẹp với thực phẩm giàu flavonoid

Làm đẹp

13:19:50 05/11/2024
Cách sử dụng tốt nhất để đảm bảo hấp thụ đủ lượng flavonoid là ăn nhiều trái cây tươi, rau quả tươi hàng ngày. Nếu chế biến qua nhiều công đoạn thì hàm lượng flavonoid có thể bị giảm đi.

"Cô gái xấu xí" Minh Khuê nói lý do hiếm hoi nhận lời đóng cảnh nóng 18+

Hậu trường phim

13:07:12 05/11/2024
Trước đây, Minh Khuê từng chia sẻ rất ngại đóng cảnh nóng, thậm chí, cô sẵn sàng từ chối nếu biết vai diễn có những cảnh thân mật về thể xác.

Bị đau đầu uống trà gừng được không?

Sức khỏe

13:05:39 05/11/2024
Uống trà gừng ấm vào buổi tối trước khi ngủ sẽ góp phần làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn... hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu và giúp ngủ ngon hơn.